Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng, năng suất giống khoai tây KT4 tại thanh trì, hà nội (Trang 41 - 44)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi được áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống khoai tây QCVN 01-59: 2011/BNN&PTNT.

Chỉ tiêu sinh trưởng:

- Ngày trồng: ngày tiến hành thí nghiệm - Ngày mọc: Khi có 70% số khóm mọc

- Số khóm mọc: đếm số khóm mọc sau trồng 30 ngàỵ

- Ngày ngừng sinh trưởng thân lá: tính từ khi trồng đến khi cây ngừng sinh trưởng thân lá.

- Ngày thu hoạch: tính từ khi trồng đến thời điểm thu hoạch

- Thời gian sinh trưởng: Tính từ khi trồng đến khi có 70% thân lá chuyển màu vàng.

- Chiều cao cây (cm): Đo từ cổ rễ đến điểm sinh trưởng của ngọn cao nhất tại các thời điểm 15, 30, 45, 60, 75 ngày sau trồng.

- Số lá (lá): Đếm số lá/ khóm tại các thời điểm 15, 30, 45, 60, 75 ngày sau trồng.

Chỉ tiêu sinh lý:

- Chỉ số diện tích lá LAI (m2 lá/m2 đất): Đo diện tích lá bằng phương pháp cân trực tiếp tại các thời điểm 20, 40, 60, 80 ngày sau trồng.

+ Xác định diện tích lá bằng phương pháp đo trực tiếp qua 1 dm2 Diện tích lá = P2 / P1

Trong đó: P1 là khối lượng lá trên 1 dm2. P2 là khối lượng lá của cả câỵ

+ Chỉ số diện tích lá được tính theo cơng thức: LAI = số m2 lá/1 m2 đất. - Khối lượng chất tươi và chất khơ (g/m2): Cân các cây đã đo diện tích lá, tách riêng phần củ, rễ và phần thân, lá đem sấy ở nhiệt độ 800C đến khối lượng không đổị

Tình hình sâu bệnh hại chính:

- Bệnh mốc sương (Phytophthora infestans):

Đánh giá vào các thời kỳ sau mọc 45, 60, 75 ngày, quan sát diện tích vết bệnh trên thân lá và cho điểm:

Điểm 1: Không bệnh

Điểm 3: Nhẹ, < 20% diện tích thân lá nhiễm bệnh

Điểm 5: Trung bình, 20 – 50% diện tích thân lá nhiễm bệnh Điểm 7: Nặng, > 50 – 75% diện tích thân lá nhiễm bệnh Điểm 9: Rất nặng, > 75 – 100% diện tích thân lá nhiễm bệnh - Bệnh đốm lá (Alternaria Solani):

Đánh giá vào các thời kỳ sau mọc 30 và 45 ngày, quan sát diện tích vết bệnh trên thân lá, đánh giá và cho điểm:

Điểm 1: Không bệnh;

Điểm 3: Nhẹ, < 20% diện tích thân lá nhiễm bệnh

Điểm 5: Trung bình, 20 – 50% diện tích thân lá nhiễm bệnh Điểm 7: Nặng, > 50 – 75% diện tích thân lá nhiễm bệnh Điểm 9: Rất nặng, > 75 – 100% diện tích thân lá nhiễm bệnh - Bệnh virus:

Đánh giá vào thời kỳ sau mọc 15, 30, 45 ngày, đếm số cây có triệu chứng bệnh/ơ. Tính tỷ lệ % cây bị bệnh.

- Bệnh héo xanh do vi khuẩn (Pseudomonas Solanasearum, Ralstoiria

Solanasearum, Erwinia ssp, Corynebacterium spedonicum):

Đánh giá từ trồng đến thu hoạch, đếm số cây có triệu chứng bệnh/ơ. Tính tỷ lệ % cây bị bệnh.

- Rệp gốc (Rhopalosiphum rufiabdominalis):

Đánh giá sau mọc 15, 30 và 45 ngày, quan sát mức độ bị hại đánh giá và cho điểm.

Điểm 0: Không bị hại Điểm 1: Bị hại nhẹ

Điểm 5: Tất cả các cây có lá bị héo, cây sinh trưởng chậm Điểm 7: Trên 50% số cây bị chết

Điểm 9: Tất cả các cây bị chết

- Nhện trắng ( Polyphagonemus latus), Bọ trĩ ( Frankinella spp):

Đánh giá sau mọc 15, 30 và 45 ngày, quan sát đánh giá theo thang điểm (0-9): Điểm 0: Không bị hại

Điểm 1: Bị hại nhẹ

Điểm 3: Một số cây có lá bị hại

Điểm 5: Tất cả các cây có lá bị hại, cây sinh trưởng chậm

Điểm 7: Trên 50% số cây bị chết, số cây còn lại ngừng sinh trưởng Điểm 9: Tất cả các cây bị chết

Các yếu tố cấu thành năng suất:

- Số củ và khối lượng củ/ô: Khi thu hoạch phân loại củ theo đường kính: Củ to: Đường kính > 5cm;

Củ trung bình: Đường kính 3 – 5cm Củ nhỏ: Đường kính < 3cm

Đếm số củ và cân riêng từng loạị

+ Số củ/khóm = tổng số củ: số khóm thu

+ Khối lượng củ/khóm = Tổng khối lượng củ: tổng số khóm thu hoạch. + Năng suất lý thuyết = (Khối lượng củ/khóm x mật độ cây/m2): 100. + Năng suất thực thu: thu toàn bộ củ trong ô cân và quy ra tấn/hạ

- Khối lượng củ không đạt thương phẩm (kg/ô): Khi thu hoạch cân khối lượng tổng cộng củ bị bệnh, củ dị dạng tại mỗi lần nhắc.

Chỉ tiêu sinh hóa:

Phân tích các chỉ tiêu sinh hóa dựa theo phương pháp phân tích của bộ mơn sinh lý sinh hóa và chất lượng Nông Sản, Viện Cây lương thực và cây thực phẩm.

- Hàm lượng tinh bột: theo phương pháp Berctorang TCVN 4594-88 - Hàm lượng NO3: xác định thông qua máy Horiba Twin NO3.  Cơng thức tính lãi thuần và hiệu quả kinh tế:

- Lãi thuần = Tổng thu – Tổng chi phí - Hiệu quả đồng vốn (lần):

Hiệu quả đồng vốn (HS) = VA IC VA = GO - IC

VA: Giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ rạ

IC: Chi phí cho một đơn vị diện tích, trong một khoảng thời gian bao gồm: Chi phí vật chất, dịch vụ khơng bao gồm cơng lao động, khấu haọ

GO: Tổng thu nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng, năng suất giống khoai tây KT4 tại thanh trì, hà nội (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)