2.1.2.1. Tổ chức quản lý, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan bảo hiểm xã hội với các cơ quan có liên quan
Chính sách BHXH chịu sự tác động, đan xen của nhiều chính sách khác như tiền lương, tiền công … Vì vậy, để thực hiện tốt chính sách BHXH rất cần sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan trong đó có các cơ quan như Chi Cục
Thuế, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Nhà nước, Phòng Kế hoạch và Đầu tư, Công an huyện … Bởi khi DN thành lập phải đăng ký chế độ tiền lương và số lao động mà DN sẽ áp dụng, thang bảng lương đối với từng chức vụ, cấp bậc trong doanh nghiệp đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện. Từ phòng LĐTBXH sẽ giới thiệu Doanh nghiệp qua đăng ký hồ sơ nộp Bảo hiểm cho tất cả các đối tượng thuộc Doanh nghiệp. Việc thông tin chéo giữa cơ quan Thuế và cơ quan BHXH cũng rất quan trọng trong việc trốn tránh nghĩa vụ nộp BHXH và việc gian lận Thuế phải nộp ngân sách nhà nước.
2.1.2.2. Tăng cường tuyên truyền để doanh nghiệp và người lao động hiểu và tuân thủ luật bảo hiểm xã hội
Chủ doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ những thủ tục hành chính, những quy định của pháp luật về các vấn đề có liên quan tới việc thành lập doanh nghiệp để đi vào sản xuất. Vì vậy, cần phải tập trung tuyên truyền tới các đối tượng chủ doanh nghiệp, để họ hiểu việc thực hiện luật bảo hiểm xã hội trong đó bao gồm quyền lợi và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp và người lao động, để họ không có ý định trốn, tránh đóng và tuân thủ luật bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó là bộ phận người lao động trong doanh nghiệp, cần thường xuyên tổ chức các buổi tiếp xúc trực tiếp với đối tượng này vì những đối tượng này trực tiếp gắn với quyền lợi và nghĩa vụ khi thực hiện tuân thủ luật BHXH. 2.1.2.3. Tăng cường quản lý đối tượng đóng bảo hiểm xã hội
Hiện nay, việc quản lý đối tượng đóng bảo hiểm xã hội còn nhiều hạn chế, chỉ khi doanh nghiệp tới kê khai nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động cơ quan mới quản lý được những đối tượng này. Còn những đối tượng không kê khai trong hồ sơ nộp bảo hiểm cơ quan bảo hiểm chưa có hướng xử lý vấn đề này. Từ đó gây nên việc thất thu bảo hiểm xã hội hàng năm ngày càng tăng. Đây là một điều đáng báo động trong việc đưa ra các giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ hơn nhóm đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội.
2.1.2.4. Tăng cường quản lý mức thu nhập đóng bảo hiểm xã hội
Việc các doanh nghiệp hay thậm chí chính bản thân người lao động không mặn mà trong việc đóng bảo hiểm xã hội dẫn tới việc quản lý chính xác mức thu nhập mà người lao động thực nhận làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là rất khó khăn. Doanh nghiệp với mức đóng 21,5 % đang gánh trên mình một mức chi phí rất lớn trên tổng doanh thu của mình, nên điều này là rất dễ hiểu vì sao mức đóng
bảo hiểm mà doanh nghiệp đăng ký đóng luôn ở mức sàn mà không phải theo thu nhập thực tế của người lao động. Người lao động giờ đây với áp lực từ cuộc sống khó khăn, cũng không mấy mặn mà tham gia đóng bảo hiểm xã hội, vì thời gian để hưởng lương hưu là phải đóng đủ 25 năm đối với nữ và 30 năm đối với nam. Trong khi đó đại đa số người lao động không thể gắn bó với doanh nghiệp thời gian dài , vì vậy họ bắt tay với doanh nghiệp để giảm mức đóng bảo hiểm xã hội là việc đương nhiên.
2.1.2.5. Tăng cường năng lực và trách nhiệm thực thi công vụ của các cán bộ cơ quan bảo hiểm xã hội
Việc Tăng cường năng lực và trách nhiệm thực thi công vụ là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trải qua 20 năm thành lập bảo hiểm xã hội Việt Nam đã từng bước trưởng thành qua nhiều thời kỳ, tuy còn nhiều những khó khăn đặt ra nhưng bảo hiểm xã hội Việt Nam luôn cố gắng hoàn thành mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội. Việc từng cán bộ ngành bảo hiểm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố cốt lõi để đảm bảo trách nhiệm thực thi công vụ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 2.1.2.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật bảo hiểm xã hội
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được chú trọng. Nội dung kiểm tra tập trung vào công tác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn, công tác quản lý và sử dụng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế tại đơn vị sử dụng lao động đối với người lao động, công tác quản lý tài chính và chi quản lý bộ máy; công tác quản lý đối tượng và chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Các cơ quan đã thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định; các doanh nghiệp đã cụ thể hóa các quy định pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành thành các văn bản của doanh nghiệp như thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế tiền lương, hợp đồng lao động…
2.1.2.7. Rà soát bổ sung các quy định chế tài xử lý vi phạm thu nộp bảo hiểm xã hội
Trước đây, việc xử lý vi phạm thu nộp BHXH khi cơ quan BHXH đi thanh tra, kiểm tra chỉ dừng ở mức độ lập biên bản vi phạm và truy thu số tiền bảo hiểm trốn đóng, chậm đóng mà không được giao quyền xử phạt vi phạm về luật
BHXH. Vì vây, BHXH Việt Nam mong muốn giao quyền cho tổ chức BHXH được xử phạt vi phạm pháp luật về BHXH và hoàn thiện các quy định có liên quan nhằm tạo thuận lợi cho cơ quan BHXH trong quá trình tham gia khởi kiện các cơ quan, tổ chức vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT; đồng thời nghiên cứu bổ sung một số tội danh về BHXH, BHYT trong Bộ luật hình sự để tránh bỏ lọt tội phạm như tội trốn đóng BHXH, BHYT, tội không đóng BHXH, BHYT đúng mức quy định, tội không đóng BHXH, BHYT cho đủ số người lao động, tội gian lận BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Bên cạnh đó, cần rà soát các quy định hiện nay về các hành vi vi phạm pháp luật để tiến hành sửa đổi, bổ sung cho phù hợp cũng như tăng mức xử phạt và cần quy định lãi chậm nộp bằng hoặc cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm đóng không đúng mức hoặc không đúng thời hạn từ 30 ngày trở lên.