Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến thời gian sinh trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng, năng suất giống khoai tây KT4 tại thanh trì, hà nội (Trang 45 - 47)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến một số chỉ tiêu

4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến thời gian sinh trưởng

MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG KHOAI TÂY KT4 TRỒNG VỤ ĐƠNG NĂM 2018 TẠI THANH TRÌ, HÀ NỘI

Sinh trưởng là q trình tăng về kích thước của tế bào làm cây lớn lên trong một giai đoạn, là sự biến đổi về rễ, thân, lá. Có nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây như: điều kiện khí hậu, đất đai, dinh dưỡng, chế độ canh tác.....

Phân bón có có ảnh hưởng đáng kể đến sự sinh trưởng, phát triển của cây khoai tâỵ Việc bổ xung dinh dưỡng bằng các loại phân bón có vai trị quan trọng trong việc duy trì sự phát triển tối ưu của bộ lá và sự phát triển của củ, từ đó nâng cao năng suất. Tuy nhiên, nếu sử dụng phân bón quá mức sẽ dẫn đến kéo dài thời gian sinh trưởng sinh dưỡng, chậm phát triển củ, dẫn đến năng suất thấp. Đồng thời, sự dư thừa dinh dưỡng trong đất sẽ dẫn đến sự mất mát do rửa trơi, ơ nhiễm nguồn nước. Do đó, việc sử dụng phân bón hợp lý trong sản xuất khoai tây giúp cây cho năng suất, đem lại lợi nhuận cho người nơng dân và tính bền vững trong sản xuất nơng nghiệp.

Mật độ trồng thì quyết định sự cạnh tranh dinh dưỡng của cây trong quần thể nên nó có tác động đến sự sinh trưởng, phát triển của cây khoai tây và khả năng cho năng suất, số lượng và kích thước củ thu được.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống khoai tây KT4 trồng vụ đông năm 2018. Kết quả được trình bày dưới đâỵ

4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống khoai tây KT4 trưởng của giống khoai tây KT4

Thời gian sinh trưởng của cây phụ thuộc vào giống, mùa vụ, vùng sinh thái và điều kiện canh tác. Thời gian sinh trưởng của cây khoai tây được tính từ khi trồng đến khi thu hoạch.

Việc tìm hiểu thời gian sinh trưởng của cây khoai tây là rất cần thiết để từ đó xây dựng chế độ thâm canh, luân canh, cũng như biện pháp khoa học kỹ thuật

hợp lý cho giống để phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện sản xuất của từng vùng, đồng thời nâng cao năng suất, cũng như chất lượng của giống.

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của mật trồng và mức phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống khoai tây KT4 được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống khoai tây KT4

Đơn vị: Ngày Công thức Trồng – mọc Mọc – ngừng sinh trưởng thân lá Ngừng sinh trưởng thân lá- thu hoạch Thời gian sinh trưởng P1 M1 10 50 25 85 M2 10 50 25 85 M3 10 50 25 85 P2 M1 10 55 25 90 M2 10 55 25 90 M3 10 55 25 90 P3 M1 10 57 25 92 M2 10 57 25 92 M3 10 57 25 92

Kết quả bảng 4.1 cho thấy:

Do điều kiện thời tiết thuận lợi, độ ẩm đất đảm bảo, củ giống chất lượng tốt, dinh dưỡng cung cấp đúng thời điểm nên giống khoai tây KT4 sinh trưởng nhanh, có thời gian từ khi trồng đến mọc mất 10 ngày, thời gian từ khi mọc đến ngừng sinh trưởng thân lá dao động từ 50 – 57 ngày, thời gian từ ngừng sinh trưởng thân lá đến thu hoạch là 25 ngàỵ

Mọc mầm là thời kỳ đầu tiên trong chu kỳ phát triển của cây khoai tây, nó quyết định sự tồn tại và sức sống của cây sau nàỵ Trong thời gian mọc mầm, cây chủ yếu sử dụng dinh dưỡng dự trữ từ củ giống, một phần lấy từ đất nên mật độ trồng và mức phân bón khác nhau khơng ảnh hưởng đến thời gian từ khi trồng đến mọc của giống khoai tây KT4.

Sau khi mọc và cây khoai tây cao khoảng 15 – 20 cm, việc vun xới và bổ xung dinh dưỡng cho cây được tiến hành. Cây khoai tây hút dinh dưỡng và phát triển thân lá mạnh. Trong cùng mức phân bón, mật độ trồng khác nhau không

ảnh hưởng đến thời gian từ khi mọc đến ngừng sinh trưởng thân lá của giống. Tuy nhiên, khi tăng mức phân bón đã kéo dài thời gian này từ 5 đến 7 ngàỵ Ở cơng thức bón mức phân 180N: 180P2O5: 180K2O (P3), giống khoai tây KT4 có thời gian từ khi mọc đến ngừng sinh trưởng thân lá dài nhất (57 ngày) và ngắn nhất ở công thức bón mức phân 120N: 120P2O5: 120K2O (P1) (50 ngày).

Sau khi ngừng sinh trưởng thân lá, cây khoai tây chủ yếu sử dụng sản phẩm quang hợp, vận chuyển, tích lũy dinh dưỡng cho củ. Mật độ trồng và mức phân bón khác nhau khơng ảnh hưởng đến thời gian từ ngừng sinh trưởng thân lá đến thu hoạch của giống.

Tổng thời gian sinh trưởng của giống khoai tây KT4 chênh lệch giữa các công thức có mức phân bón và mật độ trồng khác nhau dao động từ 2 - 7 ngàỵ Sự chênh lệch thời gian sinh trưởng này là do giai đoạn từ mọc đến ngừng sinh trưởng thân lá và có sự khác nhau giữa các cơng thức có mức phân bón và mật độ trồng khác nhau, tuy nhiên sự chênh lệch này không ảnh hưởng nhiều đến thời gian sinh trưởng của giống khoai tây thí nghiệm.

Khi bón mức phân 120N: 120P2O5: 120K2O, thời gian sinh trưởng của giống là 85 ngày; bón mức phân 150N: 150P2O5: 150K2O, thời gian sinh trưởng của giống là 90 ngày, khi bón mức phân 180N: 180P2O5: 180K2O, thời gian sinh trưởng của giống tăng lên 92 ngàỵ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng, năng suất giống khoai tây KT4 tại thanh trì, hà nội (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)