Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng, năng suất giống khoai tây KT4 tại thanh trì, hà nội (Trang 47 - 54)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến một số chỉ tiêu

4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng

trưởng chiều cao cây của giống khoai tây KT4

Khoai tây là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn mà lượng sinh khối của nó tạo ra là rất lớn nên sự sinh trưởng, phát triển nhanh và mạnh của cây là rất quan trọng để tạo năng suất. Động thái tăng trưởng chiều cao cây là chỉ tiêu phản ánh sức sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Kết quả của sự tăng về chiều cao thân là quá trình giãn tế bào và phân chia đỉnh sinh trưởng. Chiều cao cây chi phối số lá, mức độ che phủ và diện tích lá. Nó có ảnh hưởng tốt, có tương quan cùng chiều với năng suất. Chiều cao cây là đặc trưng hình thái – sinh lý của giống, tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như: điều kiện ngoại cảnh, chế độ dinh dưỡng và kỹ thuật canh tác.

Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống khoai tây KT4, chúng tôi thu được kết quả dưới đâỵ

4.1.2.1. Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống khoai tây KT4

Để đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống khoai tây KT4 trồng vụ đơng năm 2018, tại Thanh Trì, Hà Nội, chúng tơi tiến hành theo dõi chiều cao cây của giống khoai tây KT4 qua 5 giai đoạn: 15, 30, 45, 60 và 75 ngày sau trồng.

Kết quả đánh giá ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống khoai tây KT4 được trình bày ở bảng 4.2ạ

Bảng 4.2ạ Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống khoai tây KT4

Đơn vị: cm/cây

Yếu tố thí nghiệm

Chiều cao cây tại các giai đoạn theo dõi

15 NST 30 NST 45 NST 60 NST CCCC Mật độ M1 8,5 33,9 53,0 66,7 69,7c M2 8,8 36,2 56,6 69,5 72,9b M3 9,7 37,6 59,6 73,2 76,0a LSD0,05 - - - - 1,74 CV% - - - - 10,5 Phân bón P1 7,6 33,9 55,2 68,4 68,4b P2 9,0 36,5 56,5 69,5 74,9ab P3 10,5 37,2 59,4 71,5 75,4a LSD0,05 - - - - 1,09 CV% - - - - 5,83

Ghi chú: Các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác khơng có ý nghĩa, các giá trị có chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Kết quả bảng 4.2a cho thấy:

Sau giai đoạn 15 ngày sau trồng, chiều cao cây của giống khoai tây KT4 tăng rất nhanh. Đó là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, khối lượng thân lá tăng trưởng mạnh để tạo tiền đề cho năng suất và mạnh nhất là giai đoạn từ 30 - 45 ngày sau trồng, chiều cao cây tăng trung bình từ 1,36 - 1,79 cm/ngàỵ

Giai đoạn 60 ngày sau trồng, sự tăng trưởng chiều cao cây chậm lại chỉ đạt trung bình 0,20 cm/ngày, giai đoạn này cây chuyển từ thời kỳ sinh trưởng sinh

dưỡng sang thời kỳ sinh trưởng sinh thực, thân lá hầu như đã phát triển hồn chỉnh, cây tập trung tích luỹ chất dinh dưỡng để ni củ.

Mật độ trồng khác nhau có động thái tăng trưởng chiều cao cây là khác nhau và có sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% ở giai đoạn 75 ngày sau trồng. Ở giai đoạn này, giống khoai tây KT4 đạt chiều cao cây cuối cùng dao động trong khoảng từ 69,7 – 76 cm, trong đó cơng thức trồng mật độ 6 củ/m2 (M3) cho chiều cao cây đạt cao nhất và chiều cao cây thấp nhất ở công thức trồng mật độ 4 củ/m2 (M1). Điều này hoàn toàn phù hợp do cây mọc dày phải cạnh tranh ánh sáng nên có hiện tượng vống. Ảnh hưởng của khoảng cách cây cách cây gần đến việc tăng chiều cao thân ở vùng nhiệt đới đã được chỉ ra bởi Zaag et

al. (1990) (Alberto da Silva Oliveria, 2000).

Chiều cao cây của giống tăng khi tăng lượng phân bón. Điều này hồn tồn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Sharma et al., (2014), khi tăng mức

phân bón đạm và lân đã làm tăng chiều cao cây của khoai tâỵ

Sau giai đoạn mọc mầm, cây khoai tây bắt đầu phát triển thân lá, việc vun xới và bổ xung dinh dưỡng cho khoai tây được tiến hành, cây khoai tây sinh trưởng nhanh và tại các cơng thức bón mức phân khác nhau sự tăng trưởng về chiều cao cây đều diễn ra rất mạnh ở giai đoạn sau trồng 30 và 45 ngàỵ Tại công thức bón mức phân 120N: 120P2O5: 120K2O (P1), giống khoai tây KT4 đạt chiều cao cây cực đại ở giai đoạn 60 ngày sau trồng (đạt 68,4cm), sau đó cây ngừng sinh trưởng thân lá và bước vào giai đoạn tích lũy dinh dưỡng cho củ. Tuy nhiên, ở công thức bón mức phân 150N: 150P2O5: 150K2O (P2) và 180N: 180P2O5: 180K2O (P3), sự tăng trưởng thân lá được kéo dài hơn, tạo tiền đề cho việc tăng năng suất, chiều cao cây tiếp tục tăng. Đến giai đoạn 75 ngày sau trồng, tại cơng thức bón mức phân 180N: 180P2O5: 180K2O (P3) giống khoai tây KT4 có chiều cao cây là cao nhất đạt 75,4cm và có sự sai khác có ý nghĩa ở mức 5% khi so với cơng thức bón mức phân 120N: 120P2O5: 120K2O nhưng là sai khác khơng có ý nghĩa khi so với cơng thức bón mức phân 150N: 150P2O5: 150K2Ọ

Như vậy, do hiện tượng vống nên chiều cao cây của giống tăng khi mật độ trồng tăng lên. Đồng thời, khi tăng mức phân bón cũng làm tăng chiều cao cây nhưng giữa 2 mức phân bón 150N: 150P2O5: 150K2O và 180N: 180P2O5: 180K2O, sự sai khác về chiều cao cây là khơng có ý nghĩa ở mức 5%.

4.1.2.2. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống khoai tây KT4

Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống khoai tây KT4 được thể hiện ở bảng 4.2b.

Bảng 4.2b. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống khoai tây KT4

Đơn vị: cm/cây

Công thức Chiều cao cây tại các giai đoạn theo dõi

15 NST 30 NST 45 NST 60 NST CCCC P1 M1 7,1 30,6 50,3 64,9 64,9d M2 7,3 35,2 55,4 68,4 68,4c M3 8,3 36,0 59,8 71,9 71,9b P2 M1 8,1 35,4 50,9 66,8 71,7bc M2 8,6 36,2 57,0 69,0 75,0ab M3 10,2 38,0 61,7 72,7 77,9a P3 M1 10,3 35,6 57,7 68,3 72,7b M2 10,6 37,0 59,2 71,0 75,2a M3 10,6 38,9 61,2 75,1 78,2a LSD0,05 - - - - 3,14 CV% - - - - 10,5

Ghi chú: Các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác khơng có ý nghĩa , các giá trị có chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Kết quả bảng 4.2b cho thấy:

Giai đoạn 15 ngày sau trồng, giống khoai tây KT4 thu được chiều cao cây là thấp chỉ đạt từ 7,1 – 10,6 cm, sau đó sự tăng trưởng chiều cao cây diễn ra rất nhanh ở giai đoạn sau trồng 30 ngày đạt từ 30,6 – 38,9 cm (chiều cao cây tăng gấp 3 - 4 lần so với giai đoạn trước) và tiếp tục tăng mạnh ở giai đoạn sau trồng 45 ngày đạt từ 50,3 – 61,2 cm (lượng tăng gần gấp đôi); sau đó sự tăng trưởng chậm lại đạt 64,9 – 75,1 cm ở giai đoạn sau trồng 60 ngày (tăng trung bình 1,2 lần so với giai đoạn trước) và đạt chiều cao cây cuối cùng ở giai đoạn 75 ngày sau trồng.

Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ trồng và mức phân bón khác nhau cho chiều cao cây khác nhau có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Ở giai đoạn 75 ngày sau trồng, giống khoai tây KT4 đạt chiều cao cây cuối cùng dao động trong khoảng từ 64,9 - 78,2 ngàỵ Khi bón mức phân 120N: 120P2O5: 120K2O (P1) và 150N: 150P2O5: 150K2O (P2), chiều cao cây tăng cùng mật độ. Tuy nhiên, khi tăng mức phân lên 180N: 180P2O5: 180K2O (P3), trồng mật độ 6 củ/m2 và 5 củ/m2 cùng thu được chiều cao cây cao nhất đạt 78,2 cm và 75,2 cm và tương đương với công thức trồng mật độ 6 củ/m2 kết hợp với bón mức phân 150N: 150P2O5: 150K2O (P2M3) đạt 77,9cm. Công thức trồng mật độ 4 củ/m2 kết hợp với bón mức phân 120N: 120P2O5: 120K2O (P1M1) thu được chiều cao cây là thấp nhất chỉ đạt 64,9cm.

Như vậy, khi trồng mật độ 5củ/m2 hoặc 6 củ/m2 kết hợp với mức phân 150N: 150P2O5: 150K2O hoặc 180N: 180P2O5: 180K2O, chiều cao cây thu được tại các công thức là tương đương nhau và cao hơn khi trồng mật độ 4 củ/m2 kết hợp với bón mức phân 120N: 120P2O5: 120K2O và có sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

4.1.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng số lá của giống khoai tây KT4 trưởng số lá của giống khoai tây KT4

Lá là cơ quan dinh dưỡng hết sức quan trọng của cây, với chức năng chính là tham gia vào quá trình quang hợp để tạo ra các hợp chất hữu cơ và năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây, là tiền đề tạo năng suất. Song song với quá trình tăng trưởng về chiều cao cây là sự tăng lên về số lá.

Tốc độ ra lá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng của câỵ Tốc độ ra lá có mối quan hệ chặt với sự tăng trưởng chiều cao câỵ Sự tăng trưởng chiều cao cây càng nhanh thì lá cây ra càng nhiều và ngược lạị Tuy nhiên, tốc độ ra lá còn phụ thuộc vào đặc điểm của giống, số đốt/thân, số thân/khóm, điều kiện chăm sóc...

Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng số lá của giống khoai tây KT4 trong vụ đông năm 2018, tại Thanh Trì, Hà Nội, chúng tơi thu được kết quả như saụ

4.1.3.1. Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng số lá của giống khoai tây KT4

Kết quả đánh giá ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng số lá của giống khoai tây KT4 được thể hiện ở bảng 4.3ạ

Bảng 4.3ạ Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng số lá của giống khoai tây KT4

Đơn vị: Lá/cây

Yếu tố thí nghiệm

Số lá tại các giai đoạn theo dõi

15 NST 30 NST 45 NST 60 NST SLCC Mật độ M1 5,0 8,6 14,5 17,6 18,5a M2 5,3 9,0 14,9 18,1 18,8a M3 4,5 8,2 14,1 17,3 18,1a LSD0,05 - - - - 1,06 CV% - - - - 5,6 Phân bón P1 4,7 8,4 14,3 17,4 17,4a P2 4,9 8,6 14,6 17,7 18,9a P3 5,1 8,8 14,6 17,9 19,1a LSD0,05 - - - - 1,69 CV% - - - - 14,49

Ghi chú: Các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác khơng có ý nghĩa , các giá trị có chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Kết quả bảng 4.3a cho thấy:

Cũng giống như chiều cao cây, các công thức trồng mật độ khác nhau, số lá trên cây tăng trưởng mạnh ở giai đoạn sau trồng từ 30 - 60 ngày, mạnh nhất là giai đoạn 30 - 45 ngày sau trồng trung bình 3 ngày ra 1 lá. Giai đoạn 60 – 75 ngày sau trồng, tốc độ ra lá giảm, trong vòng 15 ngày chỉ tăng 1 lá. Tại các công thức trồng mật độ khác nhau, động thái tăng trưởng số lá khác nhau là khơng có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Như vậy, trồng mật độ dày hơn, do cạnh tranh ánh sáng nên chiều cao cây cao hơn khi trồng mật độ thưa nhưng đó là kết quả của q trình kéo dài đốt thân, không ảnh hưởng đến số lá.

Tương tự, mức phân bón khác nhau cũng khơng ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng số lá của cây ở mức ý nghĩa 5%. Với cơng thức bón mức phân 120N: 120 P2O5: 120K2O (P1), số lá của cây đạt giá trị cực đại ở giai đoạn 60 ngày sau trồng. Sự tăng trưởng số lá tiếp tục diễn ra tại cơng thức bón mức phân 150N: 150P2O5: 150K2O (P2) và 180N: 180P2O5: 180K20 (P3), đến giai đoạn 75 ngày sau trồng đạt 18,9 và 19,1 lá/cây, tuy nhiên sự sai khác này là khơng có ý nghĩa so với công thức P1 (17,4 lá/cây).

4.1.3.2. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng số lá của giống khoai tây KT4

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng số lá của giống khoai tây KT4 được tổng hợp ở bảng 4.3b.

Bảng 4.3b. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng số lá của giống khoai tây KT4

Đơn vị: Lá/cây

Công thức Số lá tại các giai đoạn theo dõi

15 NST 30 NST 45 NST 60 NST SLCC P1 M1 4,8 8,4 14,3 17,4 17,4a M2 5,1 8,8 14,7 17,8 17,8a M3 4,3 8,0 14,0 17,1 17,1a P2 M1 5,0 8,7 14,7 17,8 19,0a M2 5,3 9,0 15,0 18,0 19,1a M3 4,4 8,1 14,0 17,2 18,6a P3 M1 5,1 8,9 14,6 17,7 19,0a M2 5,6 9,2 15,1 18,4 19,6a M3 4,7 8,3 14,2 17,6 18,7a LSD0,05 - - - - 2,54 CV% - - - - 5,6

Ghi chú: Các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác khơng có ý nghĩa , các giá trị có chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Kết quả bảng 4.3b cho thấy:

Giai đoạn 15 ngày sau trồng, giống khoai tây KT4 đạt từ 4,3 – 5,6 lá/cây, giai đoạn 30 ngày sau trồng, tốc độ ra lá của cây tăng rất nhanh đạt từ 8,1 – 9,2 lá/cây (số lá tăng gần gấp đôi so với giai đoạn trước) và tiếp tục tăng mạnh ở giai đoạn 45 ngày sau trồng, đạt từ 14,0 - 15,1 lá/câỵ Sự tăng trưởng số lá chậm hơn, đạt từ 17,1 - 18,4 lá/cây ở giai đoạn 60 ngày sau trồng. Sau 60

ngày sau trồng, tốc độ ra lá diễn ra rất chậm chỉ đạt từ 17,1 - 19,6 lá/cây ở giai đoạn 75 ngày sau trồng.

Do mật độ trồng và mức phân bón khơng có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng số lá của giống khoai tây KT4 ở mức ý nghĩa 5% nên sự tương tác giữa mật độ trồng và mức phân bón cũng khơng có ảnh hưởng đến chỉ tiêu này ở độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng, năng suất giống khoai tây KT4 tại thanh trì, hà nội (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)