Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng, năng suất giống khoai tây KT4 tại thanh trì, hà nội (Trang 25 - 28)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng

ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY KHOAI TÂY TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.3.1. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất của cây khoai tây trên thế giới và năng suất của cây khoai tây trên thế giới

Đã có hàng loạt những cơng trình nghiên cứu nhằm xác định mật độ và khoảng cách trồng tối thích để thu được năng suất khoai tây tối đạ Nhiều tác giả như Allen and Wurr (1992), Love and Thompson - Johns (1999), Zebarth et al.

(2006) đã nghiên cứu và thấy rõ tác động của mật độ trồng đến kích thước của củ (dẫn theo Nguyễn Thị Phương Thúy, 2014).

Khoảng cách trồng khoai tây tác động rất rõ đến cỡ củ, khối lượng trung bình củ và số lượng củ/m2. Trồng với khoảng cách rộng làm tăng khối lượng củ, còn trồng với khoảng cách hẹp làm tăng số lượng củ. Khoảng cách giữa các cây tác động đến năng suất không mạnh bằng khoảng cách giữa các hàng. Thường thì số lượng củ giảm đáng kể khi được trồng với hàng rộng (≥90 cm). Tuy nhiên khi trồng với khoảng cách giữa các hàng quá rộng thì năng suất giảm (Berga et al., 1994).

Thí nghiệm của Hoàng Văn Thảnh (2017), nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây khoai tây giống DeJima tại Tsukuba – Nhật Bản. Kết quả cho thấy chỉ số diệp lục cao nhất ở mật độ cây x hàng là 45 x 70 cm. Năng suất củ đạt cao nhất ở mật độ 15 x 70 cm, sau đó đến 30 x 70 cm và 45 x 70 cm. Tuy nhiên, số củ/cây, trọng lượng trung bình củ và khối lượng củ/cây có tương quan nghịch với mật độ trồng. Khi tăng mật độ trồng, số củ có kích thước lớn có xu hướng giảm. Lãi thuần thu được từ trồng khoai tây đạt cao nhất ở công thức trồng mật độ 30 x 70 cm.

Khi thay đổi khoảng cách cây cách cây có thể ảnh hưởng đến khả năng tích lũy chất khô và số củ thu được (Santos và Gilreath, 2004). Khoảng cách trồng cây cách cây khơng hợp lý có thể làm giảm tổng năng suất củ lên tới 50% (Endale và Gebremedhin, 2001). Do đó, bố trí khoảng cách cây cách cây tối ưu là biện pháp rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chi phí giống, sự phát triển của cây và năng suất củ thu được (Gulluoglu và Arioglu, 2009).

Thí nghiệm của Getachew et al. (2012), nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách cây cách cây và thời gian vun xới đến sinh trưởng, năng suất của cây khoai

tâỵ Kết quả cho thấy: Khoảng cách cây cách cây ảnh hưởng đáng kể đến các chỉ tiêu sinh trưởng như: chiều cao cây và đường kính thân, diện tích lá và tất cả các thông số năng suất: số lượng củ, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất (số củ, khối lượng củ và năng suất củ thương phẩm). Trồng khoảng cách cây cách cây 30 cm và tiến hành xun xới lúc 15 ngày sau mọc là tốt nhất cho sinh trưởng của cây khoai tây và đem lại năng suất củ thương phẩm caọ

Gebre et al. (2001), thiết kế thí nghiệm nhằm xác định khoảng cách trồng tối ưu cho các giống khoai tây chín sớm Awash (90 - 99 ngày), giống chín trung bình Menagesha (100 - 119 ngày) và chín muộn Tolcha (120 – 130 ngày), khác nhau về hình thái tán lá. Năng suất của các giống khoai tây đều đạt cao nhất khi được trồng với khoảng cách là 15 – 20 cm. Nếu trồng với khoảng cách giữa các cây là 30 cm thì năng suất tăng rõ ràng ở những cơng thức có khoảng cách hàng là 45, 60 và 75 cm. Nhưng nếu tăng khoảng cách cả hàng và cây thì năng suất giảm.

Nghiên cứu của Akassa et al. (2014) về mật độ trồng cho giống khoai tây Jalene, tại Ehiopia, thí nghiệm tiến hành với 6 khoảng cách hàng (60, 65, 70, 75, 80 và 85cm) và 3 khoảng cách cây trên 1 hàng (20, 30 và 40 cm), kết quả cho thấy trồng khoảng cách hàng 70 – 75 cm, kết hợp với khoảng cách cây 20 – 30 cm là tốt nhất cho sự hình thành và phát triển của củ.

Theo kết quả nghiên cứu của Bussan et al. (2007) năng suất khoai tây đạt cao nhất khi trồng khoảng cách cây cách cây từ 15 đến 40 cm tùy theo vùng, mục tiêu thị trường, giống và các yếu tố khác. Năng suất khoai tây thương phẩm đạt 55 tấn/ha và số củ thu được là 50 củ/m2 khi trồng mật độ tối thiểu là 8 thân/m2. Nếu mật độ trồng tăng gấp đôi, năng suất tăng thêm 7 tấn/ha nhưng kích thước trung bình củ bị giảm 20% và lượng củ khơng đạt u cầu về mặt kích thước tăng tới 10%.

Khoảng cách trồng ảnh hưởng sự phát triển thân lá, năng suất và chất lượng cây trồng. Trong thực tế khoảng cách trồng khoai tây được linh động dựa trên số lượng và kích thước củ trồng (Allen and Warr, 1992). Việc đảm bảo năng suất cao phụ thuộc vào sự duy trì số lượng cây tối ưu trên một đơn vị diện tích và sự xắp xếp khơng gian của chúng trên đồng ruộng (Gebremedhin et al., 2008).

Do đó, điều này địi hỏi sự kết hợp tối ưu giữa kích thước củ giống và khoảng cách trồng (Akassa et al., 2014).

2.3.2. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất của cây khoai tây ở Việt Nam và năng suất của cây khoai tây ở Việt Nam

Nói đến mật độ trồng tức số củ giống trên 1 m2. Để xác định số củ giống trồng phải trên cơ sở số thân trên 1 m2. Mật độ thân phụ thuộc vào số mầm khi trồng, vào phương pháp trồng. Số mầm khi trồng phụ thuộc vào số mầm trên củ, vào số củ khi trồng. Số mầm trên củ phụ thuộc vào đặc điểm giống khoai và vào tình trạng sinh lý củ giống. Nghiên cứu của Wiersema, CIP thấy rằng, mật độ thân có quan hệ với năng suất và cỡ củ thu hoạch sau nàỵ Mật độ thưa năng suất thấp, ít củ nhưng nhiều củ to, mật độ dày thì năng suất cao, nhiều củ nhưng ít củ to (Trương Văn Hộ, 2010).

Theo nghiên cứu của Trương Văn Hộ (1990), mật độ gieo trồng phụ thuộc vào cỡ củ giống. Củ giống có đường kính < 25 mm tỷ lệ mọc thấp, số thân/khóm ít dẫn đến số thân/m2 thấp, khơng đạt được số thân cần thiết để tạo củ (vùng nhiệt đới phải đạt trên dưới 20 thân chính/m2), diện tích lá che phủ thấp (chỉ đạt dưới 80%), cây sinh trưởng không đềụ Với cỡ củ giống to và vừa, cây mọc đều, sinh trưởng tốt, số thân/m2 cao hơn, thân lá phủ kín luống. Vì vậy củ nhỏ phải trồng với mật độ dày 5,5 khóm/m2, củ to vừa chỉ cần trồng với mật độ 4,5 khóm/m2.

Kết quả nghiên cứu của Lê Sỹ Lợi và cs. (2006) cho thấy: Tại Bắc Cạn, vụ đông 2003 - 2004, giống khoai tây Solara, trồng mật độ 12 khóm/m2 thì số thân chính đạt cao nhất, độ phủ luống đạt 95,7% nhưng bệnh mốc sương hại mạnh nhất (điểm 5). Trồng mật độ cao thì số củ/cây nhiều nhưng củ nhỏ vì vậy tỷ lệ củ thương phẩm thấp. Năng suất củ tươi đạt cao nhất khi trồng mật độ 8 khóm/m2.

Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Hữu An và Đinh Thế Lộc (2005) cho rằng: Đối với mật độ trồng bằng củ khoảng 4,7 – 6,4 vạn khóm/ha với khoảng cách hàng 55 – 60 cm và cây cách cây 35 – 40 cm. Nếu trồng bằng cây con từ hạt thì mật độ trồng khoảng 6,6 vạn khóm/ha với khoảng cách hàng là 50cm, cây cách cây 30 cm. Mật độ trồng củ giống nhỏ dưới 20g khoảng cách trồng hàng đôi 35 – 40 cm đặt cách nhau 15 – 20 cm, mật độ trồng 8 – 10 vạn củ/hạ Trồng bằng củ giống từ 20 g trở lên khoảng cách trồng hàng đôi 35 - 40 cm đặt cách nhau 15 – 20 cm, mật độ trồng 5 – 6 vạn củ/hạ

Nhiều tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam thấy rằng, để sản xuất khoai thương phẩm có năng suất cao, củ to đều cần đảm bảo mật độ 15 – 25 thân/m2. Để có số thân như trên thì mật độ củ giống trồng là 4 - 6 củ/m2. Với cỡ luống 60 –

70 cm và 120 – 140 cm, khoảng cách đặt củ cách nhau 30 – 35 cm. Trong thực tế khi trồng sẽ có củ giống to nhỏ khơng đều, củ nhỏ ít mầm, củ to nhiều mầm nên khi đặt củ phải điều chỉnh, củ nhỏ thì đặt dày, củ to thì thưa hơn (Trương Văn Hộ, 2010).

Theo Lê Sỹ Lợi (2008), mật độ trồng tác động mạnh đến năng suất khoai tây, trồng mật độ cao làm tăng số lượng củ/m2, mật độ thấp thì tăng khối lượng củ. Do đó, tùy thuộc vào mục đích gieo trồng để chọn mật độ trồng thích hợp. Mặt khác mật độ trồng khoai còn phụ thuộc vào đất đai, giống nên khi xác định được giống thích hợp cho sản xuất ở các vùng sinh thái cần nghiên cứu mật độ trồng để sản xuất khai tây đạt hiệu quả kinh tế caọ

Theo Phạm Thị Lý (2011), nghiên cứu ảnh hưởng của giống và mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất của khoai tây trồng vụ xuân tại Đà Lạt, Lâm Đồng, với 3 giống: PO3, Atlantic, TK96.1 và 3 mật độ trồng: 6 bụi/m2, 5 bụi/m2, 4,4 bụi/m2. Kết quả cho thấy: giống PO3 với mật độ trồng 4,4 bụi/m2 cho năng suất, tỷ lệ củ thương phẩm và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Anh (2012), nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng, phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất chế biến của giống khoai tây Atlantic tại Gia Lâm – Hà Nội, đã xác định mật độ trồng thích hợp với giống khoai tây chế biến Atlantic là 4 củ/m2.

Theo Trung tâm khuyến nông quốc gia (2013), khoai tây được trồng bằng phương pháp làm đất tối thiểu mật độ và khoảng cách trồng được khuyến cáo như sau: Trồng 2 hàng cách mép luống 30 - 35cm, hàng cách hàng 35 - 40cm, củ cách củ 30cm, tương đương 5 – 6 vạn củ giống/ha (dẫn theo Hoàng Thị Minh Thu, 2019).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng, năng suất giống khoai tây KT4 tại thanh trì, hà nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)