Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng, năng suất giống khoai tây KT4 tại thanh trì, hà nội (Trang 32 - 37)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón

ĐỘ TRỒNG VÀ MỨC PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CÂY KHOAI TÂY TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.5.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng, năng suất cây khoai tây trên thế giới phân bón đến sinh trưởng, năng suất cây khoai tây trên thế giới

Theo Carlos Alberto da Silva Oliveria (2000), thí nghiệm tiến hành trên giống khoai tây Snowden, cỡ củ giống 55g, trồng thủ công trên rãnh sâu 0,1 m, khoảng cách hàng là 0,86m. Với các công thức trồng mật độ đơn và kép là 3,81 (cách nhau 0,3m) và 7,62 (cách nhau 0,15m) khóm/m2; 4 mức phân bón N (kg/ha) là: 40, 140, 150 và 200. Kết quả cho thấy: giống khoai tây Snowden có số thân/củ trung bình là 5; khi trồng mật độ kép kết hợp với bón mức phân 150kg N/ha chiều cao cây tăng có ý nghĩa thống kê trước 70 ngày sau trồng và bị ảnh hưởng bởi lượng đạm bón hơn là cạnh tranh với ánh sáng (mật độ). Chỉ số diện tích lá tăng đối với cơng thức trồng mật độ kép là do tăng số thân trên 1 đơn vị diện tích và được bổ xung lượng đạm cao; tuy nhiên số lượng lá tăng khi lượng đạm bón cao và giảm theo mật độ trồng. Sự tăng trưởng và phát triển tán lá có ảnh hưởng chính đến các yếu tố cấu thành năng suất củ; tuy nhiên, số lượng củ cuối cùng trên một khóm và tỷ lệ chất khô của củ tại thời điểm thu hoạch là không thay đổị

Thí nghiệm: “Ảnh hưởng của mật độ trồng và phân đạm đến sự hấp thụ

đạm từ đất và sự nhiễm nitrat trong củ khoai tây” tại Ardabil, Iran. Thí nghiệm

tiến hành trên giống khoai tây Agria, cỡ củ giống 60 – 70g với 4 mức phân đạm: 0, 80, 160 và 200 kg/ha và 3 mật độ: 5,5; 7,5 và 11 khóm/m2, ơ thí nghiệm: 3m2,

gồm 6 hàng, khoảng cách hàng là 60 cm. Kết quả cho thấy: hàm lượng nitrat trong củ nhiều nhất ở mức đạm 200 kg/ha, trồng mật độ 11 khóm/m2 và 5,5 khóm/m2 kết hợp với bón mức phân đạm 200 kg/ha cho kết quả tương đương nhaụ Với mức đạm 160kg/ha (tương đương mức đạm 80 kg/ha) và trồng mật độ 11 khóm/m2, số củ và năng suất củ thu được là cao nhất. Việc tăng mức đạm lên 160 kg/ha, hàm lượng nitrat trong củ, số củ, khối lượng trung bình củ và khối lượng chất khô của củ tăng lên. Như vậy, sử dụng mức phân bón 80kg/ha thu được năng suất cao nhất và sự ô nhiễm môi trường ở mức thấp nhất, trồng mật độ 11 khóm/m2 thu được củ giống, trồng mật độ 7,5 khóm/m2 thu được củ phục vụ ăn tươi được khuyến cáo (Shahzad et al., 2009).

Thí nghiệm: “Ảnh hưởng của mức phân kali và mật độ trồng đến năng

suất khoai tây” tại Peshawar, Pakistan. Thí nghiệm tiến hành trên củ bổ, mỗi củ

có 2 mắt với 4 mức kali: 0, 50, 100, 150 kg/ha và 3 khoảng cách trồng là 15 cm, 25 cm và 35 cm, mức đạm: 100 kg/ha, mức lân: 80 kg/ha, diện tích ơ thí nghiệm là 2,4m2. Kết quả cho thấy: chiều cao cây đạt cao nhất, số lượng củ nhiều nhất, thu được củ trung bình nhiều ở khoảng cách trồng 35 cm. Số lượng củ to thu được nhiều và tổng năng suất thu được là 15,91 tấn/ha ở khoảng cách trồng 15 cm. Số lượng củ nhỏ nhiều nhất thu được ở khoảng cách trồng 35 cm. Chiều cao cây đạt cao nhất, số lượng củ nhiều nhất, năng suất thu được cao nhất đạt 16,27 tấn/ha, trong đó năng suất củ trung bình thu được là cao nhất (7,55 tấn/ha), năng suất củ to đạt 5,16 tấn/ha, năng suất củ nhỏ đạt 3,55 tấn/ha ở mức kali 150kg/hạ Như vậy, cây khoai tây đạt sinh trưởng và năng suất cao nhất ở khoảng cách trồng 25 cm với mức kali 150 kg/ha (Razaq et al., 2015).

Thí nghiệm nghiên cứu: “Ảnh hưởng của phân đạm và mật độ trồng

đến năng suất của khoai tây tại Shazand”. Trong thí nghiệm sử dụng 4 loại

phân đạm: 3 loại phân vi sinh có chứa vi khuẩn có khả năng cố định đạm và tạo kali là: Nitroxin, Nytrazhyn, Azotobacter và phân urea (45,5% N) 400 kg/hạ Ba mật độ trồng được sử dụng là 80, 100 và 130 nghìn khóm/ha; mỗi ơ thí nghiệm có diện tích 10,5m2, chia làm 5 đoạn, mỗi đoạn có chiều dài 3m và chiều rộng 0,7 m. Kết quả cho thấy: mật độ trồng 80 nghìn khóm/ha và sử dụng đạm urea cho hiệu quả tốt nhất. Năng suất tại công thức trồng mật độ 80 nghìn khóm/ha và 100 nghìn khóm/ha có sự sai khác khơng có ý nghĩa thống kê (Rostami et al., 2015).

Thí nghiệm nghiên cứu: “Ảnh hưởng của mật độ trồng và tỷ lệ đạm bón

đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất khoai tây tại Holeta, miền tây vùng Oromia của Ehiopia”. Thí nghiệm tiến hành trên giống khoai tây Gudenne,

với 4 mức đạm: 0, 50, 100 và 150 kg/ha và 4 khoảng cách trồng là 10, 20, 30 và 40 cm trên 1 hàng; ô thí nghiệm 9m2 (3 m x 3 m), mỗi ô trồng 4 hàng, khoảng cách hàng là 75 cm; củ giống trồng ở độ sâu 12 cm. Kết quả cho thấy: ở mức đạm bón 100 kg/ha và 150 kg/ha, năng suất, số lượng củ, khối lượng chất khô củ thu được cao nhất. Việc tăng mật độ trồng dẫn đến tăng năng suất, khối lượng chất khô của củ. Ở mức đạm 100 kg và 150 kg/ha năng suất thu được cao nhất và có sự sai khác nhau khơng có ý nghĩa thống kê. Nên để giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường và giảm chi phí nên sử dụng mức đạm 100 kg/hạ Sự kết hợp giữa việc sử dụng mức đạm bón 150 kg N/ha và khoảng cách trồng là 75 cm x 10 cm thu được năng suất củ cao nhất, nhưng số lượng củ nhỏ thu được lớn. Khi tăng khoảng cách trồng lên 30 cm và kết hợp với tăng lượng đạm thì tăng kích thước củ thương phẩm. Trồng khoảng cách 30 cm thu được củ thương phẩm cao nhất (Fayera Wakjira Negero, 2017).

Theo kết quả nghiên cứu của Lamessa and Zewdu (2016), tiến hành trên 2 giống khoai tây Mechara và Badessa tại Ethiopia với 3 mức phân bón tính cho 1 ha: 150 kg DAP + 80 kg Urea, 200 kg DAP + 100kg Urea, 207 kg DAP + 138 kg Urea và 3 mật độ: 50 cm x 20 cm, 70 cm x 30 cm và 90 cm x 40 cm. Kết quả cho thấy: Với mức phân bón 200 kg DAP (N18: P46: Ko) và 100 kg Urea, trồng mật độ 70 cm x 30 cm thu được năng suất là cao nhất.

2.5.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng, năng suất cây khoai tây ở Việt Nam phân bón đến sinh trưởng, năng suất cây khoai tây ở Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của Hoàng Tiến Hùng (2009) đã chỉ ra rằng giống khoai tây Solara, trên đất xám bạc màu của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, trồng mật độ 7 khóm/m2 và lượng phân bón 160 kg N + 120 kg P2O5 + 140 kg K2O, cho năng suất và hiệu quả kinh tế caọ

Theo Nguyễn Văn Hồng và cs (2010), kết quả nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật trồng khoai tây chế biến chip (giống Atlantic) tại vùng Đồng bằng sông Hồng đã xác định được: tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh , bón 20 tấn rơm rạ hoai mục hoặc 15 tấn phân chuồng, bón 111,78 kg N/ha (0,025 kg ure/m2), trồng

mật độ 4 củ/m2 (40.000 khóm/ha), giống khoai tây Atlantic cho sự sinh trưởng cũng như năng suất, phẩm cấp và phẩm chất chế biến caọ

Nguyễn Đạt Thoại (2012), nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp nhằm phát triển sản xuất cây khoai tây hàng hóa tỉnh Điện Biên. Đề tài thực hiện trên giống khoai tây Sinora, tiến hành nghiên cứu 4 mật độ : 4, 5, 6 ,7 khóm/m2 và nghiên cứu 4 mức phân bón đạm (46 % N), lân supe (16% P2O5 ) và kali clorua (60% K2O) cho 1 ha theo tỷ lệ: 90N: 90P2O5: 90K2O; 120N: 120P2O5: 120K2O; 150N: 150P2O5: 150K2O; 180N: 180P2O5: 180K2Ọ Kết quả cho thấy: để sản xuất khoai tây theo hướng hàng hóa nên trồng ở mật độ trồng 5 khóm/m2 (50.000 củ/ha - khoảng cách hàng cách hàng 40cm, cây cách cây 30 - 35cm) cho tỷ lệ cỡ củ thương phẩm đạt 60 - 70% và năng suất đạt 20,7 – 22,8 tấn/hạ Trong các mức phân vơ cơ khảo sát, thì liều lượng bón: 10 tấn phân chuồng hoa mục + 150 N + 150 P2O5 + 150 K2O (kg/ha) là thích hợp nhất cho việc trồng khoai tây vụ đông ở Điện Biên và cho năng suất củ tươi đạt cao nhất.

Đỗ Thị Bích Nga và cs. (2014), thiết kế thí nghiệm nghiên cứu mật độ trồng và mức phân bón thích hợp cho giống khoai tây KT1 tại một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng với 3 mật độ: 4 củ/m2, 5 củ/m2 và 6 củ/m2 và 4 mức phân tính cho 1ha: 120N: 120P2O5: 120K2O; 150N: 150P2O5: 150K2O; 180N: 180P2O5: 180K2O; NPK tổng hợp 150: 150: 150. Kết quả xác định được với mật độ trồng 5 củ/m2 và mức phân bón 150 N: 150 P2O5: 150 K2O là tối thích về kinh tế cho giống khoai tây KT1 sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng tốt. Trồng 4 củ/m2 số lượng củ thương phẩm thu được nhiều, trồng 6 củ/m2 số lượng củ giống thu được nhiềụ

Hoàng Thị Minh Thu (2019) cho rằng để sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên, bón lượng phân 15 tấn phân chuồng + 180 kg N + 180 kg P2O5 + 180 kg K2O, mật độ trồng 5 khóm/m2, giống khoai tây KT1 đạt năng suất và cho hiệu quả kinh tế caọ Với cơng thức phân bón 15 tấn phân chuồng + 150 kg N + 150 kg P2O5 + 180 kg K2O, giống khoai tây KT1 tại tỉnh Thái Nguyên cho năng suất, hiệu suất kinh tế cao nhất.

Như vậy, dinh dưỡng là nhân tố quyết định sự sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh và cho năng suất của cây khoai tâỵ Đã có hàng loạt các cơng trình nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng, năng suất cây khoai tây và khẳng định chúng có

ảnh hưởng trực tiếp đến kích cỡ củ, khối lượng củ, số củ dẫn đến có ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời cũng có ảnh hưởng đến chất lượng củ. Ở Việt Nam, thí nghiệm nghiên cứu kết hợp giữa mật độ trồng và mức phân bón đến cây khoai tây là rất ít, chủ yếu là thí nghiệm một nhân tố về phân bón hay mật độ trồng. Cần có sự nghiên cứu tổng hợp về ảnh hưởng của cả mật độ trồng và mức phân bón đến cây khoai tây, nó sẽ đánh giá được sự ảnh hưởng tương tác của cả hai nhân tố đến sinh trưởng và năng suất của cây, làm cơ sở xác định được mật độ trồng kết hợp với mức phân bón thích hợp cho giống để đạt năng suất cao, chất lượng củ tốt và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng, năng suất giống khoai tây KT4 tại thanh trì, hà nội (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)