Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Thời vụ:
Thí nghiệm được tiến hành trồng ngày 30 tháng 10 năm 2018 và thu hoạch ngày 31 tháng 01 năm 2019.
Làm đất:
Đất được phay nhỏ, tơi xốp kết hợp với thu gom rơm rác và gốc dạ để hạn chế nguồn sâu bệnh.
Lên luống:
Dùng máy lên luống đôi rộng 120cm. Cách trồng:
- Rạch hàng trên mặt luống, rải phân chuồng hoai mục và lân vào rãnh. - Đặt củ giống lên rãnh, mầm hướng lên trên, chú ý khơng để củ giống tiếp xúc với phân hóa học.
- Lấp củ dày 5 cm bằng đất tơi xốp. Phương pháp bón phân:
Bón lót: Phân chuồng + 100% lân + 50% đạm + 50% Kali
Bón thúc: Lượng đạm và kali cịn lại khi vun lần 1, sau trồng 30 ngày, khi cây cao khoảng 15 – 20 cm.
Vun xới:
- Vun xới đợt 1: khi cây cao 15 - 20 cm tiến hành xới nhẹ, làm sạch cỏ, bón phân lần 2, vun luống.
- Vun xới lần 2: sau khi vun xới đợt 1 15 ngày, tiến hành xới nhẹ, làm sạch cỏ và vun luống lần cuốị Cần vun luống to và cao để tránh hiện tượng vỏ củ bị xanh, củ bị biến dạng khi gặp nhiệt độ caọ
Tưới nước:
- Giữ ẩm đất khoảng 75 - 80% độ ẩm đồng ruộng.
- Sử dụng phương pháp tưới rãnh khi cây khoai tây cần nước và kết hợp với xun xớị
- Tưới nước lần 1: khi khoai mọc 15 – 20 cm, đất khơ thì tưới, cho nước vào rãnh ngập ½, mỗi lần cho vào từ 3 - 4 rãnh, khi đủ nước, đắp đầu rãnh cũ và tháo đầu rãnh mớị
- Tưới nước lần 2: Khoảng 2 - 3 tuần sau tưới nước lần 1, đất khơ thì tướị - Tưới nước lần 3: Khoảng 2 - 3 tuần sau tưới nước lần 2, đất khơ thì tướị - Ngừng tưới trước thu hoạch 2 tuần.
Phòng trừ sâu bệnh:
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra sâu bệnh hại, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cần, đúng chủng loại và phun thuốc đúng liều lượng khuyến cáọ