Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mức phân bón đến sinh trưởng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng, năng suất giống khoai tây KT4 tại thanh trì, hà nội (Trang 28 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mức phân bón đến sinh trưởng và

ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY KHOAI TÂY TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.4.1. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của cây khoai tây trên thế giới và năng suất của cây khoai tây trên thế giới

Khoai tây là một loại cây trồng yêu cầu lượng đạm, lân và kali caọ Sự thiếu hụt hay bón quá mức một trong các yếu tố dinh dưỡng N, P, K đều có thể dẫn đến cây khoai tây sinh trưởng kém hoặc thậm chí mất mùa hồn tồn trong trường hợp nghiêm trọng (Niguse Abebe Misgina, 2016). Bansal and Trehan

(2011) cũng cho rằng, việc bón N, P, K quá thấp hoặc mất cân đối là một trong những nguyên nhân làm giảm sản lượng khoai tâỵ

Ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất khoai tây đã được nghiên cứu từ thập kỷ 70, thời gian này lượng phân đạm khuyến cáo rất cao ở mức 400 kg N/ha (Papadopoulos, 2000). Lượng đạm khuyến cáo ở Trung Quốc là 140 – 170 kg N/ha khi trồng khoai tây không tưới trong đất mùn và đất cát (Hong Li

et al., 2003).

Theo Zelalem et al. (2009), nhu cầu bón phân là khác nhau giữa các địa

điểm do có sự khác biệt về loại đất, nguồn dinh dưỡng có sẵn trong đất, sự cung cấp độ ẩm và giống, việc áp dụng 150 – 66 kg/ha N – P2O5 trong điều kiện đủ nước tưới dẫn đến năng suất củ tăng 32% so với công thức đối chứng khơng sử dụng phân bón.

Thí nghiệm nghiên cứu trên giống khoai tây Agria, tại Iran năm 2011 với 3 mức phân: 50, 100 và 150 kg N/ha và 4 mức phân trùn quế: 0 (đối chứng); 4,5; 9 và 12 tấn/hạ Kết quả cho thấy các chỉ tiêu về sinh trưởng (chiều cao cây), sinh lý (chỉ số diện tích lá, khối lượng chất khơ), các yếu tố cấu thành năng suất (trọng lượng củ tươi và khơ, tổng trọng lượng củ, tổng số củ, đường kính củ), chất lượng (hàm lượng NPK trong củ) đạt cao nhất ở công thức 150 kg N/hạ Hiệu quả tương tác của tỷ lệ đạm và phân trùn quế bón làm tăng sinh trưởng, năng suất và hàm lượng NPK trong củ khi so sánh với cơng thức bón N hay phân trùn quế đơn. Để đem lại năng suất cao nhất nên sử dụng 150 kg N/ha và 12 tấn phân trùn quế/ha (Mojtaba et al., 2013).

Thí nghiệm nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ phân lân và phân kali đối với năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất khoai tây được trồng trên đất sét pha cát của Ehiopia, năm 2012. Thí nghiệm trên giống Gudane với 4 mức P2O5 (0; 67,3; 89,7 và 112,2 kg/ha) và 4 mức K2O (0, 50, 100 và 150 kg/ha). Tỷ lệ N 110 kg/ha được áp dụng cho tất cả các công thức. Nghiên cứu cho thấy, lân và kali có ảnh hưởng đáng kể đến số lượng thân và củ trên khóm, khối lượng trung bình củ, khả năng tích lũy chất khơ và năng suất củ thương phẩm. Công thức áp dụng 89,7 P2O5 và 100 K2O kg/ha được khuyến cáo để thu được năng suất cao (Niguse Abebe Misgina, 2016).

Thí nghiệm phối hợp thực hiện bởi IPI, PRII và CPRI tại Shimla và Jalandhar cho thấy bón cân đối giữa N và K thì tăng năng suất củ. Năm 1998, sản

lượng tối đa 40,8 tấn/ha được thu thập tại Kufri (Shimla) khi bón 180 kg N/ha, 100 kg P2O5/ha và 150 kg K2O/ha, trái lại năng suất củ chỉ đạt 14,6 tấn/ha ở ô đối chứng (dẫn theo Nguyễn Quang Hùng, 2014).

Một thí nghiệm được thực hiện trên các liều lượng kali khác nhau: 0, 150 và 225 kg K2O/hạ Và liều lượng đạm và lân được bón đồng đều cho thấy sự gia tăng đáng kể năng suất củ ở mức 150 kg K2O/hạ Tăng năng suất củ ở mức phân 225 kg K2O/ha là khơng có ý nghĩa so với mức 150 kg K2O/ha (Khan et al., 2012).

Theo Bhattarai and Swarnima (2016), mặc dù khoai tây được trồng phổ biến và có thể thích nghi trong nhiều điều kiện khí hậu, nhưng nó có yêu cầu nghiêm ngặt đối với việc sử dụng cân đối phân bón, nếu khơng năng suất và chất lượng củ bị ảnh hưởng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức kali từ 125 – 150 kg/ha mang lại lợi nhuận kinh tế và chất lượng củ.

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng cân đối phân bón đến năng suất, sự hấp thu dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế đem lại của khoai tâỵ Kết quả cho thấy: sử dụng 225kg N + 150kg P2O5 + 225kg K2O + 40kg S + 2kg B + 6kg ZN/ha không chỉ tăng năng suất củ khoai tây mà cịn có tác dụng rõ rệt đến năng suất chất khô của củ (Singh et al., 2014).

Yêu cầu phân bón khác nhau giữa các địa điểm do những lý do về sự khác biệt về loại đất, nguồn dinh dưỡng trong đất, độ ẩm đất và giống và dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng trong việc xác định năng suất và chất lượng khoai tây, cũng như khả năng chống chịu sâu bệnh (Niguse Abebe Misgina, 2016).

2.4.2. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của cây khoai tây ở Việt Nam

Theo Trương Văn Hộ (2010), ở Việt Nam, dựa trên những thí nghiệm về phân bón với khoai tây, các nhà khoa học khuyến nghị bón phân cho 1ha như sau: Phân chuồng hoai: 15 – 20 tấn, phân khống: bón tỷ lệ N: P2O5: K2O là 1: 1: 1,5 (đất bình thường) và tỷ lệ 1: 1: 2 (đất bạc màu).

Khoai tây ở Việt Nam được trồng chủ yếu trên những chân ruộng lúa nước 1 hoặc 2 vụ có độ phì nhiêu thấp. Để khoai tây cho năng suất và hiệu quả cao cần có chế độ bón phân thích hợp cho từng giống. Kết quả của nhiều thí nghiệm trong thời gian dài ở phía Bắc Việt Nam cho biết 1 kg N làm tăng từ 40 – 100 kg củ khoai tây (Nguyễn Văn Thắng và Bùi Thị Mỳ, 1996).

Theo kết quả nghiên cứu của Nghiêm Thị Bích Hà và Trần Thị Minh Hằng (2000), khi nghiên cứu “Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chiều cao

cây khoai tây”. Kết quả thí nghiệm ở 3 vụ đông liên tiếp (1996-1997-1998) đều

cho thấy, ở các cơng thức có liều lượng phân bón cao, đặc biệt là N cao (150- 200N), và cân đối NPK cây sinh trưởng tốt và cao hơn cả. Lương bón N phù hợp cho đất phù sa trong đê trên cơ sở tỷ lệ tiêu chuẩn tối đa kỹ thuật là 150 N và tối thích kinh tế cũng là 150 N.

Theo Đào Huy Chiên và cs (2010), ở Việt Nam, lượng phân đạm bón cho khoai tây dao động từ 120 - 250 kg N/ha, trong đó đối với các tỉnh phía Bắc bón từ 120 – 180 kg N/ha, còn đối với các tỉnh phía Nam bón từ 120 – 250 kg N/hạ Lượng phân lân bón cho khoai tây dao động từ 60 – 200 kg P2O5/ha, các tỉnh phía Bắc bón từ 60 – 150 kg P2O5/ha, các tỉnh phía Nam bón từ 100 - 200 kg P2O5/hạ Lượng phân kali bón cho khoai tây dao động từ 90 - 250 kg K2O/ha, các tỉnh phía Bắc bón từ 90 – 180 kg K2O/ha, các tỉnh phía Nam bón từ 120 – 250 kg K2O/hạ

Theo Trương Văn Hộ (2010), đối với cây khoai tây bón tăng lượng phân đạm thì năng suất củ tăng, nhưng bón lượng cao hơn 150kg N/ha, năng suất có tăng nhưng tăng ít và hiệu quả khơng caọ Hồ Hữu An và Đinh Thế Lộc (2005) cũng cho rằng, bón đạm 160 kg/ha trở lên sẽ làm giảm lượng tinh bột (3,24%) trong củ khoai tây so với mức bón 120 kg/hạ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, bón cân đối đạm - kali cho khoai tây có thể làm tăng năng suất củ 47 - 102% với hiệu suất 1kg kali clorua là 64 - 88 kg khoai (Nguyễn Văn Bộ, 2001).

Kết quả nghiên cứu của Lê Sỹ Lợi (2008), nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại Bắc Cạn, trên giống Solara cho thấy: Bón 150 kg N/ha, 90 P2O5, 200 kg K2O/ha, 15 tấn phân chuồng, tưới nước bổ xung 3 - 4 lần, vun tạo vồng 2 lần thu được năng suất và lãi thuần cao nhất.

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Anh (2012), nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng, phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất chế biến của giống khoai tây Atlantic tại Gia Lâm – Hà Nội, đã xác định với mức bón 20 tấn rơm rạ đã qua xử lý chế phẩm vi sinh/ha, hoặc 15 tấn phân chuồng/ha cho năng suất thực thu, tỷ lệ củ đạt tiêu chuẩn phẩm cấp và phẩm chất chế biến cao hơn cả.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Hùng (2014), xác định lượng đạm bón cho một số giống khoai tây tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, đã xác định được khi tăng lượng đạm từ 0 – 120 kg N/ha trên giống khoai tây Solara và VT2 làm kéo dài thời gian sinh trưởng từ 86 - 93 ngày, tăng chiều cao cây, số nhánh/khóm, diện tích lá, số củ, khối lượng củ và loại củ tọ

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thúy (2014), xác định lượng đạm, kali bón cho giống khoai tây Atlantic trong vụ đông năm 2013, tại Yên Phong, Bắc Ninh, xác định được cơng thức bón 120 kg N/ha và 120 kg K2O cho năng suất cao nhất, tỷ lệ củ loại 1, loại 2 cao nhất và cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng, năng suất giống khoai tây KT4 tại thanh trì, hà nội (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)