Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng, năng suất giống khoai tây KT4 tại thanh trì, hà nội (Trang 62 - 64)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh

MỨC ĐỘ NHIỄM SÂU BỆNH HẠI CỦA GIỐNG KHOAI TÂY KT4 TRỒNG VỤ ĐƠNG NĂM 2018 TẠI THANH TRÌ, HÀ NỘI

Trong các yếu tố hạn chế năng suất của sản xuất khoai tây, sâu bệnh hại là một trong những yếu tố quan trọng và nguy hiểm. Mức độ nhiễm sâu, bệnh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giống, điều kiện ngoại cảnh và chế độ chăm sóc.

Trong sản xuất khoai tây, việc đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại của một giống khoai tây tại các thời điểm sinh trưởng khác nhau là rất quan trọng, để nhận biết khả năng chống chịu sâu bệnh của giống, đồng thời có các biện pháp phịng trừ thích hợp nhằm hạn chế tối thiểu mức độ ảnh hưởng của sâu bệnh đến sinh trưởng và năng suất của câỵ

Chúng tôi theo dõi ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính trên giống khoai tây KT4, trong vụ Đơng năm 2018, tại Thanh Trì, Hà Nội ở các giai đoạn khác nhau, kết quả đánh giá tại giai đoạn theo dõi cuối cùng được tổng hợp trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến mức độ nhiễm một số loại bệnh hại chính trên giống khoai tây KT4

Cơng thức Virus (%) Mốc sương (1-9) Rệp (0-9) Nhện (0-9) Bọ trĩ (0-9) P1 M1 0,0 3,0 1,0 1,7 1,0 M2 0,7 3,7 1,0 1,7 1,0 M3 0,0 4,3 1,0 2,3 1,0 P2 M1 0,0 4,3 1,0 2,3 1,0 M2 0,0 4,3 1,0 2,3 1,0 M3 0,0 5,0 1,0 3,0 1,0 P3 M1 3,1 5,0 1,0 3,0 1,0 M2 0,0 5,0 1,0 3,0 1,0 M3 1,1 5,7 1,0 3,7 1,0

Ở nước ta, bệnh hại khoai tây rất đa dạng, trong đó bệnh mốc sương, bệnh héo xanh và bệnh virus là những loại bệnh chính, có thể làm giảm năng suất khoai tây từ 30 - 70% hay mất năng suất hoàn toàn nếu bùng phát thành dịch đối với bệnh mốc sương.

Kết quả nghiên cứu tổng hợp trong bảng 4.6 cho thấy: Mật độ trồng và mức phân bón khác nhau khơng ảnh hưởng đến mức độ nhiễm bệnh virus của giống. Giống khoai tây KT4 mang gen chống chịu bệnh virus nên mức độ nhiễm bệnh của giống tại các cơng thức thí nghiệm là thấp dao động trong khoảng từ 0 - 3,1%.

Bệnh héo xanh do vi khuẩn thường phát sinh khi độ ẩm đất và khơng khí caọ Do chất lượng giống tốt, chế độ chăm sóc hợp lý và thời tiết thuận lợi nên tại tất cả các cơng thức thí nghệm, giống khoai tây KT4 không nhiễm bệnh héo xanh.

Bệnh mốc sương (Phytophthora infestans) xuất hiện và phát triển mạnh khi nhiệt độ thấp, độ ẩm khơng khí cao, kèm mưa phùn kéo dài và thường gây hại nặng trong vụ Xuân. Trong vụ Đông năm 2018, thời tiết thuận lợi cho cây khoai tây sinh trưởng, phát triển nên đến thời điểm gần thu hoạch, giống khoai tây KT4 chỉ nhiễm bệnh mốc sương ở mức nhẹ đến trung bình (3 - 5 điểm).Tại cơng thức bón mức phân 120N: 120P2O5: 120K2O, ở các mật độ trồng khác nhau, mức độ nhiễm bệnh mốc sương của giống chỉ ở mức nhẹ. Mức độ nhiễm bệnh mốc sương của giống vẫn giữ nguyên (điểm 3) khi bón mức phân 150N: 150P2O5: 150K2O kết hợp với trồng mật độ 4 củ/m2 và 5 củ/m2. Tuy nhiên, khi tăng mật độ trồng lên 6 củ/m2 mức độ nhiễm bệnh tăng lên ở mức trung bình (điểm 5). Ở mức phân bón 180N: 180P2O5: 180K2O, giống khoai tây KT4 nhiễm bệnh mốc sương ở mức trung bình tại cả 3 mật độ trồng. Điều này hồn tồn phù hợp, vì khi tăng mức phân bón, sinh trưởng thân lá tăng mạnh, quá nhiều thân lá, che khuất nhau, làm tăng nhiệt độ và độ ẩm trong tán lá, tạo môi trường thuận lợi cho bệnh phát triển.

Rệp, nhện và bọ trĩ là sâu hại chính trên cây khoai tây và xuất hiện khi thời tiết ấm, khô hạn. Nhiều khi nhện và bọ trĩ cùng xuất hiện làm cho khoai tây chết rất nhanh.

Trong thí nghiệm, rệp và trĩ gây hại trên giống khoai tây KT4 chỉ ở mức nhẹ, nhện gây hại ở mức nhẹ đến trung bình (1,7 – 3,7 điểm). Mật độ trồng và mức phân bón khác nhau khơng ảnh hưởng nhiều đến mức độ gây hại của rệp, nhện và bọ trĩ. Tại các cơng thức bón mức phân 120N: 120P2O5: 120K2O, nhện gây hại ở mức nhẹ từ 1,7 - 2,3 điểm; khi tăng mức phân bón lên 150N: 150P2O5: 150K2O, mức gây hại của rệp tăng lên ở mức trung bình từ 2,3 - 3,0 điểm; khi tăng

mức phân bón lên 180N: 180P2O5: 180K2O mức gây hại của rệp ở mức từ 3,0 - 3,7 điểm. Mật độ tăng, mức độ gây hại của nhện có tăng lên nhưng khơng đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng, năng suất giống khoai tây KT4 tại thanh trì, hà nội (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)