Kiến của hộ dân về công tác kiểm tra giám sát vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 108 - 110)

Nội dung Số lượng (hộ) Tỉ lệ ( %)

Thủ tục kiểm tra 90 100

+ Phức tạp 57 63,33

+ Đơn giản 33 36,67

Tần suất kiểm tra 90 100

+ Nhiều 23 25,56

+ Bình thường 59 65,56

+ ít 8 8,89

Nguồn: Điều tra hộ dân (2017)

Qua điều tra cho thấy phần lớn số hộ cho rằng thủ tục kiểm tra phức tạp, với tần suất bình thường. Quá trình cho vay vốn thường không được lên kế hoạch một cách cụ thể nên người dân gặp khó khăn trong q trình triển khai giám sát q trình thực hiện. Thêm vào đó là việc người dân thường khơng

quan tâm và tham gia vào các cuộc họp đánh giá q trình thực thi chính sách chính vì vậy họ cũng khơng thể sát sao trong q trình giám sát. Nhưng bên cạnh đó chính quyền địa phương lại thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn cho nguời dân cũng như cho các tổ trưởng tổ vay vốn về những lợi ích và trách nhiệm của mỗi người trong quá trình thực thi chính sách để người dân có thể tự xem xét đánh giá q trình thực thi chính sách cũng như các cán bộ thực thi. Từ đó có thể đưa ra những nhận định của mình.

Nói chung việc kiểm tra giám sát tình hình thực thi chính sách ở địa phương vẫn chưa được chú trọng, chủ yếu vẫn mang tính hình thức. Chưa đi sâu vào thực trạng thực hiện ở cơ sở, hiệu quả thực hiện công tác này chưa cao.

Chính quyền địa phương cùng với NHCSXH cần đẩy mạnh hơn nữa trong việc thanh tra, giám sát thực hiện kế hoạch. Cùng với đó cơng tác lập kế hoạch cũng cần được điều chỉnh lại, lập kế hoạch riêng không lồng ghép với kế hoạch của các ban nghành khác để dễ dành trong quá trình thực hiện cũng như công tác kiểm tra, giám sát. Kế hoạch phải được công bố để người dân tiện theo dõi, giám sát.

4.2. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO Ở HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO Ở HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG 4.2.1. Các yếu tố từ phía hộ nghèo

4.2.1.1. Điều kiện kinh tế của hộ

Điều kiện kinh tế của chủ hộ có ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ. Thơng thường những hộ có kinh tế khá hơn thì họ có tài sản giá trị thế chấp để dễ dàng vay vốn. Thường những hộ này cũng có kế hoạch sản xuất kinh doanh rõ ràng và có hiệu quả nên họ cũng có khả năng trả nợ tốt hơn so với những hộ khó khăn. Trong khi đó tổ chức tín dụng thường đánh giá và ưu tiên cho những hộ có khả năng thanh tốn được vay vốn từ tổ chức tín dụng. Chính vì thế, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các hộ này dễ dàng hơn so với các nhóm hộ trung bình và những hộ khó khăn.

Qua điều tra cho thấy các hộ có thu nhập khá và trung bình có khả năng tiếp cận với nguồn tín dụng cao hơn và ngược lại. Nhu cầu vay vốn từ các hộ có thu nhập khá và trung bình cũng cao hơn đáng kể so với nhu cầu vay vốn của các hộ khó khăn. Trong khi nhu cầu vay vốn của hộ có thu nhập khá là 50 triệu đồng/hộ thì nhu cầu của các hộ có thu nhập trung bình là 40 triệu đồng/hộ, nhưng

nhu cầu vay vốn của hộ khó khăn chỉ là 30 triệu đồng/hộ. Điều này có thể là do các hộ nghèo sợ vay vốn với lượng lớn sẽ khơng có khả năng để trả nợ. Lượng vốn vay được của hộ khó khăn cũng chỉ đạt mức 21.5 triệu đồng/hộ, trong khi đó của hộ có thu nhập khá là 41.5 triệu đồng và của hộ trung bình là 30.2 triệu đồng/hộ. Như vậy có thể thấy rằng điều kiện kinh tế của hộ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ở khía cạnh lượng vốn vay được từ tổ chức tín trên địa bàn huyện Yên Thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 108 - 110)