Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ suất ăn công nghiệp của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ suất ăn công nghiệp của công ty foseca việt nam (Trang 85 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ suất ăn công nghiệp của

công ty TNHH Foseca Việt Nam

4.4.3.1. Nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên

Trong lĩnh vực dịch vụ suất ăn công nghiệp, bản chất của ngành là dịch vụ, Do vậy, yếu tố con người rất quan trọng. Con người ở đây là đội ngũ nhân viên. Trong quá trình phục vụ khách hàng, các yếu tố: thời gian, thái độ nhân viên, kỹ năng phục vụ… có ảnh hưởng rất lớn tới việc cảm nhận của khách hàng. Khách hàng mua sản phẩm của nhà hàng là để sử dụng và nhận được sự phục vụ. Khách hàng thường nhìn vào cách phục vụ của nhân viên phục vụ để cảm nhận về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.

dịch vụ cho sản phẩm. Khách hàng sẽ cảm nhận được chất lượng dịch vụ tốt từ những nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có thái độ tốt với khách hàng. Do vậy cần phải nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức, thái độ phục vụ tốt với khách hàng.

 Với nhân viên bếp trưởng

Chất lượng món ăn là yếu tố quan trọng đầu tiên để tạo nên chất lượng dịch vụ. Nhân viên bếp trưởng là người chịu trách nhiệm về chất lượng của món ăn. Để món ăn được khách hàng đánh giá cao thì nó phải đạt được:

- Đảm bảo vệ sinh. - Đảm bảo dinh dưỡng.

- Ngon

- Hình thức đẹp.

- Phù hợp với khẩu vị của khách hàng.

- Thường xuyên có sự thay đổi mới lạ tạo nên sự khác biệt tránh đơn điệu. Giao cho bộ phận bếp đảm nhận việc kiểm tra nguyên liệu nhập vào và việc bảo quản nguyên liệu để họ có thể lựa chọn được nguyên liệu đầu vào đảm bảo nhất.

 Đối với nhân viên bếp phụ

Nhân viên bếp phụ không trực tiếp tạo ra món ăn nhưng có ảnh hưởng rất lớn tới sự cảm nhận của khách hàng. Nhân viên bếp phụ không những là người phụ trách sơ chế thực phẩm sống mà còn đảm nhận nhiện vụ chia đồ ăn cho khách hàng, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên những đánh giá của khách hàng thường tập chung vào cách phục vụ của họ:

- Hướng dẫn nhân viên thực hiện đúng quy định về trang phục

- Hướng dẫn chia đồ theo đúng định lượng quy định, tác phong làm việc nhanh.

- Nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân và kỹ năng làm việc của bản thân, nêu cao tinh thần tự giác học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh.

4.4.3.2. Nâng cao chất lượng thực đơn

Chất lượng của món ăn phụ thuộc vào người đầu bếp, để có được những món ăn ngon phải có những người đầu bếp tài hoa được đào tạo không chỉ qua trường lớp mà phải rèn luyện thực tế.

Dựa vào đặc điểm thời tiết, mức độ lao động của khách hàng, mật độ giới tính để lựa chọn thực đơn phù hợp.

Lựa chọn các hương vị để chế biến phải phù hợp với từng địa điểm riêng, không chế biến các món đặc trưng theo từng vùng, các món ăn là những thực phẩm gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người.

4.4.3.4. Tìm kiếm thêm nguồn cung cấp thực phẩm an toàn

Với nguồn tiêu thụ thực phẩm lớn, công ty cần tìm thêm nhiều nhà cung cấp thực phẩm để đảm bảo nguồn thực phẩm chất lượng, giá thành rẻ, làm tăng tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp hiện tại để giảm giá thành thực phẩm.

Liên kết hợp tác cùng các hợp tác xã phát triển nông nghiệp để cùng hợp tác, điều này giúp công ty có nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng, nhận được nhiều sự ưu đãi từ các chính sách của nhà nước. Liên kết với hợp tác xã có 2 dạng:

- Thu mua nông sản từ các hợp tác xã.

- Đầu tư vào các hợp tác xã, sử dụng nhân lực của hợp tác xã ,sử dụng diện tích đất nông nghiệp, hỗ trợ đào tạo kỹ thuật để trồng rau, củ quả, phục vụ cho sản xuất.

4.4.3.5. Tăng cường công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

Yếu tố ATVSTP luôn là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nói chung, ngành suất ăn công nghiệp nói riêng. Mất vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ dẫn đến nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm hoàng loạt ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người lao động; đến quá trình hoạt động sản xuất của đơn vị khách hàng; và ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường. Nguyên nhân xảy ra ngộ độc thực phẩm đến từ nhiêu nguyên nhân khác nhau, lẫn nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Chính vì thế việc tăng cường công tác quản lý ATVSTP luôn luôn cần được cải tiến, thay đổi, siết chặt theo từng thời gian, không gian cụ thể nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ suất ăn công nghiệp của công ty foseca việt nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)