3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 2 nhân tố được bố trí theo kiểu Split-plot, 3 lần nhắc lại: Nhân tố chính: Mật độ gồm 3 mật độ:
+ M1: 4 củ/m2 (16 thân/m2) + M2: 5 củ/m2 (20 thân/m2) + M3: 6 củ/m2 (24 thân/m2)
Củ khoai tây trong thí nghiệm có cùng kích cỡ và có 4 thân/củ.
Củ được trồng hàng đôi với khoảng cách hàng cố định 40cm, cây cách cây thay đổi là 40 cm (4 củ/m2), 32 cm (5 củ/m2), 27 cm (6 củ/m2), tim rãnh luống cách nhau 1,2 m.
Nhân tố phụ (ô lớn): mức phân bón + P1: 120N: 120P2O5: 120K2O + P2: 150N: 150P2O5: 150K2O + P3: 180N: 180P2O5: 180K2O Thí nghiệm gồm 9 tổ hợp công thức: CT1: P1M1; CT2: P1M2; CT3: P1M3 CT4: P2M1; CT5: P2M2; CT6: P2M3 CT7: P3M1; CT8: P3M2; CT9: P3M3 Tất cả tổ hợp công thức thí nghiệm được bón trên nền 10 tấn phân chuồng. Tổng diện tích khu vực thí nghiệm là 370 m2, trong đó diện tích bố trí các công thức thí nghiệm với 3 lần nhắc lại là 324 m2 (diện tích mỗi ô nhỏ là 12m2, diện tích mỗi ô lớn là 36m2) và còn lại là diện tích bảo vệ.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
Bảo vệ Bảo vệ Bảo vệ III P2M3 P2M2 P2M1 P3M2 P3M3 P3M1 P1M3 P1M1 P1M2 II P3M2 P3M3 P3M1 P1M3 P1M2 P1M1 P2M2 P2M1 P2M3 I P1M1 P1M2 P1M3 P2M1 P2M3 P2M2 P3M1 P3M3 P3M2 Bảo vệ
Ghi chú: I, II, III là các lần nhắc.
3.5.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Thời vụ:
Thí nghiệm được tiến hành trồng ngày 30 tháng 10 năm 2018 và thu hoạch ngày 31 tháng 01 năm 2019.
Làm đất:
Đất được phay nhỏ, tơi xốp kết hợp với thu gom rơm rác và gốc dạ để hạn chế nguồn sâu bệnh.
Lên luống:
Dùng máy lên luống đôi rộng 120cm. Cách trồng:
- Rạch hàng trên mặt luống, rải phân chuồng hoai mục và lân vào rãnh. - Đặt củ giống lên rãnh, mầm hướng lên trên, chú ý không để củ giống tiếp xúc với phân hóa học.
- Lấp củ dày 5 cm bằng đất tơi xốp. Phương pháp bón phân:
Bón lót: Phân chuồng + 100% lân + 50% đạm + 50% Kali
Bón thúc: Lượng đạm và kali còn lại khi vun lần 1, sau trồng 30 ngày, khi cây cao khoảng 15 – 20 cm.
Vun xới:
- Vun xới đợt 1: khi cây cao 15 - 20 cm tiến hành xới nhẹ, làm sạch cỏ, bón phân lần 2, vun luống.
- Vun xới lần 2: sau khi vun xới đợt 1 15 ngày, tiến hành xới nhẹ, làm sạch cỏ và vun luống lần cuốị Cần vun luống to và cao để tránh hiện tượng vỏ củ bị xanh, củ bị biến dạng khi gặp nhiệt độ caọ
Tưới nước:
- Giữ ẩm đất khoảng 75 - 80% độ ẩm đồng ruộng.
- Sử dụng phương pháp tưới rãnh khi cây khoai tây cần nước và kết hợp với xun xớị
- Tưới nước lần 1: khi khoai mọc 15 – 20 cm, đất khô thì tưới, cho nước vào rãnh ngập ½, mỗi lần cho vào từ 3 - 4 rãnh, khi đủ nước, đắp đầu rãnh cũ và tháo đầu rãnh mớị
- Tưới nước lần 2: Khoảng 2 - 3 tuần sau tưới nước lần 1, đất khô thì tướị - Tưới nước lần 3: Khoảng 2 - 3 tuần sau tưới nước lần 2, đất khô thì tướị - Ngừng tưới trước thu hoạch 2 tuần.
Phòng trừ sâu bệnh:
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra sâu bệnh hại, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cần, đúng chủng loại và phun thuốc đúng liều lượng khuyến cáọ
3.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi được áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống khoai tây QCVN 01-59: 2011/BNN&PTNT.
Chỉ tiêu sinh trưởng:
- Ngày trồng: ngày tiến hành thí nghiệm - Ngày mọc: Khi có 70% số khóm mọc
- Số khóm mọc: đếm số khóm mọc sau trồng 30 ngàỵ
- Ngày ngừng sinh trưởng thân lá: tính từ khi trồng đến khi cây ngừng sinh trưởng thân lá.
- Ngày thu hoạch: tính từ khi trồng đến thời điểm thu hoạch
- Thời gian sinh trưởng: Tính từ khi trồng đến khi có 70% thân lá chuyển màu vàng.
- Chiều cao cây (cm): Đo từ cổ rễ đến điểm sinh trưởng của ngọn cao nhất tại các thời điểm 15, 30, 45, 60, 75 ngày sau trồng.
- Số lá (lá): Đếm số lá/ khóm tại các thời điểm 15, 30, 45, 60, 75 ngày sau trồng.
Chỉ tiêu sinh lý:
- Chỉ số diện tích lá LAI (m2 lá/m2 đất): Đo diện tích lá bằng phương pháp cân trực tiếp tại các thời điểm 20, 40, 60, 80 ngày sau trồng.
+ Xác định diện tích lá bằng phương pháp đo trực tiếp qua 1 dm2 Diện tích lá = P2 / P1
Trong đó: P1 là khối lượng lá trên 1 dm2. P2 là khối lượng lá của cả câỵ
+ Chỉ số diện tích lá được tính theo công thức: LAI = số m2 lá/1 m2 đất. - Khối lượng chất tươi và chất khô (g/m2): Cân các cây đã đo diện tích lá, tách riêng phần củ, rễ và phần thân, lá đem sấy ở nhiệt độ 800C đến khối lượng không đổị
Tình hình sâu bệnh hại chính:
- Bệnh mốc sương (Phytophthora infestans):
Đánh giá vào các thời kỳ sau mọc 45, 60, 75 ngày, quan sát diện tích vết bệnh trên thân lá và cho điểm:
Điểm 1: Không bệnh
Điểm 3: Nhẹ, < 20% diện tích thân lá nhiễm bệnh
Điểm 5: Trung bình, 20 – 50% diện tích thân lá nhiễm bệnh Điểm 7: Nặng, > 50 – 75% diện tích thân lá nhiễm bệnh Điểm 9: Rất nặng, > 75 – 100% diện tích thân lá nhiễm bệnh - Bệnh đốm lá (Alternaria Solani):
Đánh giá vào các thời kỳ sau mọc 30 và 45 ngày, quan sát diện tích vết bệnh trên thân lá, đánh giá và cho điểm:
Điểm 1: Không bệnh;
Điểm 3: Nhẹ, < 20% diện tích thân lá nhiễm bệnh
Điểm 5: Trung bình, 20 – 50% diện tích thân lá nhiễm bệnh Điểm 7: Nặng, > 50 – 75% diện tích thân lá nhiễm bệnh Điểm 9: Rất nặng, > 75 – 100% diện tích thân lá nhiễm bệnh - Bệnh virus:
Đánh giá vào thời kỳ sau mọc 15, 30, 45 ngày, đếm số cây có triệu chứng bệnh/ô. Tính tỷ lệ % cây bị bệnh.
- Bệnh héo xanh do vi khuẩn (Pseudomonas Solanasearum, Ralstoiria Solanasearum, Erwinia ssp, Corynebacterium spedonicum):
Đánh giá từ trồng đến thu hoạch, đếm số cây có triệu chứng bệnh/ô. Tính tỷ lệ % cây bị bệnh.
- Rệp gốc (Rhopalosiphum rufiabdominalis):
Đánh giá sau mọc 15, 30 và 45 ngày, quan sát mức độ bị hại đánh giá và cho điểm.
Điểm 0: Không bị hại Điểm 1: Bị hại nhẹ
Điểm 5: Tất cả các cây có lá bị héo, cây sinh trưởng chậm Điểm 7: Trên 50% số cây bị chết
Điểm 9: Tất cả các cây bị chết
- Nhện trắng ( Polyphagonemus latus), Bọ trĩ ( Frankinella spp):
Đánh giá sau mọc 15, 30 và 45 ngày, quan sát đánh giá theo thang điểm (0-9): Điểm 0: Không bị hại
Điểm 1: Bị hại nhẹ
Điểm 3: Một số cây có lá bị hại
Điểm 5: Tất cả các cây có lá bị hại, cây sinh trưởng chậm
Điểm 7: Trên 50% số cây bị chết, số cây còn lại ngừng sinh trưởng Điểm 9: Tất cả các cây bị chết
Các yếu tố cấu thành năng suất:
- Số củ và khối lượng củ/ô: Khi thu hoạch phân loại củ theo đường kính: Củ to: Đường kính > 5cm;
Củ trung bình: Đường kính 3 – 5cm Củ nhỏ: Đường kính < 3cm
Đếm số củ và cân riêng từng loạị
+ Số củ/khóm = tổng số củ: số khóm thu
+ Khối lượng củ/khóm = Tổng khối lượng củ: tổng số khóm thu hoạch. + Năng suất lý thuyết = (Khối lượng củ/khóm x mật độ cây/m2): 100. + Năng suất thực thu: thu toàn bộ củ trong ô cân và quy ra tấn/hạ
- Khối lượng củ không đạt thương phẩm (kg/ô): Khi thu hoạch cân khối lượng tổng cộng củ bị bệnh, củ dị dạng tại mỗi lần nhắc.
Chỉ tiêu sinh hóa:
Phân tích các chỉ tiêu sinh hóa dựa theo phương pháp phân tích của bộ môn sinh lý sinh hóa và chất lượng Nông Sản, Viện Cây lương thực và cây thực phẩm.
- Hàm lượng tinh bột: theo phương pháp Berctorang TCVN 4594-88 - Hàm lượng NO3: xác định thông qua máy Horiba Twin NO3. Công thức tính lãi thuần và hiệu quả kinh tế:
- Lãi thuần = Tổng thu – Tổng chi phí - Hiệu quả đồng vốn (lần):
Hiệu quả đồng vốn (HS) = VA IC VA = GO - IC
VA: Giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ rạ
IC: Chi phí cho một đơn vị diện tích, trong một khoảng thời gian bao gồm: Chi phí vật chất, dịch vụ không bao gồm công lao động, khấu haọ
GO: Tổng thu nhập.
3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm Excel, chương trình IRRISTAT 5.0.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ MỨC PHÂN BÓN ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG KHOAI TÂY KT4 MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG KHOAI TÂY KT4 TRỒNG VỤ ĐÔNG NĂM 2018 TẠI THANH TRÌ, HÀ NỘI
Sinh trưởng là quá trình tăng về kích thước của tế bào làm cây lớn lên trong một giai đoạn, là sự biến đổi về rễ, thân, lá. Có nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây như: điều kiện khí hậu, đất đai, dinh dưỡng, chế độ canh tác...
Phân bón có có ảnh hưởng đáng kể đến sự sinh trưởng, phát triển của cây khoai tâỵ Việc bổ xung dinh dưỡng bằng các loại phân bón có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự phát triển tối ưu của bộ lá và sự phát triển của củ, từ đó nâng cao năng suất. Tuy nhiên, nếu sử dụng phân bón quá mức sẽ dẫn đến kéo dài thời gian sinh trưởng sinh dưỡng, chậm phát triển củ, dẫn đến năng suất thấp. Đồng thời, sự dư thừa dinh dưỡng trong đất sẽ dẫn đến sự mất mát do rửa trôi, ô nhiễm nguồn nước. Do đó, việc sử dụng phân bón hợp lý trong sản xuất khoai tây giúp cây cho năng suất, đem lại lợi nhuận cho người nông dân và tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
Mật độ trồng thì quyết định sự cạnh tranh dinh dưỡng của cây trong quần thể nên nó có tác động đến sự sinh trưởng, phát triển của cây khoai tây và khả năng cho năng suất, số lượng và kích thước củ thu được.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống khoai tây KT4 trồng vụ đông năm 2018. Kết quả được trình bày dưới đâỵ
4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống khoai tây KT4 trưởng của giống khoai tây KT4
Thời gian sinh trưởng của cây phụ thuộc vào giống, mùa vụ, vùng sinh thái và điều kiện canh tác. Thời gian sinh trưởng của cây khoai tây được tính từ khi trồng đến khi thu hoạch.
Việc tìm hiểu thời gian sinh trưởng của cây khoai tây là rất cần thiết để từ đó xây dựng chế độ thâm canh, luân canh, cũng như biện pháp khoa học kỹ thuật
hợp lý cho giống để phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện sản xuất của từng vùng, đồng thời nâng cao năng suất, cũng như chất lượng của giống.
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của mật trồng và mức phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống khoai tây KT4 được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống khoai tây KT4
Đơn vị: Ngày Công thức Trồng – mọc Mọc – ngừng sinh trưởng thân lá Ngừng sinh trưởng thân lá- thu hoạch Thời gian sinh trưởng P1 M1 10 50 25 85 M2 10 50 25 85 M3 10 50 25 85 P2 M1 10 55 25 90 M2 10 55 25 90 M3 10 55 25 90 P3 M1 10 57 25 92 M2 10 57 25 92 M3 10 57 25 92
Kết quả bảng 4.1 cho thấy:
Do điều kiện thời tiết thuận lợi, độ ẩm đất đảm bảo, củ giống chất lượng tốt, dinh dưỡng cung cấp đúng thời điểm nên giống khoai tây KT4 sinh trưởng nhanh, có thời gian từ khi trồng đến mọc mất 10 ngày, thời gian từ khi mọc đến ngừng sinh trưởng thân lá dao động từ 50 – 57 ngày, thời gian từ ngừng sinh trưởng thân lá đến thu hoạch là 25 ngàỵ
Mọc mầm là thời kỳ đầu tiên trong chu kỳ phát triển của cây khoai tây, nó quyết định sự tồn tại và sức sống của cây sau nàỵ Trong thời gian mọc mầm, cây chủ yếu sử dụng dinh dưỡng dự trữ từ củ giống, một phần lấy từ đất nên mật độ trồng và mức phân bón khác nhau không ảnh hưởng đến thời gian từ khi trồng đến mọc của giống khoai tây KT4.
Sau khi mọc và cây khoai tây cao khoảng 15 – 20 cm, việc vun xới và bổ xung dinh dưỡng cho cây được tiến hành. Cây khoai tây hút dinh dưỡng và phát triển thân lá mạnh. Trong cùng mức phân bón, mật độ trồng khác nhau không
ảnh hưởng đến thời gian từ khi mọc đến ngừng sinh trưởng thân lá của giống. Tuy nhiên, khi tăng mức phân bón đã kéo dài thời gian này từ 5 đến 7 ngàỵ Ở công thức bón mức phân 180N: 180P2O5: 180K2O (P3), giống khoai tây KT4 có thời gian từ khi mọc đến ngừng sinh trưởng thân lá dài nhất (57 ngày) và ngắn nhất ở công thức bón mức phân 120N: 120P2O5: 120K2O (P1) (50 ngày).
Sau khi ngừng sinh trưởng thân lá, cây khoai tây chủ yếu sử dụng sản phẩm quang hợp, vận chuyển, tích lũy dinh dưỡng cho củ. Mật độ trồng và mức phân bón khác nhau không ảnh hưởng đến thời gian từ ngừng sinh trưởng thân lá đến thu hoạch của giống.
Tổng thời gian sinh trưởng của giống khoai tây KT4 chênh lệch giữa các công thức có mức phân bón và mật độ trồng khác nhau dao động từ 2 - 7 ngàỵ Sự chênh lệch thời gian sinh trưởng này là do giai đoạn từ mọc đến ngừng sinh trưởng thân lá và có sự khác nhau giữa các công thức có mức phân bón và mật độ trồng khác nhau, tuy nhiên sự chênh lệch này không ảnh hưởng nhiều đến thời gian sinh trưởng của giống khoai tây thí nghiệm.
Khi bón mức phân 120N: 120P2O5: 120K2O, thời gian sinh trưởng của giống là 85 ngày; bón mức phân 150N: 150P2O5: 150K2O, thời gian sinh trưởng của giống là 90 ngày, khi bón mức phân 180N: 180P2O5: 180K2O, thời gian sinh trưởng của giống tăng lên 92 ngàỵ
4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống khoai tây KT4 trưởng chiều cao cây của giống khoai tây KT4
Khoai tây là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn mà lượng sinh khối của nó tạo ra là rất lớn nên sự sinh trưởng, phát triển nhanh và mạnh của cây là rất quan trọng để tạo năng suất. Động thái tăng trưởng chiều cao cây là chỉ tiêu phản ánh sức sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Kết quả của sự tăng về chiều cao thân là quá trình giãn tế bào và phân chia đỉnh sinh trưởng. Chiều cao cây chi phối số lá, mức độ che phủ và diện tích lá. Nó có ảnh hưởng tốt, có tương quan cùng chiều với năng suất. Chiều cao cây là đặc trưng hình thái – sinh lý của giống, tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như: điều kiện ngoại cảnh, chế độ dinh dưỡng và kỹ thuật canh tác.
Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống khoai tây KT4, chúng tôi thu được kết quả dưới đâỵ
4.1.2.1. Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống khoai tây KT4