Năm 2015 đã trôi qua với những cuộc cạnh tranh đầy mầu sắc giữa các nhà cung cấp trên thị trường viễn thông. Không chỉ còn là những dịch vụ với bản chất giống nhau, nhưng mang tên khác nhau, năm 2015 đã chứng kiến những sự bứt phá, những định hướng mới, tạo nên con đường đi riêng của các nhà mạng trong bối cảnh thị trường viễn thông trong nước đã bão hòa. Tuy nhiên Viettel, Vinaphone, Mobifone đã có những chiến lược kinh doanh như tung ra các
chương trình khuyến mại nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Những cuộc giành giật khách hàng như thế chưa tạo nên sự vượt trội căn bản số lượng thuê bao và thị phần đối với công ty của mình. Mà vấn đề thu hút khách hàng chính là cơ chế chăm sóc khách hàng của công ty.
Mọi chiến lược phát triển luôn phải gắn liền, kết hợp hài hòa 3 nhóm lợi ích cơ bản là Xã hội, khách hàng và doanh nghiệp;
Luôn quan tâm đến mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống cán bộ công nhân viên thông qua các dịch vụ BCVT, CNTT, thúc đẩy phát triển kinh tế của doanh nghiệp;
Luôn xác định rõ công tác chăm sóc khách hàng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị cũng như công tác SXKD được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông giao;
Như chúng ta thấy, thị trường dịch vụ BCVT là một thị trường có tính cạnh tranh quyết liệt, việc cạnh tranh là quy luật tất yếu của phát triển, tuy nhiên, cạnh tranh như thế nào là phù hợp khuôn khổ pháp luật cũng như đạo đức kinh doanh đó đang là điều cần hướng đến. Việc san sẻ nhiệm vụ công ích, xã hội cũng cần được xem xét đối với các doanh nghiệp. Việc những doanh nghiệp mới chỉ tập trung ở những địa bàn trung tâm, mầu mỡ, còn những lĩnh vực khó khăn như đầu tư phát triển cho vùng xâu vùng xa, nông thôn miền núi lại dồn lên vai doanh nghiệp nhà nước. Từ những thực tế như trên, chúng tôi kiến nghị cần có những nghiên cứu, đánh giá từ thực tiễn để có những quy định cụ thể hơn về cạnh tranh lành mạnh.
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU