Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp: Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố đầu vào quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ SACN. Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật tại các địa điểm của Foseca Việt Nam khá đầy đủ, đáp ứng tốt cho việc phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng. Địa điểm bếp của Foseca Việt Nam đa phần được đặt trực tiếp trong diện tích nhà ăn của phía đơn vị khách hàng. Với trang thiết bị được lắp đặt phù hợp đủ về chất lượng cũng như số lượng nhằm đảm bảo được công suất sản xuất đáp ứng nhu cầu sử dụng từ phía khách hàng.
nhân tố con người từ khâu chế biến sản phẩm đến quá trình cung cấp dịch vụ như tay nghề của nhân viên bếp để tạo ra được món ăn ngon, hợp khẩu vị với khách hàng; quá trình phục vụ của đội ngũ nhân viên có đem lại sự hài lòng cho khách hàng hay không. Dù cơ sở vật chất có tốt đến đâu, có hiện đại mà trình độ phục vụ của nhân viên kém thì chất lượng dịch vụ cũng không thể được đánh giá là tốt.
Công tác quản lý chất lượng sản phẩm: Công tác quản lý chất lượng sản phẩm phải được các nhà lãnh đạo cấp cao thảo luận và soạn thảo thành các quy trình cụ thể và đưa xuống các bộ phận để đào tạo. Chỉ cần một mắt xích trong quy trình chế biến thực phẩm gặp sai sót thì đều có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ.
Quy trình tổ chức dịch vụ SACN: Để khách hàng có thể tiêu dùng một dịch vụ SACN có chất lượng cao thì việc sắp xếp, tổ chức bữa ăn công nghiệp là rất quan trọng. Công tác tổ chức được các nhà quản lý của công ty phối hợp cùng với ban lãnh đạo phía khách hàng xây dựng lên trình tự, hàng nối, sơ đồ cho nhân viên của mình, nhằm giúp cho khách hàng hiểu được những quy định cần thực hiện trong nhà ăn đảm bảo việc đưa sản phẩm suất ăn đến tay khách hàng được nhanh chóng, đầy đủ chả khác gì phần lý luận cả.
4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ SUẤT ĂN CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH FOSECA VIỆT NAM 4.4.1. Định hướng phát triển công ty đến năm 2020
Sau khi phát triển mạnh mẽ tại miền Bắc, đặc biệt ở tỉnh Bắc Ninh; Foseca Việt Nam đang trên con đường trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ suất ăn công nghiệp tại Việt Nam.
Về mục tiêu trước mắt, Foseca Việt Nam tiếp tục củng cố và phát triển ngành dịch vụ suất ăn công nghiệp, đa dạng hóa thực đơn, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng tối đa sự hài lòng của khách hàng, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Về mục tiêu chiến lược đến năm 2020, Foseca Việt Nam mở rộng thị trường ra các tỉnh thành phía Bắc, và phía Nam; mở rộng đối tượng khách hàng như cung cấp dịch vụ suất ăn công nghiệp tại các trung tâm thương mại lớn; mục tiêu tăng trưởng đến năm 2020 tăng số lượng suất ăn phục vụ lên 300.000 suất ăn/ ngày, doanh thu tăng 50-60% so với năm 2016.
Xây dựng, đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp; đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; đáp ứng thỏa mãn tối đa nhu cầu và mong muốn của khách hàng; đổi mới công tác quản lý nhằm đặt được sự phát triển bền vững và hiệu quả trong kinh dooanh; nhằm tiếp cận đến những khách hàng lớn đến từ các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc...
4.4.2. Đánh giá chung chất lượng dịch vụ suất ăn công nghiệp của công ty Foseca Việt Nam Foseca Việt Nam
a. Kết quả đạt được
Công ty TNHH Foseca Việt Nam đã trải qua hơn 9 năm phát triển cùng với các khách hàng lớn như tập đoàn SamSung, tập đoàn Lotte… nên có rất nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về dịch vụ SACN. Quá trình cung cấp dịch vụ của Foseca Việt Nam đã đạt được một số ưu điểm sau:
Cơ sở vật chất: Cơ sở cung cấp dịch vụ được đặt tại nhà ăn của khách hàng, với cơ sở hạ tầng rộng rãi, sạch sẽ. Hệ thống thông gió, hệ thống thoát nước, hệ thống điện.. được xây dựng và đảm bảo tiêu chuẩn của bộ y tế về bếp ăn công nghiệp.
Về vệ sinh: Đây là chỉ tiêu được khách hàng đánh giá cao nhất. Foseca Việt Nam luôn chú trọng, quan tâm làm tốt công tác vệ sinh trong ăn uống, thể hiện ở cả vệ sinh phòng ăn, trang thiết bị dụng cụ lẫn vệ sinh an toàn thực phẩm. Các dụng cụ ăn uống như đĩa, bát, cốc, khay …luôn được rửa sạch và sấy khô trước khi được cất vào nơi quy định.
Tác phong phục vụ của nhân viên: Foseca Việt Nam có một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhanh nhẹn, luôn cống hiến hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Thực đơn: Với sự hình thành và phát triển trong một thời gian dài, Foseca đã xây được một ngân hàng thực đơn với đầy đủ các món ăn từ các vùng miền khác nhau.
Quy trình cung ứng khoa học, đảm bảo ATVSTP: Foseca Việt Nam đã xây dựng được quy trình cung ứng dịch vụ theo tiêu chuẩn và áp dụng một cách thống nhất từ trên xuống dưới nhằm hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra.Foseca Việt Nam đã làm tốt công tác giám sát quy trình cung ứng dịch vụ, từ khâu tuyển chọn nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào đến quá trình phục vụ khách hàng. Ban giám đốc doanh nghiệp đã trực tiếp tham gia vào quá trình
giám sát nên việc những nhân viên làm sai quy trình là rất ít.
b. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đặt được, chất lượng dịch vụ SACN của Foseca Việt Nam vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục. Đó là:
Về trình độ đội ngũ nhân viên: Trình độ nhân viên của công ty còn hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao, đa số các nhân viên có thái độ làm việc chưa tốt. Hạn chế trong kỹ năng giao tiếp gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
Về thực đơn: Sự đa dạng của các món ăn dù đáp ứng được nhu cầu từ phía khách hàng, xong hương vị, màu sắc của món ăn chưa đáp ứng được.
c. Nguyên nhân hạn chế
Nguyên nhân khách quan: Khách hàng sử dụng trực tiếp thực phẩm đến từng nhiều miền quê khác nhau, điều này tác động không nhỏ đến việc đánh giá chất lượng của các món ăn, nó phụ thuộc vào khẩu vị của từng người, từng vùng miền.
Khách hàng chủ yếu là những người lao động có trình độ văn hóa, học vấn thấp, nên trong quá trình phục vụ cũng có những nhận thức khách nhau về đặc thù của ngành dịch vụ SACN.
Bên cạnh việc đào tạo tốt về trình độ chuyên môn thì nhân viên của Foseca chưa được đào tạo về các kỹ năng mền trong công việc. Với khối lượng công việc lớn, và những áp lực công việc cao diễn ra trong thời gian ngắn tác động trực tiếp tới thái độ phục vụ của nhân viên.
4.4.3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ suất ăn công nghiệp của công ty TNHH Foseca Việt Nam công ty TNHH Foseca Việt Nam
4.4.3.1. Nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên
Trong lĩnh vực dịch vụ suất ăn công nghiệp, bản chất của ngành là dịch vụ, Do vậy, yếu tố con người rất quan trọng. Con người ở đây là đội ngũ nhân viên. Trong quá trình phục vụ khách hàng, các yếu tố: thời gian, thái độ nhân viên, kỹ năng phục vụ… có ảnh hưởng rất lớn tới việc cảm nhận của khách hàng. Khách hàng mua sản phẩm của nhà hàng là để sử dụng và nhận được sự phục vụ. Khách hàng thường nhìn vào cách phục vụ của nhân viên phục vụ để cảm nhận về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.
dịch vụ cho sản phẩm. Khách hàng sẽ cảm nhận được chất lượng dịch vụ tốt từ những nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có thái độ tốt với khách hàng. Do vậy cần phải nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức, thái độ phục vụ tốt với khách hàng.
Với nhân viên bếp trưởng
Chất lượng món ăn là yếu tố quan trọng đầu tiên để tạo nên chất lượng dịch vụ. Nhân viên bếp trưởng là người chịu trách nhiệm về chất lượng của món ăn. Để món ăn được khách hàng đánh giá cao thì nó phải đạt được:
- Đảm bảo vệ sinh. - Đảm bảo dinh dưỡng.
- Ngon
- Hình thức đẹp.
- Phù hợp với khẩu vị của khách hàng.
- Thường xuyên có sự thay đổi mới lạ tạo nên sự khác biệt tránh đơn điệu. Giao cho bộ phận bếp đảm nhận việc kiểm tra nguyên liệu nhập vào và việc bảo quản nguyên liệu để họ có thể lựa chọn được nguyên liệu đầu vào đảm bảo nhất.
Đối với nhân viên bếp phụ
Nhân viên bếp phụ không trực tiếp tạo ra món ăn nhưng có ảnh hưởng rất lớn tới sự cảm nhận của khách hàng. Nhân viên bếp phụ không những là người phụ trách sơ chế thực phẩm sống mà còn đảm nhận nhiện vụ chia đồ ăn cho khách hàng, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên những đánh giá của khách hàng thường tập chung vào cách phục vụ của họ:
- Hướng dẫn nhân viên thực hiện đúng quy định về trang phục
- Hướng dẫn chia đồ theo đúng định lượng quy định, tác phong làm việc nhanh.
- Nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân và kỹ năng làm việc của bản thân, nêu cao tinh thần tự giác học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh.
4.4.3.2. Nâng cao chất lượng thực đơn
Chất lượng của món ăn phụ thuộc vào người đầu bếp, để có được những món ăn ngon phải có những người đầu bếp tài hoa được đào tạo không chỉ qua trường lớp mà phải rèn luyện thực tế.
Dựa vào đặc điểm thời tiết, mức độ lao động của khách hàng, mật độ giới tính để lựa chọn thực đơn phù hợp.
Lựa chọn các hương vị để chế biến phải phù hợp với từng địa điểm riêng, không chế biến các món đặc trưng theo từng vùng, các món ăn là những thực phẩm gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người.
4.4.3.4. Tìm kiếm thêm nguồn cung cấp thực phẩm an toàn
Với nguồn tiêu thụ thực phẩm lớn, công ty cần tìm thêm nhiều nhà cung cấp thực phẩm để đảm bảo nguồn thực phẩm chất lượng, giá thành rẻ, làm tăng tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp hiện tại để giảm giá thành thực phẩm.
Liên kết hợp tác cùng các hợp tác xã phát triển nông nghiệp để cùng hợp tác, điều này giúp công ty có nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng, nhận được nhiều sự ưu đãi từ các chính sách của nhà nước. Liên kết với hợp tác xã có 2 dạng:
- Thu mua nông sản từ các hợp tác xã.
- Đầu tư vào các hợp tác xã, sử dụng nhân lực của hợp tác xã ,sử dụng diện tích đất nông nghiệp, hỗ trợ đào tạo kỹ thuật để trồng rau, củ quả, phục vụ cho sản xuất.
4.4.3.5. Tăng cường công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm
Yếu tố ATVSTP luôn là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nói chung, ngành suất ăn công nghiệp nói riêng. Mất vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ dẫn đến nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm hoàng loạt ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người lao động; đến quá trình hoạt động sản xuất của đơn vị khách hàng; và ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường. Nguyên nhân xảy ra ngộ độc thực phẩm đến từ nhiêu nguyên nhân khác nhau, lẫn nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Chính vì thế việc tăng cường công tác quản lý ATVSTP luôn luôn cần được cải tiến, thay đổi, siết chặt theo từng thời gian, không gian cụ thể nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Ngành kinh doanh dịch vụ suất ăn công nghiệp trên thế giới nói chung và kinh doanh dịch vụ suất ăn công nghiệp ở Việt Nam nói riêng đang đứng trước những thách thức lớn và sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, đòi hỏi các nhà kinh doanh dịch vụ phải chuyển đổi hướng từ số lượng giá cả sang chất lượng. Dịch vụ suất ăn công nghiệp là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, nhà máy; ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động. Chất lượng suất ăn công nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố bên trong, đến các yếu tố bên ngoài, đặc biệt với thị trường thực phẩm dối loạn như hiện này, việc đảm bảo an toàn thực phẩm luôn được đặt trong tình trạng chú ý cao. Chính vì vậy, chất lượng dịch vụ suất ăn công nghiệp luôn dành được sự quan tâm đặc biệt từ phía khách hàng.
Nghiên cứu chất lượng dịch vụ suất ăn công nghiệp tại công ty TNHH Foseca Việt Nam đã chỉ ra các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ suất ăn công nghiệp, bên cạnh đó cho thấy chất lượng phục vụ suất ăn công nghiệp của công ty Foseca Việt Nam đạt được những kết quả tốt như vệ sinh, vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở vật chất, trang thiết bị… song vẫn còn những hạn chế nhất định như chất lượng đội ngũ nhân viên, thực đơn, giá thành .... nhưng công ty đã và đang cố gắng hoàn thiện, đồng thời phát huy những mặt mạnh của mình để vươn lên cạnh tranh với các cơ sở khác trong lĩnh vực cung cấp suất ăn công nghiệp.
Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng SACN, công ty cần áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng thực đơn bằng các phương pháp chế biến, sử dụng các loại gia vị phù hợp để tăng hương vị của món ăn; nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự bằng những khóa học đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn cho nhân viện; tìm kiếm thêm nhiều nguồn cung cấp thực phẩm an toàn từ các hợp tác xã nông nghiệp hay các nhà cung cấp thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.
5.2. KIẾN NGHỊ 5.2.1. Nhà nước 5.2.1. Nhà nước
- Ban hành những chính sách khuyến khích doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tạo ra sân chơi lành mạnh cho các doanh nghiệp.
- Hỗ trợ doanh nghiệp về lãi suất tín dụng cũng như các điều kiện vay vốn cho doanh nghiệp nói chung và với công ty Foseca Việt Nam nói riêng,.
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin và dự báo thị trường.
- Cần xây dựng chiến lược phát triển kinh tế ổn định, lâu dài, rõ ràng, minh bạch, tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động.
- Xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh sai trái, làm tổn hại đến uy tín và thương hiệu của các doanh nghiệp, có biện pháp bảo hộ thương hiệu.
5.2.2. Ban quản lý các khu công nghiệp Tỉnh Bắc Ninh
- Xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đối với đặc thù lĩnh vực kinh doanh của công ty Foseca Việt Nam.
- Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh những các doanh nghiệp. - Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống đường, hệ thống nước, hệ thống điện cho doanh nghiệp.
- Hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp liên kết với các hợp tác xã nông nghiệp, các đơn vị cung cấp thực phẩm để cung cấp nguồn thực phẩm với giá thành thấp, đảm bảo an toàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2012). Quyết định 21/2007/QĐ- BYT ngày 12 tháng 03 năm 207- Quy