Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến chất lượng củ của giống
CHẤT LƯỢNG CỦ CỦA GIỐNG KHOAI TÂY KT4 TRỒNG VỤ ĐƠNG NĂM 2018, TẠI THANH TRÌ, HÀ NỘI
Để đánh giá chất lượng khoai tây sử dụng cho ăn tươi, chỉ tiêu hàm lượng chất khô, tinh bột và đặc biệt là hàm lượng NO3- là rất quan trọng. Những giống khoai tây có hàm lượng chất khơ cao từ 18 – 20% là xu hướng chọn tạo của các nhà chọn giống, nó vừa đảm bảo chất lượng ăn tươi và chế biến khoai tâỵ
Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến chất lượng củ của giống khoai tây KT4 được thể hiện ở bảng 4.9.
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến chất lượng củ của giống khoai tây KT4
Công thức Hàm lượng chất khô (%) Hàm lượng tinh bột (%) Hàm lượng NO3- (mg/kg củ tươi) P1 M1 18,55 15,03 102,5 M2 18,91 15,32 97,5 M3 18,67 15,12 85,0 P2 M1 19,24 16,11 130,0 M2 20,86 16,90 102,5 M3 19,79 16,03 95,0 P3 M1 18,66 15,42 142,5 M2 19,41 15,72 107,5 M3 19,08 15,45 102,5
Kết quả bảng 4.9 cho thấy:
Trong cùng mức phân bón, mật độ trồng có ảnh hưởng khơng đáng kể đến hàm lượng chất khô củ của giống khoai tây KT4.Cụ thể: Tại mức phân bón 120N: 120P2O5: 120K2O, sự sai khác về hàm lượng chất khô củ tại các công thức trồng mật độ khác nhau là không nhiềụ Khi tăng mức phân bón lên 150N: 150P2O5: 150K2O, tại công thức kết hợp trồng mật độ 5 củ/m2 (P2M2) cho hàm lượng chất khô củ là cao nhất, khi tăng lên mật độ trồng 6 củ/m2 thì hàm lượng chất khơ củ có xu hướng giảm xuống. Khi tăng lên mức phân 180N: 180P2O5: 180K2O, hàm lượng chất khô củ tại công thức kết hợp với mật độ trồng 5 củ/m2 cao hơn khi trồng mật độ 4 củ/m2 nhưng là tương đương với công thức trồng mật độ 6 củ/m2. Điều này hồn tồn phù hợp do tăng mức phân bón và mật độ trồng làm tăng sự sinh trưởng thân lá của cây nhưng cũng đồng nghĩa với việc tăng mức nhiễm sâu bệnh hại và các lá che khuất nhau nhiều làm giảm hiệu suất quang hợp dẫn đến giảm hàm lượng chất khơ tích lũy về củ.
Tại cả 3 mức phân bón, mật độ trồng khác nhau khơng có ảnh hưởng đến hàm lượng tinh bột trong củ của giống.
Khi tăng mức phân bón từ 120N: 120P2O5: 120K2O lên mức 150N: 150P2O5: 150K2O hàm lượng chất khô, hàm lượng tinh bột tại các cơng thức thí nghiệm có xu hướng tăng, nhưng khi tăng lên mức phân bón 180N: 180P2O5: 180K2O, hàm lượng chất khơ và tinh bột có xu hướng giảm xuống. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hồ Hữu An và Đinh Thế Lộc (2005), nếu bón đạm 160kg/ha trở lên sẽ làm giảm lượng tinh bột so với mức bón 120kg/hạ
Tại cơng thức P2M2, giống khoai tây KT4 cho hàm lượng chất khô và tinh bột cao nhất đạt 20,86% và 16,90%.
Hàm lượng NO3- là chỉ tiêu được quan tâm đặc biệt khi phân tích chất lượng các loại rau củ nói chung và khoai tây nói riêng. Bón đạm quá liều lượng sẽ làm tăng dư lượng nitơrat trong củ khoai tâỵ Theo quy định của FAO đối với dư lượng NO3 trong củ khoai tây là 250 mg/kg phần sử dụng làm thức ăn. Khi tăng mức phân bón thì hàm lượng NO3- trong củ khoai tây cũng tăng, tuy nhiên tất cả các công thức thí nghiệm củ khoai tây có hàm lượng NO3- nằm trong ngưỡng cho phép từ 85,0 – 142,5 mg/kg củ tươị