Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến một số chỉ tiêu sinh lý
4.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến chỉ số diện tích lá của
mật độ trồng và mức phân bón cũng khơng có ảnh hưởng đến chỉ tiêu này ở độ tin cậy 95%.
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ MỨC PHÂN BÓN ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ CỦA GIỐNG KHOAI TÂY KT4 TRỒNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ CỦA GIỐNG KHOAI TÂY KT4 TRỒNG VỤ ĐƠNG NĂM 2018 TẠI THANH TRÌ, HÀ NỘI
Quang hợp là yếu tố quyết định tới 90 – 95% năng suất của cây trồng. Bề mặt lá chính là cơ quan quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ tích lũy vào cơ quan kinh tế của câỵ Vì vậy diện tích lá là một yếu tố quan trọng để tăng năng suất cây trồng.
Để cây khoai tây quang hợp tốt thì phải có bộ lá tốt, sắp xếp hợp lý để hấp thu năng lượng ánh sáng, hơn nữa phải sớm đạt được chỉ số diện tích lá tối ưu và duy trì ổn định chỉ số diện tích lá trong thời gian càng lâu càng có lợi cho sự tích luỹ chất khơ và vật chất hữu cơ về củ.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến chỉ số diện tích lá của giống khoai tây KT4 trồng vụ đơng năm 2018, tại Thanh Trì, Hà Nội như saụ
4.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến chỉ số diện tích lá của giống khoai tây KT4 lá của giống khoai tây KT4
4.2.1.1. Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng và mức phân bón đến chỉ số diện tích lá của giống khoai tây KT4
Chỉ số diện tích là diện tích lá xanh trên một đơn vị diện tích mặt đất. Giá trị LAI cung cấp thơng tin về sự sinh trưởng của cây trồng và được sử dụng để đánh giá tình trạng cây trồng và năng suất. Chỉ số diện tích lá là một tham số động, phụ thuộc theo loài, giai đoạn phát triển, thời vụ và biện pháp canh tác. Chỉ số diện tích lá khoai tây nói chung đã được đề xuất thay đổi từ 3,5 – 6,0 tùy thuộc vào giống (Deshi et al., 2015).
Để nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến chỉ số diện tích lá của giống khoai tây KT4 chúng tôi đo chỉ số diện tích lá của giống tại các giai đoạn: 20, 40, 60 và 80 ngày sau trồng. Kết quả đánh giá ảnh hưởng
riêng rẽ của mật độ trồng và mức phân bón đến chỉ số diện tích lá của giống khoai tây KT4 tại các giai đoạn khác nhau được thể hiện ở hình 4.1.
Hình 4.1ạ Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá của giống khoai tây KT4
Hình 4.1b: Ảnh hưởng riêng rẽ của mức phân bón đến chỉ số diện tích lá
Theo Trương Văn Hộ (2010) và Villa et al. (2017), 20 ngày sau trồng cây khoai tây bắt đầu phát triển thân lá nên chỉ số diện tích lá thấp, tuy nhiên chỉ số diện tích lá tăng nhanh vào giai đoạn 40 - 50 ngày sau trồng (tia củ bắt đầu hình thành) và đạt tối đa vào giai đoạn củ phình to nhanh (60 ngày sau trồng), sau đó chỉ số diện tích lá giảm dần do một số lá chuyển vàng, tốc độ phát triển của củ chậm lại, cây chuẩn bị bước vào giai đoạn thu hoạch. Tương tự kết quả hình 4.1 cũng cho thấy, chỉ số diện tích lá tăng dần từ 20 ngày sau trồng và đạt cao nhất tại 60 ngày sau trồng, sau đó chỉ số diện tích lá giảm ở 80 ngày sau trồng.
Mật độ trồng và mức phân bón khác nhau không ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá ở giai đoạn 20 ngày sau trồng ở độ tin cậy 95%. Tuy nhiên, bắt đầu từ 40 ngày sau trồng đến 80 ngày sau trồng, chỉ số diện tích lá tăng khi tăng mật độ trồng cũng như tăng mức phân bón và có sự sai khác có ý nghĩa ở mức 5% giữa các cơng thức trồng mật độ và bón mức phân khác nhaụ
Cụ thể ở cả 3 giai đoạn theo dõi (40, 60 và 80 ngày sau trồng), trồng ở mật độ 6 củ/m2 ln có chỉ số diện tích lá cao nhất và thấp nhất khi trồng ở mật độ 4 củ/m2. Nghiên cứu của (Jin et al., 2013) cũng chỉ ra rằng, khi tăng mật độ đã làm tăng chỉ số diện tích lá. Ở giai đoạn 60 ngày sau trồng, giống khoai tây KT4 có chỉ số diện tích lá đạt 5,29 m2 lá/m2 đất khi trồng ở mật độ 6 củ/m2 và đạt 2,67 m2 lá/m2 đất khi trồng ở mật độ 4 củ/m2.
Tương tự, bón ở mức phân 180N: 180P2O5: 180K2O(P3) cho chỉ số diện tích lá cao nhất (đạt 4,37 m2 lá/m2 đất ở giai đoạn 60 ngày sau trồng và thấp nhất (đạt 3,54 m2 lá/m2 đất ở giai đoạn 60 ngày sau trồng) khi bón phân ở mức 120N: 120P2O5: 120K2O (P1) và có sự sai khác ở độ tin cậy 95%. Tuy nhiên, khơng có sự sai khác có ý nghĩa ở mức 5% giữa mức bón 150N: 150P2O5: 150K2O (P2) và 180N: 180P2O5: 180K2O (P3) về chỉ tiêu nàỵ
4.2.1.3. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến chỉ số diện tích lá của giống khoai tây KT4
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón chỉ số diện tích lá của giống khoai tây KT4 được tổng hợp ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến chỉ số diện tích lá của giống khoai tây KT4
Đơn vị: m2 lá/m2 đất
Công thức Số ngày sau trồng(ngày)
20 40 60 80 P1 M1 0,12a 0,63c 2,31cd 2,28c M2 0,18a 1,21bc 3,25c 3,20b M3 0,25a 1,64b 5,06a 4,68a P2 M1 0,20a 1,13c 2,74c 2,42c M2 0,27a 1,48b 3,88b 3,38b M3 0,35a 2,38a 5,17a 4,53a P3 M1 0,31a 1,37b 2,96c 2,70bc M2 0,46a 1,96ab 4,48ab 3,68ab M3 0,50a 2,99a 5,66a 5,44a LSD0,05 0,43 0,68 0,62 0,94 CV% 8,3 12,7 12,4 14,8
Ghi chú: Các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác khơng có ý nghĩa , các giá trị có chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.
Kết quả bảng 4.4 cho thấy:
Ở giai đoạn 20 ngày sau trồng, cây mới mọc nên giống khoai tây KT4 có chỉ số diện tích lá thấp chỉ dao động trong khoảng từ 0,12 – 0,50 m2 lá/m2 đất. Sau đó chỉ số diện tích lá tăng mạnh đạt từ 0,63 – 2,99 (m2 lá/m2 đất) ở giai đoạn 40 ngày sau trồng và đạt cực đại ở giai đoạn 60 ngày sau trồng đạt 2,31-5,66 (m2 lá/m2 đất), giai đoạn 80 ngày sau trồng chỉ số diện tích lá giảm nhưng không nhiều đạt từ 2,28-5,44 (m2 lá/m2 đất).
Do có sự ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng và mức phân bón đến chỉ số diện tích lá dẫn đến có sự ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến chỉ số diện tích lá của giống ở mức có ý nghĩa 5% và bắt đầu từ giai đoạn 40 ngày sau trồng đến 80 ngày sau trồng. Công thức trồng mật độ 6 củ/m2 kết hợp với bón mức phân 150N: 150P2O5: 150K2O (P2M3) và 180N: 180P2O5: 180K2O (P3M3) luôn cho chỉ số diện tích lá cao nhất (40 ngày sau trồng: 2,38 - 2,99 m2 lá/m2 đất; 60 ngày sau trồng: 5,17 - 5,66 m2 lá/m2 đất; 80 ngày sau trồng: 4,53 - 5,44 m2 lá/m2 đất) và thấp nhất là cơng thức trồng mật độ 4 củ/m2 và bón mức phân 120N: 120P2O5: 120K2O (P1M1) với chỉ số diện
tích lá tại 40 ngày sau trồng: 0,63 m2 lá/m2 đất; 60 ngày sau trồng: 2,31 m2 lá/m2 đất; 80 ngày sau trồng: 2,28 m2 lá/m2 đất.
Nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ che phủ của lá đến năng suất khoai tây, người ta thấy rằng: diện tích che phủ đạt 38.000 - 40.000 m2/ha thì khả năng quang hợp là lớn nhất và tiềm năng năng suất đạt cao nhất (Tạ Thu Cúc và cs., 2007). Như vậy, công thức P2M2, trồng mật độ 5 củ/m2 với khoảng cách hàng là 40cm và khoảng cách cây là 32cm trên 1 luống và bón mức phân 150N: 150P2O5: 150K2O, giống khoai tây KT4 đạt chỉ số diện tích lá tối ưu với 3,88 (m2 lá/m2 đất) ở giai đoạn 60 ngày sau trồng, cao hơn 0,63 m2 lá/m2 đất khi so với công thức P1M2 (trồng mật độ 5 củ/m2 kết hợp với bón mức phân 120N: 120P2O5: 120K2Ọ Công thức P1M3, P2M3 và P3M3 (trồng mật độ 6 củ/m2 kết hợp với bón mức phân 120N: 120P2O5: 120K2O, 150N: 150P2O5: 150K2O và 180N: 180P2O5: 180K2O) cho chỉ số diện tích lá cao đạt từ 5,06 – 5,66 (m2 lá/m2 đất), tuy nhiên các lá bị che khuất nhiều nên hiệu suất quang hợp không đạt tối ưụ Điều này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu Fayera Wakjira Negero (2017) đã chỉ ra rằng khả năng tích lũy chất khô cao nhất được ghi nhận cho khoảng cách cây cách cây là 30cm và mức phân bón đạm là 150N.
4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến khả năng tích lũy chất khơ của giống khoai tây KT4
Khối lượng chất khơ mà cơ thể thực vật tích lũy được là kết quả của quá trình hấp thu và biến đổi CO2 thành chất hữu cơ. Quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện thời tiết, kỹ thuật canh tác...
Năng suất khoai tây phụ thuộc vào khả năng hấp thu và hiệu quả của việc sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp nên chất khô.
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến khả năng tích lũy chất khơ của giống khoai tây KT4, trong vụ đơng năm 2018 tại Thanh Trì, Hà Nội, chúng tơi đánh giá khối lượng chất khơ mà cây tích lũy được trên 1 m2 tại các giai đoạn 20, 40, 60 và 80 ngày sau trồng.
4.2.2.1. Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng và mức phân bón đến khả năng tích lũy chất khơ của giống khoai tây KT4
Kết quả đánh giá ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng và mức phân bón đến khả năng tích lũy chất khơ của giống khoai tây KT4 được thể hiện ở hình 4.2.
Hình 4.2ạ Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khơ của giống khoai tây KT4
Hình 4.2b. Ảnh hưởng riêng rẽ của mức phân bón đến khả năng tích lũy chất khơ của giống khoai tây KT4
Kết quả hình 4.2 cho thấy:
Khả năng tích lũy chất khơ của cây tăng dần từ 20 ngày sau trồng và đạt giá trị cực đại ở 80 ngày sau trồng. Tại giai đoạn 20 ngày sau trồng, mật độ trồng
và mức phân bón khơng ảnh hưởng đến khối lượng chất khơ tích lũy ở độ tin cậy 95%. Tuy nhiên, từ giai đoạn 40 ngày sau trồng, khối lượng chất khô tăng khi tăng mật độ trồng và tăng lượng phân bón và có sự sai khác có ý nghĩa 5% giữa các mức. Jamaati-e-Somarin et al., (2008) cũng cho rằng, khối lượng chất khô
của cây khoai tây tăng khi mật độ trồng tăng và lượng phân đạm bón tăng.
Ở cả 3 giai đoạn 40, 60 và 80 ngày sau trồng, công thức trồng mật độ 6 củ/m2 luôn thu được khối lượng chất khô cao nhất (40 ngày sau trồng: đạt 252,9 g/m2, 60 ngày sau trồng: đạt 824,6 g/m2 và 80 ngày sau trồng: đạt 942,7g/m2). Khối lượng chất khô thấp nhất ở công thức trồng mật độ 4 củ/m2 (đạt 119,7g/m2; 543,2 g/m2 và 625,5 g/m2 tại 40, 60 và 80 ngày sau trồng).
Zelalem et al. (2009) cho rằng khả năng tích lũy chất khơ của khoai tây bị ảnh hưởng đáng kể bởi phân đạm và kalị Trong thí nghiệm tại cơng thức bón mức phân 180N: 180P2O5: 180K2O, giống khoai tây KT4 thu được khối lượng chất khô cao nhất đạt 885,2 g/m2 và cơng thức bón mức phân 120N: 120P2O5: 120K2O thu được khối lượng chất khô là thấp nhất (722,3 g/m2) ở giai đoạn 80 ngày sau trồng. Sự sai khác giữa cơng thức bón mức phân 180N: 180P2O5: 180K2O và 150N: 150P2O5: 150K2O là khơng có ý nghĩa ở mức 5%.
4.2.2.2. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến khả năng tích lũy chất khơ của giống khoai tây KT4
Tương tác giữa mật độ trồng và mức phân bón khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tích lũy chất khô của giống khoai tây KT4 ở độ tin cậy 95% (bảng 4.5).
Giai đoạn 20 ngày sau trồng, cây mới mọc, thân lá ít, hàm lượng chất khơ cây tích lũy được thấp chỉ dao động từ 17,9 – 23,8 g/m2 và sự sai khác giữa các công thức là không nhiềụ
Giai đoạn 40 ngày sau trồng, khối lượng chất khơ cây tích lũy được tăng mạnh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thân lá, đạt từ 102,0 – 296,4 g/m2 và sự sai khác giữa các cơng thức thí nghiệm thể hiện rõ rệt. Cơng thức trồng mật độ 6 củ/m2 kết hợp với bón mức phân 150N: 150P2O5: 10K2O (P2M3) và 180N: 180P2O5: 180K2O (P3M3) cùng có khối lượng chất khơ thu được là cao nhất và có sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% khi so với các công thức khác. Khối lượng chất khô thu được thấp nhất là ở công thức trồng mật độ 4 củ/m2 và bón mức phân 120N: 120P2O5: 120K2O (P1M1).
Bảng 4.5. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến khả năng tích lũy chất khơ của giống khoai tây KT4
Đơn vị: g/m2 đất
Công thức Số ngày sau trồng(ngày)
20 40 60 80 P1 M1 17,9a 102,0d 412,1e 527,6d M2 20,0a 164,8c 731,0bc 801,2b M3 22,8a 170,4bc 763,5b 838,0b P2 M1 20,5a 127,1cd 545,2d 644,5c M2 21,7a 205,5b 841,8ab 970,4a M3 22,4a 291,8a 870,5a 977,6a P3 M1 22,6a 130,1c 663,3c 704,5c M2 23,3a 246,8b 868,4a 938,8a M3 23,8a 296,4a 962,7a 1012,4a LSD0,05 3,78 41,58 95,03 74,70 CV% 9,8 13,9 10,9 15,3
Ghi chú: Các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác khơng có ý nghĩa, các giá trị có chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.
Khối lượng chất khô tiếp tục tăng mạnh ở giai đoạn 60 ngày sau trồng, đạt từ 412,1 - 962,7 g/m2. Cơng thức bón mức phân 180N: 180P2O5: 180K2O kết hợp với trồng mật độ 5 củ/m2 và 6 củ/m2 cùng với cơng thức bón mức phân 150N: 150P2O5: 150K2O kết hợp với trồng mật độ 6 củ/m2thu được khối lượng chất khô là cao nhất (đạt 962,7 g/m2; 867,4 g/m2 và 870,5 g/m2) và khơng có sự chênh lệch nhiều so với cơng thức bón mức phân 150N: 150P2O5: 150K2O kết hợp với trồng mật độ 5 củ/m2 (841,8 g/m2).
Giai đoạn 80 ngày sau trồng, giống khoai tây KT4 đạt khối lượng chất khô cực đại, giai đoạn này cây ngừng sinh trưởng thân lá, tập trung vận chuyển dinh dưỡng nuôi củ. Khối lượng chất khô mà cây thu được tại các công thức dao động trong khoảng từ 527,6 – 1012,4 g/m2. Công thức trồng mật độ 6 củ/m2 (P3M3) cây khoai tây vẫn thu được khối lượng chất khô cao nhất, tuy nhiên có sự sai khác khơng có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% khi so sánh với công thức P3M2, P2M3 và P2M2.