Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 48)

3.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu 3.2.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Số liệu liên quan đến tình hình tham gia BHXH, đối tượng tham gia BHXH, mức đóng BHXH, tình hình thu BHXH và tình hình thất thu BHXH nói chung, tại huyện Tiên Du nói riêng được thu thập thông qua các báo cáo hàng năm của cơ quan BHXH.

Phương pháp thu thập chủ yếu là tổng hợp từ các tài liệu như các báo cáo về công tác tham gia BHXH, báo cáo về tình hình thu BHXH và thất thu BHXH bắt buộc tại huyện Tiên Du, các văn bản pháp quy của Nhà nước về công tác BHXH; các báo cáo và nghiên cứu, báo, tạp chí, website liên quan...

3.2.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra và lấy ý kiến qua bảng câu hỏi được chuẩn bị trước. Trên cơ sở chọn một số đơn vị doanh nghiệp với nội dung về tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người lao động.

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã chọn đối tượng điều tra, gồm: Lãnh đạo và cán bộ quản lý thu BHXH, chủ doanh nghiệp và người lao động về tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH của chủ doanh nghiệp và người lao động, tình hình thu BHXH và chống thất thu BHXH trên địa bàn huyện Tiên Du.

Về số đơn vị điều tra: Căn cứ vào cơ cấu các đơn vị theo từng loại hình đang hoạt động và tình hình thực hiện việc trích nộp BHXH tại BHXH huyện Tiên Du, tác giả chia ra 3 khối đơn vị cần điều tra:

 Khối DN NQD có 195 đơn vị: điều tra 60 số đơn vị

 Khối HCSN có 110 đơ n vị: điều tra 30 số đơn vị

 Khối DNNN có 17 đơn vị: điều tra 10 số đơn vị

Đề tài cũng tiến hành điều tra 100 lao động, trong đó có 60 lao động thuộc DN NQD, 20 lao động thuộc DNNN và 20 lao động khối HCSN.

Đề tài cũng tiến hành phỏng vấn Giám đốc BHXH huyện và cán bộ trực tiếp quản lý thu BHXH bắt buộc tại cơ quan.

3.2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu

Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu, như tài liệu về lý luận, thực tiễn và các tài liệu, số liệu thu thập được từ các phòng của Bảo hiểm Xã hội Tỉnh Bắc Ninh, Bảo hiểm Xã hội huyện Tiên Du.

Đối với thông tin sơ cấp: Đối với tài liệu sơ cấp sau khi thu thập, được làm sạch sẽ tiến hành tổng hợp xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận thực tiễn.

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Sau khi thu thập thông tin thì thông tin ban đầu sẽ có tính rời rạc, không theo một trật tự nhất định, nhìn vào đây chưa thể phát hiện điều gì phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Do vậy, phải trình bày lại một cách có hệ thống làm cho dữ liệu gọn lại và thể hiện được tính chất nội dung nghiên cứu.

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động… Từ đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình chống thất thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Tiên Du.

3.2.2.2. Phương pháp so sánh

So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, có tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu (cụ thể so sánh các chỉ tiêu, số liệu của năm sau so với năm trước, kỳ sau so với kỳ trước…), từ đó giúp ta tổng hợp được những cái chung, tách ra được những nét riêng của chỉ tiêu được so sánh. Trên cơ sở đó có thể đánh giá được một cách khách quan thực trạng ảnh hưởng đến công tác chống thất thu BHXH bắt buộc, từ đó đưa ra cách giải quyết, các biện pháp nhằm đạt được hiệu quả tối ưu.

3.2.3. Các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu

o Số DN, đơn vị hoạt động trên địa bàn.

o Số DN, đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động. o Số Lao động phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định. o Số lao động thực tế tham gia BHXH bắt buộc.

 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ tham gia BHXH : o Tỷ lệ DN, đơn vị tham gia BHXH bắt buộc o Tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc

 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thu BHXH :

o Số tiền thu BHXH bắt buộc theo kế hoạch hàng năm o Số tiền thu BHXH bắt buộc thực tế hàng năm

o Tỷ lệ hoàn thành thu BHXH bắt buộc so với kế hoạch o Mức lương bình quân đóng BHXH theo quy định

o Mức lương bình quân thực tế người SDLĐ kê khai đóng BHXH cho NLĐ.

 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thất thu, nợ đọng:

o Tỷ lệ số lao động tham gia đóng BH trên số lao động hiện có. o Tỷ lệ số Doanh nghiệp tham gia trong kế hoạch và thực tế o Kết quả kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn

o Quỹ lương trích nộp bảo hiểm xã hội

o Chỉ tiêu mức lương thực tế và mức lương làm căn cứ đóng BHXH. o Chỉ tiêu số thất thu nợ đọng BHXH theo các năm

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU BHXH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU THỜI GIAN QUA TIÊN DU THỜI GIAN QUA

4.1.1. Các giải pháp chống thất thu đã thực hiện trên địa bàn huyện Tiên Du 4.1.1.1. Tổ chức quản lý, tăng cường phối hợp giữa cơ quan bảo hiểm xã hội 4.1.1.1. Tổ chức quản lý, tăng cường phối hợp giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ quan có liên quan

Công tác tổ chức quản lý, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nằm trên địa bàn là yếu tố rất quan trọng trong việc chống thất thu bảo hiểm xã hội. Việc trao đổi thông tin liên quan giữa các cơ quan luôn được thực hiện một cách thường xuyên và liên tực, đảm bảo thông tin doanh nghiệp và người lao động luôn được cung cấp một cách rõ ràng và cụ thể. Cơ quan nhà nước tại địa bàn là Uỷ ban nhân dân huyện mà trực tiếp là phòng lao động thương binh và xã hội trực tiếp tiếp nhận việc đăng ký chế độ tiền lương, thang bảng lương, số lao động. Từ đó doanh nghiệp sẽ dùng hồ sơ, thang bảng lương và số lao động qua cơ quan bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Ngoại việc phối hợp với phía phòng LĐTBXH để quản lý thông tin đóng BHXH thì cơ quan BHXH huyện Tiên Du còn phối hợp với các cơ quan ban ngành trong huyện như Cơ quan Chi cục Thuế huyện Tiên Du. Cơ quan Thuế huyện Tiên Du là đơn vị quản lý pháp lệnh về việc chấp hành nghĩa vụ đóng Thuế của tất cả các Doanh nghiệp trên địa bàn, việc chi phí bảo hiểm là một trong những tiêu chí tính lên tổng chi phí của toàn doanh nghiệp trước khi tính ra số thuế Thu nhập Doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách nhà nước. Vì vậy, số chi phí bảo hiểm này sẽ được hai cơ quan phối hợp kiểm tra liên ngành, tránh trường hợp Doanh nghiệp đã hạch toán chi phí BH của người lao động, nhưng lại chưa đóng BHXH gây thất thu cho quỹ BHXH. Đây là một trong những cơ quan hỗ trợ tốt nhất cho phía cơ quan BHXH huyện trong việc phòng chống thất thu BHXH hiện nay.

Việc phối hợp thực hiện chống thất thu BHXH với Tòa án nhân dân huyện, Chi cục thi hành án dân sự huyện, ngân hàng đóng trên địa bàn cũng hết sức quan trọng. Tòa án nhân dân huyện là nơi tiếp nhận hồ sơ khởi tố các hành vi vi phạm

về Luật BHXH, tội trốn đóng, tội chiếm dụng số tiền BH của người lao động không nộp vào Ngân sách nhà nước. Chi cục thi hành án huyện là nơi thực thi các phán quyết của Tòa án nhân dân huyện về những vi phạm liên quan đến BHXH như trốn đóng, nợ đóng BHXH, chiếm dụng tiền bảo hiểm của người lao động...Ngân hàng cũng là một cơ quan trong nhóm các cơ quan phối hợp thực hiện việc chống thất thu BHXH. Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính, ngoài việc cho các Doanh nghiệp và các tổ chức vay vốn để sản xuất kinh doanh thì Ngân hàng cũng góp phần vào việc truy thu số nợ đọng, trốn đóng BHXH hoặc phong tỏa tài khoản của Doanh nghiệp cho tới khi giải quyết xong nghĩa vụ của Doanh nghiệp đối với Nhà nước.

Sơ đồ 4.1. Mô hình phối hợp quản lý chống thất thu BHXH tại huyện Tiên Du Nguồn: UBND huyện Tiên Du (2016) Tổ chức công tác phối hợp được thực hiện như sau:

- UBND huyện Tiên Du là cơ quan quản lý Nhà nước: có chức năng ra Đơn vị sử dụng

lao động và người lao động Cơ quan QLNN

tại địa phương

Cơ quan BHXH cấp trên

Liên đoàn lao động huyện Tiên Du Phòng LĐ- TBXH huyện Tiên Du Phòng Thanh tra huyện Tiên Du UBND huyện Tiên Du Tòa án nhân dân huyện Tiên Du Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tiên Du Ngân hàng Cơ quan phối

hợp thu BHXH BHXH huyện Tiên Du Chi cục Thuế huyện Tiên Du

quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về công tác BHXH; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị do vi phạm luật BHXH.

- Phòng LĐ-TBXH; Phòng Thanh tra; Liên đoàn lao động:

+ Phối hợp trong việc tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH tới đơn vị sử dụng lao động và người lao động.

+ Phối hợp công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH.

+ Phối hợp trong tổ chức thực hiện chế độ chính sách, quản lý đối tượng tham gia và thu BHXH bắt buộc.

+ Phối hợp trao đổi thông tin với các đơn vị về người lao động tại các đơn vị để tăng cường công tác phát triển đơn vị trên địa bàn.

- Chi cục Thuế:

+ Hàng tháng, gửi danh sách (file dữ liệu) các đơn vị mới kê khai đăng ký nộp thuế cho BHXH huyện Tiên Du (ngày 15 tháng sau gửi danh sách tháng trước).

+ Phối hợp với BHXH Tiên Du trong việc thu hồi nợ đọng BHXH thông qua việc yêu cầu các đơn vị phải cung cấp "Thông báo kết quả đóng BHXH" của BHXH Tiên Du làm căn cứ xác định chi phí hợp lý khi quyết toán thuế.

- Tòa án nhân dân huyện Tiên Du: Phối hợp với BHXH Tiên Du trong việc khởi kiện các đơn vị nợ đọng, vi phạm luật BHXH.

- Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tiên Du: Thực hiện xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án theo qui định của pháp luật liên quan đến BHXH, hạn chế các vi phạm pháp luật liên quan đến BHXH, khắc phục tình trạng nợ đọng BHXH, nâng cao ý thức chấp hành luật BHXH.

- Ngân hàng: phối hợp đôn đốc thu nộp tiền BHXH; thực hiện tự động trích chuyển khoản tiền nợ đọng từ tài khoản của đơn vị sang tài khoản của cơ quan BHXH sau khi bản án của tòa án có hiệu lực.

BHXH huyện Tiên Du căn cứ tình hình thực tế của ngành, địa phương để phân cấp quản lý thu BHXH bắt buộc cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. BHXH huyện xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến NLĐ tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện; Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH.

doanh nghiệp chưa nộp BHXH theo đúng thời gian quy định. Từ đó 2 tuần 1 lần tiến hành kiểm tra, ra soát những đơn vị đang có dấu hiệu chậm nộp và trốn đóng BHXH.

BHXH huyện sẽ lập nhóm cán bộ thuộc phòng kiểm tra và phòng thu cùng phối hợp thực hiện việc thanh kiểm tra các đơn vị theo sự chỉ đạo từ Giám Đốc BHXH huyện.

BHXH huyện cũng theo định kỳ tháng, quý, 6 tháng, năm và lập Biên bản thẩm định số liệu. Bảo hiểm xã hội huyện tiến hành tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH bắt buộc đối với người SDLĐ và NLĐ theo phân cấp quản lý.

Theo phân cấp quản lý thu BHXH bắt buộc do BHXH tỉnh Bắc Ninh ban hành thì tất cả các doanh nghiệp có số lao động lớn phải đăng ký tham gia BHXH ở văn phòng BHXH tỉnh. Việc phân cấp quản lý này với mục đích để BHXH tỉnh trực tiếp quản lý các doanh nghiệp có số lao động lớn nhằm theo dõi việc biến động lao động, quỹ lương tham gia BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp và đôn đốc việc thu nộp BHXH bắt buộc hàng tháng kịp thời, hạn chế tình trạng nợ đọng, trốn đóng.

4.1.1.2. Tăng cường tuyên truyền để doanh nghiệp và người lao động hiểu và tuân thủ luật bảo hiểm xã hội

Công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH vẫn chưa được thường xuyên, còn hạn chế, hiệu quả thấp, nội dung và hình thức tuyên truyền chưa phong phú, thiết thực; chưa chú ý tuyên truyền đến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Sự phối hợp tuyên truyền chính sách pháp luật BHXH của các cơ quan liên quan chưa được chú ý quan tâm.

Công tác tuyên truyền được thực hiện như sau:

- Hàng năm cơ quan BHXH huyện đệ trình kinh phí làm biển bảng, băng rôn áp phích lên cơ quan BHXH Tỉnh, nhằm tích cực tuyên truyền phổ biển về luật BHXH cho mọi đối tượng.

- Cơ quan báo chí, đài truyền thanh huyện phối hợp cùng với cơ quan BHXH huyện đưa ra những ấn phẩm, những tập san về tuyên truyền phổ biến luật cho đối tượng người lao động. Đài truyền thanh Huyện kết hợp làm những phóng sự có nội dung tuyên truyền những quyền lợi được đảm bảo khi tham gia BHXH, phát thanh rộng rãi trên toàn bộ xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Tiên Du.

- Tổ chức các lớp tập huấn về Bảo hiểm xã hội, các chính sách của nhà nước tới các Doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện.

4.1.1.3. Tăng cường quản lý đối tượng đóng bảo hiểm xã hội

Công tác quản lý đối tượng đóng bảo hiểm xã hội hiện nay do bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du triển khai còn chưa thật sự chắt chẽ, thiếu tính đồng bộ. Việc quản lý đối tượng còn mang tính bị động, chưa thực sự chủ động trong việc quản lý nguồn số liệu về các đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Nguồn số liệu này chỉ dựa trên kết quả tổng hợp của phòng lao động thương binh xã hội huyện chuyển sang và danh sách lao động mà doanh nghiệp cung cấp khi lập hồ sơ tham gia bảo hiểm cho doanh nghiệp. Việc thực hiện kiểm tra số lượng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội với số lượng đối tượng lao động thực sự hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp đã có, tuy nhiên chưa nhiều dẫn tới việc số liệu về việc quản lý các đối tượng này chỉ mang tính chất tương đối.

Công tác quản lý đối tương được thực hiện như sau:

- Hàng tháng từ 10 – 15 của tháng phòng lao động thương binh và xã hội sẽ gửi bảng biểu tổng hợp số doanh nghiệp, số lao động mà doanh nghiệp đã đăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)