Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng và mức phân bón đến các yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng, năng suất giống khoai tây KT4 tại thanh trì, hà nội (Trang 64 - 66)

tố cấu thành năng suất và năng suất của giống khoai tây KT4

Bảng 4.7ạ Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng và mức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống khoai tây KT4

Yếu tố thí nghiệm Số củ/khóm (củ) Số củ/m2 (củ) KL củ (g) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) Mật độ M1 8,03a 32,13c 92,94a 29,86 22,39b M2 7,13a 35,67b 87,57a 31,22 24,98a M3 6,40a 38,40a 82,44ab 31,66 26,32a LSD0,05 1,90 2,40 7,15 - 2,52 CV% 4,85 3,21 11,50 - 10,65 Mức phân P1 6,43a 31,67b 90,07a 28,29 22,29b P2 7,40a 36,77a 88,62a 32,04 25,48a P3 7,67a 37,78a 86,49a 32,41 25,77a LSD0,05 0,90 4,12 3,64 - 3,18 CV% 4,86 4,52 11,45 - 10,65

Ghi chú: Các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa , các giá trị có chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Kết quả bảng 4.7a cho thấy:

Ba mật độ trồng trong thí nghiệm không ảnh hưởng đến số củ/khóm, tuy nhiên khi tăng mật độ trồng thì số củ/m2 tăng và có sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Khối lượng trung bình củ giảm theo mật độ trồng, nhưng sự sai khác giữa công thức trồng mật độ 4 củ/m2 và 5 củ/m2 là không có ý nghĩa ở mức 5%.

Karafyllidis et al. (1997) cho rằng, mật độ trồng khoai tây ảnh hưởng lớn đến năng suất củ. Mặc dù số củ/khóm và khối lượng củ giảm khi tăng mật độ trồng nhưng số củ/m2 tăng dẫn đến năng suất củ tăng (Georgakis et al., 1997; Dimante và Zinta Gaile, 2015). Thí nghiệm của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự: khi tăng mật độ trồng đã làm giảm số củ/khóm và khối lượng củ giảm nhưng làm tăng số củ/m2 dẫn đến năng suất tăng và có sự sai khác có ý nghĩa 5% giữa các mật độ trồng. Khi trồng mật độ 6 củ/m2 giống khoai tây KT4 thu được năng suất thực thu là cao nhất đạt 26,32 tấn/ha và năng suất thực thu thấp nhất ở công thức trồng mật độ 4 củ/m2 chỉ đạt 22,39 tấn/hạ Tuy nhiên, giữa mật độ trồng 5 củ/m2 và 6 củ/m2 năng suất thu được có sự sai khác không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Tương tự, khi tăng mức phân bón cũng làm tăng yếu tố cấu thành năng suất là số củ/m2, từ đó tăng năng suất củ và có sự sai khác có ý nghĩa giữa các mức bón, nhưng khi bón phân vượt quá nhu cầu của cây năng suất có tăng nhưng không đáng kể, thậm chí còn giảm nếu tiếp tục tăng lượng phân bón. Kết quả nghiên cứu của Jamaati-e-Somarin et al. (2009) cũng ghi nhận, khi tăng lượng đạm bón từ 0 đến 160 N cây sẽ hút nhiều dinh dưỡng nên khối lượng củ, số củ/m2 tăng dẫn đến năng suất tăng, nhưng khi tăng từ 160 đến 200 N đã làm giảm hiệu suất sử dụng đạm và năng suất giảm do số củ/m2 và khối lượng củ giảm.

Trong thí nghiệm khi sử dụng mức phân bón 150N: 150P2O5: 150K2O năng suất khoai tây tăng đáng kể khi so với công thức bón mức phân 120N: 120P2O5: 120K2O (tăng 3,19 tấn/ha) và có sự sai khác có ý nghĩa ở mức 5% so với các công thức khác. Tuy nhiên, khi tăng mức phân bón lên 180N: 180P2O5: 180K2O, năng suất khoai tây có tăng nhưng sự sai khác là không có ý nghĩa khi so với công thức bón mức phân 150N: 150P2O5: 150K2Ọ Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả phân tích về khả năng tích lũy chất khô và nghiên cứu của Trương Văn Hộ (2010), lượng phân đạm bón cho khoai tây thường là 100–120 kg N/hạ Bón tăng lượng phân đạm thì năng suất củ tăng, nhưng bón lượng cao hơn 150kg N/ha, năng suất có tăng nhưng tăng ít và hiệu quả không caọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng, năng suất giống khoai tây KT4 tại thanh trì, hà nội (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)