Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 116)

dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Yên Thế

4.3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp đối với chính sách tín dụng đối với hộ nghèo

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, trong thời gian tới, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó, các cấp uỷ đảng, chính quyền đóng vai trò then chốt trong lãnh đạo, chỉ đạo. Cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Một là, các cấp uỷ đảng, chính quyền cần khẩn trương xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo; thường xuyên kiểm tra, giám sát, định kỳ 6 tháng, hàng năm có sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị để kịp thời xử lý khi cần thiết.

Hai là, làm tốt công tác quán triệt, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng; công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước để các cấp uỷ đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu được vị trí, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Các cấp uỷ đảng cần tăng cường chỉ đạo các cơ quan truyền thông xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về tín dụng chính sách xã hội. Nội dung quán triệt, tuyên truyền cần thiết thực, tập trung vào các chính sách tín dụng xã hội, đối tượng vay vốn, điều kiện vay vốn, lợi ích khi tham gia, hướng dẫn cách thức sử dụng nguồn vốn tín dụng có hiệu quả; nêu gương, nhân rộng các mô hình, cá nhân sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này…

Ba là, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tín dụng chính sách theo hướng ổn định, có tính dự báo. Nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách: tạo lập nguồn vốn, trong đó chú ý tới chính sách sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp vào nguồn vốn tín dụng chính sách; quy định rõ đối tượng vay vốn, lãi suất ưu đãi; các quy định về

thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nguồn vốn; quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ tín dụng, của các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác…

Bốn là, huy động, cân đối đủ nguồn lực đáp ứng nhu cầu thực tế. Ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình, dự án tín dụng chính sách xã hội. Kịp thời cấp bổ sung vốn điều lệ cho NHCSXH, cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý và quyết toán thực tế; tạo điều kiện và cơ chế để NHCSXH tiếp cận được với các nguồn vốn nhân đạo, vốn ODA, các nguồn vốn vay có thời hạn dài, lãi suất thấp và các nguồn lực xã hội khác.

Năm là, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của NHCSXH. Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp phải thường xuyên, sâu sát trong lãnh đạo thực hiện công tác tín dụng chính sách xã hội; chủ động tham mưu cho các cấp uỷ đảng, chính quyền trong thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW. Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền các cấp và các cơ quan có liên quan; thường xuyên thanh, kiểm tra, giám sát việc thực hiện, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực này. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, chăm lo đời sống, đãi ngộ xứng đáng cho đội ngũ cán bộ NHCSXH, cán bộ làm công tác tín dụng chính sách tại các tổ chức đoàn thể nhận uỷ thác.

Việc thực hiện thành công Chỉ thị số 40-CT/TW cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và của người dân, trong đó vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng giữ vị trí quan trọng, then chốt. Kết quả thực hiện Chỉ thị này sẽ một lần nữa khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói chung và tính nhân văn sâu sắc của tín dụng chính sách xã hội nói riêng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra. Để từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần hoàn thành mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, trung tuần tháng 2 vừa qua, UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu UBND các địa phương cần quan tâm hàng năm dành một phần ngân sách địa phương, ủy thác cho NHCSXH để giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập để cải thiện đời sống, góp phần giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, UBND huyện tập trung chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn chủ động điều chỉnh, bổ sung, cung cấp kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm cơ sở vay vốn NHCSXH. Đồng thời quan tâm chỉ đạo các ngành liên quan thực hiện các giải pháp kết hợp chặt chẽ hoạt động tín dụng của NHCSXH với việc hướng dẫn tổ chức sản xuất, phối hợp công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng-vật nuôi, hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn kiến thức làm ăn cũng như cách thức sử dụng vốn vay đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Các địa phương cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động của NHCSXH, phải coi NHCSXH là công cụ giảm nghèo, chỉ đạo các ban ngành liên quan phối hợp với NHCSXH tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, lãi tồn đọng, kiên quyết xử lý hộ vay có khả năng trả nợ nhưng cố tình chây ỳ, trốn tránh nghĩa vụ, tránh làm thất thoát vốn của Nhà nước và tạo nguồn vốn cho vay quay vòng. Đối với các xã có nợ quá hạn từ 1% trở lên, UBND xã tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của tổ thu nợ khó đòi, phân tích nguyên nhân thực trạng và có biện pháp xử lý thích hợp.

Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng yêu cầu các tổ chức hội, đoàn thể tăng cường củng cố kiện toàn hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ hội, đoàn thể và ban quản lý tổ. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát ở cơ sở, quản lý vốn vay, phối hợp cho vay, thu nợ, thu lãi và xử lý nợ tồn đọng. Đối với các thành viên Ban đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH, các hội, đoàn thể cần thực hiện tốt chương trình kiểm tra, giám sát được phân công, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của NHCSXH. Từ đó, tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh khai thác các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đảm bảo hoạt động cho vay đúng đối tượng và mang lại hiệu quả tốt nhất...

4.3.2.2. Giải pháp về công tác tuyên truyền

Công tác thông tin về tín dụng đối với hộ nghèo còn hạn chế, kênh chuyển tải thông tin còn chưa nhiều, hình thức thông tin chưa đa dạng và phong phú. Đề nghị: Cần tăng cường phổ biến chính sách đến các cán bộ cơ sở, làm cho họ nắm vững được nội dung và định hướng trong các văn bản, có như vậy thì khi triển khai chính sách đến người dân mới được dễ dàng tạo niềm tin cho dân. Ngoài ra cán bộ cơ sở cũng cần chủ động sáng tạo trong quá trình thực thi chính sách không quá phụ thuộc vào cấp trên. Cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền

tới người dân, cải tạo hệ thống loa phát thanh của địa phương, để kịp thời và nhanh chóng đưa những thông tin về chính sách đến được với người dân.

Mở thêm nhiều lớp tập huấn cho cán bộ nâng cao năng lực cho cán bộ để hoạt động thực thi đạt hiệu quả cao hơn. Các tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác thường xuyên mở các lớp tập huấn cho vay vốn đối với tất cả các hộ nghèo trên địa bàn mình hoạt động. Niêm yết công khai các văn bản tại các trụ sở, các trung tâm dân cư, văn hoá từ huyện đến xã.

Thông qua tiếp xúc cử tri của Đại biểu Hội đồng nhân dân, các buổi họp với dân của các tổ chức chính trị xã hội; cấp uỷ và thôn trưởng để thông báo những chính sách tín dụng, hoạt động của NHCSXH tại địa phương, thông tin khác liên quan đến quá trình vay vốn, những địa chỉ liên hệ, số điện thoại để xin chỉ dẫn…

Trong quá trình phát sổ nghèo, ban XĐGN, các thôn trưởng cần nói qua cho hộ nghèo biết các chính sách ưu đãi được hưởng đã ghi ngay tại sổ. Đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách tín dụng, những thông tin, địa chỉ liên hệ cần thiết được giải đáp. Thiếu kinh phí là một vấn đề rất quan trọng trong hoạt động này chính vì thiếu kinh phí mà hoạt động tuyên truyền chưa thực sự hiệu quả. Chính vì vậy đề nghị cấp trên đặc biệt là ngân hàng chính sách xã hội xem xét tăng cường thêm kinh phí cho hoạt động tuyên truyền chính sách. Hỗ trợ thêm kinh phí cho các cán bộ thực thi chính sách để họ chuyên tâm hơn trong công việc của mình, hỗ trợ tiền viết tin bài cho các cán bộ phụ trách để họ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ.

4.3.2.3. Giải pháp về công tác tổ chức thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo

a. Hoàn thiện quy trình, thủ tục cho vay

Quy trình thủ tục cho vay hộ nghèo được cải thiện theo hướng phù hợp, tiện ích đối với hộ nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn tín dụng, tuy nhiên hộ nghèo trong quá trình vay vốn vẫn gặp những khó khăn như thông tin về tín dụng; họp bình xét khó khăn; không biết thủ tục vay vốn; lấy xác nhận của đoàn thể, chính quyền địa phương nên thời gian làm thủ tục lâu; đi lại nhiều lần.

* Công tác thông tin về tín dụng đối với hộ nghèo còn hạn chế, kênh chuyển tải thông tin còn chưa nhiều, hình thức thông tin chưa đa dạng và phong phú, đề nghị:

+ Tăng cường hình thức tiếp cận tín dụng của hộ qua các phương tiện thông tin đại chúng như việc mở rộng vùng hoạt động của đài phát thanh, bưu điện văn hoá xã, thị trấn trong toàn huyện. Thường xuyên có những tin, bài phóng sự về NHCSXH để hộ nghèo nhanh chóng nắm bắt thông tin.

+ Các tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác thường xuyên mở các lớp tập huấn cho vay vốn đối với tất cả các hộ nghèo trên địa bàn mình hoạt động.

+ Niêm yết công khai các văn bản tại các trụ sở, các trung tâm dân cư, văn hoá từ huyện đến xã.

+ Thông qua tiếp xúc cử tri của Đại biểu Hội đồng nhân dân, các buổi họp với dân của các tổ chức chính trị xã hội; cấp uỷ và thôn trưởng để thông báo những chính sách tín dụng, hoạt động của NHCSXH tại địa phương, thông tin khác liên quan đến quá trình vay vốn, những địa chỉ liên hệ, số điện thoại để xin chỉ dẫn…

+ Trong quá trình phát sổ nghèo, ban XĐGN, các thôn trưởng cần nói qua cho hộ nghèo biết các chính sách ưu đãi được hưởng đã ghi ngay tại sổ. Đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách tín dụng, những thông tin, địa chỉ liên hệ cần thiết được giải đáp.

+ Nâng tần suất hoạt động của NHCSXH tại các điểm giao dịch tại xã từ 1 tháng/lần lên thành 2-3 tháng/lần.

* Nhiều hộ nghèo không biết thủ tục vay vốn, đề nghị NHCSXH tập huấn cho các tổ chức chính trị xã hội tốt hơn với nội dung ngắn gọn súc tích gắn với thực hành; đề nghị các tổ chức chính trị xã hội tập huấn đối với các hộ nghèo thật kỹ, ngắn gọn và cô đọng, nhiệt tình giải đáp những thắc mắc để hộ nghèo hiểu được thủ tục rõ nhất.

* Về việc lấy xác nhận của chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác còn gặp khó khăn là do:

- Thủ tục hành chính còn rườm rà, kéo dài thời gian luân chuyển và xử lý hồ sơ. Đề nghị đơn giản các khâu trong quy trình luân chuyển và xử lý hồ sơ; phân công trách nhiệm rõ ràng, các cán bộ chuyên trách khi đi công tác hay đi vắng thì phải có người kế nhiệm nhận bàn giao. Đồng thời phải xử lý được hồ sơ cho vay khi luân chuyển tới.

Đề nghị không ngừng giáo dục tư tưởng cho cán bộ phục vụ trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo tại UBND các xã thấy được vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc giúp đỡ hộ nghèo vay vốn; lấy hộp thư góp ý và có hình hình xử lý đối với những ai gây khó khăn.

b. Nâng mức cho vay tối đa

Qua giám sát có một mô hình tín dụng ưu đãi cho người nghèo rất hay ở Lâm Đồng là cho vay có mục tiêu, có sản phẩm đầu ra. Khi các hộ nghèo vay một khoản tín dụng và đăng ký trong một thời gian là một số năm nhất định sẽ thoát khỏi hoàn cảnh nghèo và làm giàu. Đây là một mô hình rất tốt, nên triển khai rộng rãi. Bài toán đặt ra là nguồn lực để thực hiện. Chúng ta phải tập trung các nguồn lực phục vụ mục tiêu giảm nghèo để huy động vốn, ủy thác vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để phân bổ nguồn vốn đúng trọng tâm, trọng điểm, nâng mức vay và thời hạn cho vay.

Tăng cường nguồn lực cho tín dụng ưu đãi thì phải nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Chính sách xã hội, trên cơ sở đó tập trung nguồn lực vào các đối tượng trọng tâm như đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Một điểm đáng chú ý là, suốt 12 năm qua, nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội chủ yếu sử dụng ngân sách trung ương. Nguồn vốn của ngân sách địa phương chiếm tỷ lệ rất thấp, khoảng hơn 2% tổng vốn. Để giảm nghèo bền vững, cần tập trung nguồn lực giảm nghèo vào các nhiệm vụ trọng tâm, tránh dàn trải, manh mún. Thứ hai, cần điều chỉnh mức vay, lãi suất, thời hạn vay theo hướng nên giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội chủ động linh hoạt điều chỉnh mức vay, lãi suất và thời hạn vay theo thời điểm, theo ngành nghề, theo vùng miền để giải quyết khó khăn người dân. Thứ ba, cần gắn kết việc cho vay vốn với chuyển giao khoa học kỹ thuật, phương thức sản xuất để người nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo; coi người nghèo là đối tác của chính sách giảm nghèo, chứ không phải là đối tượng hưởng chính sách một cách thụ động. Thứ tư, cần phải liên kết sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ hàng hóa. Chuyển từ phương thức sản xuất tự cung tự cấp sang phương thức sản xuất hàng hóa thì mới góp phần giảm nghèo bền vững.

Cần phải nâng cao mức cho vay đối với hộ nghèo vì hiện nay mức cho vay của NHCSXH đối với hộ nghèo còn quá thấp chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn vay của hộ chủ yếu là do nguồn vốn cho vay thiếu, số hộ nghèo đông, đặc

biệt là tình trạng cho vay sai đối tượng. Với phương thức phân bổ nguồn vốn cho vay thì với mức cho vay tối đa theo quy định trong khi số lượng hộ đề nghị vay nhiều làm mức vốn cho vay thường rất thấp. Để nâng cao mức vốn cho vay cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 116)