Các yếu tố thuộc về cơ quan bhxh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 82)

4.2.2.1. Ý thức trách nhiệm và thái độ phục vụ của nhân viên ngành BHXH Ý thức trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ công chức là một trong những yếu tố tiên quyết trong việc phòng chống thất thu BHXH ngay từ phía cơ quan BHXH. Hiện nay, có một bộ phận không hề nhỏ đội ngũ cán bộ không ý thức đầy đủ về chức trách nhiệm vụ của mình, làm việc hời hợt, chỉ biết nghĩ tới lợi ích cá nhân. Việc thiếu tinh thần trách nhiệm nên làm việc cẩu thả, làm qua loa, đến khi gặp khó khăn lại sợ trách nhiệm nên đùn đẩy, đổ lỗi cho người khác. Vì lo sợ phải chịu trách nhiệm nên không muốn thay đổi cách làm việc, không chịu lắng nghe ý kiến, đóng góp của người xung quanh, luôn đặt lợi ích của mình lên trước nên dẫn tới tình trạng công việc trì trệ và không có hiệu quả công việc tốt. Theo khảo sát có 77 phiếu (chiếm 77%) cho rằng thái độ phục vụ của nhân viên ngành BHXH tác động đến việc các doanh nghiệp có nhiệt tình tham gia BHXH cho người lao động hay không. Sự tận tình, chu đáo cùng trách nhiệm tạo ra sự cởi mở, gần gũi và nhận được sự phối hợp thiết thực, hiệu quả và ngược lại nếu thái độ, ý thức trách nhiệm kém thì tạo ra sự bức xúc, khó chịu cho đối tượng được giao tiếp…Trong hoạt động của ngành Bảo hiểm xã hội cũng vậy, nếu tinh thần thái độ phục vụ không tốt, thiếu ý thức trách nhiệm làm cho các đơn vị, doanh nghiệp ngại tiếp xúc và giao dịch với cơ quan Bảo hiểm Xã hội. Dựa vào đó một số doanh nghiệp lấy cớ để không đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ hoặc có tham gia nhưng thiếu trách nhiệm…

4.2.2.2. Quy trình thực hiện

Việc thực hiện quy trình thu nộp bảo hiểm xã hội hiện nay chưa thực hiện rõ ràng, còn thiếu minh bạch, mang tính chất thủ công là những rào cản đối với các cơ quan, tổ chức thực hiện chính sách BHXH cho NLĐ. Việc thực hiện thủ tục một cửa liên thông cũng đã gỉam thiểu được rất nhiều thời gian từ khâu tiếp nhận

tới khâu xử lý hồ sơ. Tuy nhiên, việc tiếp nhận xử lý hồ sơ còn gặp rất nhiều khó khăn, thời gian xử lý hồ sơ còn chậm, do lượng hồ sơ nhiều trong khi đó thì phòng tiếp nhận hồ sơ hiện nay còn thiếu nhân sự chưa đáp ứng đủ. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ đã chậm thì việc thực hiện quản lý thu nộp, in ấn sổ thẻ, giải quyết các thủ tục sẽ cũng bị chậm chễ theo, gây ảnh hưởng tới quyền lợi người lao động.

Quan hệ phối hợp với các cơ quan quản lý lao động, cơ quan chức năng, ban ngành như: Chi cục thuế, Phòng Kinh tế, Phòng LĐ-TBXH...chưa tốt, chưa chặt chẽ, chưa đúng với tinh thần trong thông báo chung trong cuộc họp giữa BHXH huyện Tiên Du với các cơ quan ban ngành liên quan. Do những đặc thù của từng cơ quan liên quan trong việc phối hợp thực hiện, nên việc tìm được ra thời gian cụ thể để cùng thực hiện các biện pháp là tương đối khó khăn, ảnh hưởng rất nhiều tới việc phòng chống thất thu hiện nay và trong thời gian tới. 4.2.2.3. Chế tài xử phạt vi phạm

Theo điều tra có 89 phiếu (chiếm tỷ lệ 89%) cho rằng quy định mức phạt vàcác chế tài xử phạt về xử lý hành chính trong lĩnh vực BHXH còn nhẹ, chưa đủ mạnh, không đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp chủ sử dụng lao động. Nhiều doanh nghiệp chấp nhận nộp chậm đóng BHXH vì tỷ lệ % còn thấp hơn đi vay ngân hàng, nên việc nợ đọng BHXH còn rất phức tạp. Hay thậm chí chính với người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp cũng bắt tay với chủ doanh nghiệp để trốn đóng bảo hiểm, điều này thật sự gây rất nhiều khó khăn trong công tác phòng chống thất thu bảo hiểm xã hội. Các chế tài xử phạt vi phạm về lĩnh vực BHXH có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện chính sách BHXH nói chung và công tác thu, chống thất thu BHXH nói riêng.

Bộ luật Hình sự mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1-7-2016 đã bổ sung tội phạm mới là tội trốn đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Theo Điều 216, chủ thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại tội này ngoài cá nhân còn có thể là pháp nhân - DN trốn đóng bảo hiểm, cụ thể người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, hoặc dựa trên số tiền thực tế trốn đóng, đóng không đủ và nhiều người lao động bị trốn đóng hay đóng không đủ bảo hiểm, mà có các mức truy cứu trách nhiệm hình sự khác nhau. Mức phạt tiền cao nhất pháp nhân phạm tội phải chịu có thể lên đến 3 tỷ đồng. Một trong những điểm mới đáng kể của Bộ luật Hình sự là truy cứu trách

nhiệm hình sự cho cả pháp nhân và tội trốn đóng bảo hiểm này chính là một trong các tội mà pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự, nguyên nhân là do việc không đóng, hoặc đóng sai bảo hiểm cho người lao động đã mang lại lợi ích kinh tế cho pháp nhân doanh nghiệp này.

4.2.2.4. Công tác kiểm tra, thanh tra

Chức năng kiểm tra, xử lý của cơ quan BHXH đối với những vi phạm chính sách BHXH của người sử dụng lao động còn nhiều hạn chế. Cơ quan BHXH chưa được giao thẩm quyền xử phạt các đơn vị vi phạm pháp luật về BHXH mà sau khi phát hiện chỉ dừng lại ở việc làm văn bản đề nghị các cơ quan chức năng để xử lý. Thẩm quyền kiểm tra còn hạn hẹp, nhiều DN không thực hiện kết luận sau kiểm tra của cơ quan BHXH nhưng cơ quan BHXH lại không có thẩm quyền xử phạt; có những ý kiến phải chờ cơ quan chức năng, nếu để chậm hoặc không có ý kiến thì việc giải quyết sẽ chậm theo, thậm chí ách tắc gây phức tạp thêm.

Hiện nay lực lượng làm công tác thanh tra kiểm tra trong ngành bảo hiểm xã hội còn tương đối mỏng, công tác bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ chưa thường xuyên đã khiến công tác thanh tra và giám sát chưa đáp ứng được quy mô và mức độ phức tạp trong các cuộc thanh tra doanh nghiệp. Chưa kể số lượng cán bộ có thâm niên, có kinh nghiệm làm công tác thanh tra còn rất ít, chủ yếu là cán bộ mới, nên cần được đào tạo và tích lũy thêm kinh nghiệm thanh tra, dẫn tới việc triển khai các đoàn thanh tra phải phụ thuộc vào cán bộ các phòng liên quan, nên trong nhiều trường hợp công chức tham gia đoàn thanh tra chưa đủ kinh nghiệm xử lý các vấn đề phát sinh.

Bảng 4.15. Tình hình thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH tại 100 DN điều tra năm 2016

Chỉ tiêu Đvt

Nhóm DN chưa tham gia BHXH bắt buộc Nhóm DN đã tham gia BHXH bắt buộc DN đã được thanh tra, kiểm tra DN chưa được thanh tra, kiểm tra

DN đã được thanh tra, kiểm tra DN chưa được thanh tra, kiểm tra Số lượng DN DN 6 44 23 27 Tỷ lệ % 12,0 88,0 46,0 54,0

Qua bảng 4.15 ta thấy trong tổng số các doanh nghiệp được điều tra ở nhóm chưa tham gia BHXH bắt buộc thì có 06 doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra về công tác thực hiện Luật BHXH (chiếm 12%). Trong khi đó nhóm doanh nghiệp đã tham gia BHXH bắt buộc được điều tra thì có 23 doanh nghiệp đã được thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH (chiếm 46%).

Trong số 50 doanh nghiệp tại thời điểm thanh tra, kiểm tra không tham gia BHXH bắt buộc nhưng sau khi thanh tra, kiểm tra thì có 10 doanh nghiệp đã làm thủ tục đăng ký tham gia BHXH bắt buộc theo quy định, đạt tỷ lệ 20 %. Trong số 50 doanh nghiệp đã tham gia BHXH bắt buộc tại thời điểm thanh tra, kiểm tra thì có 04 doanh nghiệp đóng không đủ số người phải tham gia, 05 doanh nghiệp nợ BHXH bắt buộc. Sau khi thanh tra, kiểm tra có 03 đơn vị nộp hết số tiền nợ BHXH bắt buộc (đạt 60,0%), 02 đơn vị nộp được 50% số tiền nợ BHXH bắt buộc (đạt 40,0%), 04 đơn vị đóng đủ số người phải tham gia BHXH bắt buộc (đạt 100%). Như vậy, ta thấy công tác thanh tra, kiểm tra có tác động trực tiếp đến việc tham gia và đóng BHXH bắt buộc trên địa bàn. Nếu công tác thanh tra, kiểm tra được quan tâm, thực hiện thường xuyên hơn thì công tác thu BHXH bắt buộc trên địa bàn đối với các doanh nghiệp càng thuận lợi, hạn chế được tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH bắt buộc và ngược lại.

4.2.2.5. Công tác tuyên truyền

Từ thực trạng thực hiện các giải pháp chống thất thu trên địa bàn huyện trong thời gian qua, BHXH huyện Tiên Du cũng đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, cụ thể như: In và cấp phát các tờ rơi, tờ gấp về các chế độ, chính sách BHXH; quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia. Làm một số pano áp phích tại một số nơi tập trung đông dân cư. Phối hợp với các cơ quan đài, báo mở các chuyên mục, đăng tải các thông tin, bài viết tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH. Công tác tuyên truyền đã dần nâng cao được nhận thức của người lao động, chủ sử dụng lao động và các cấp chính quyền, từ đó tuân thủ tốt hơn các quy định của pháp luật về BHXH trong đó có công tác thu, giảm thất thu BHXH trên địa bàn huyện.

Công tác tuyên truyền tại huyện Tiên Du chưa được thực hiện một cách bài bản, cán bộ làm công tác tuyên truyền đều là kiêm nhiệm, nội dung tuyên truyền còn sơ sài, hình thức chưa phong phú, chưa đa dạng, quy mô còn hạn chế, kinh phí cho hoạt động tuyên truyền còn hạn chế…Qua đó, chúng ta thấy rằng công tác thông tin, tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH còn nhiều hạn chế nên chưa thực sự đi

sâu, đi sát tới các đối tượng, các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cơ quan, đơn vị… Chính vì vậy việc chấp hành các chế độ, chính sách về BHXH hiệu quả chưa cao. 4.2.3. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp người sử dụng lao động

4.2.3.1. Tình trạng vi phạm

Tình trạng vi phạm pháp luật về Luật BHXH vẫn diễn ra một cách ngang nhiên và trở thành một vấn đề bức xúc trong dư luận xã hội cũng như trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh nói chung và địa bàn huyện Tiên Du nói riêng. Trong cả nước hiện nay số lượng DN không tham gia BHXH cho người lao động còn rất lớn,ảnh hương trực tiếp tới quyền lợi của người lao động và Quỹ BHXH, ngay cả những DN đã đăng ký đóng BHXH cũng không tham gia đầy đủ cho toàn bộ công nhân viên trong DN. Nhiều DN ngang nhiên vi phạm trốn đóng BHXH mặc dù nhiều năm liền đã lập biên bản cũng như xử phạt hành chính về hành vi không đóng BHXH. Tuy nhiên, họ chưa hiểu bản chất BHXH là khoản tích lũy cho người lao động, mà người lao động thì lại không tìm hiểu rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình trong việc đóng BHXH từ đó tiếp tay cho các hành động trốn đóng của chủ DN.

Có một thực tế nữa đang diễn ra là ở đâu cũng có hiện tượng chủ DN sử dụng lao động hoặc bản thân người lao động trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH. Việc trốn tránh nghĩa vụ diễn ra dưới nhiều hình thức như khai báo số lao động ít hơn số lao động hiện có thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc hoặc khai báo mức lương trả cho người lao động thấp hơn mức thực trả…có những doanh nghiệp còn thoả hiệp với người lao động để cùng trốn đóng BHXH. Đây được coi là hiện tượng trục lợi bảo hiểm. Một số doanh nghiệp mặc dù khấu trừ phần đóng góp của người lao động nhưng lại không nộp khoản khấu trừ đó cho cơ quan BHXH. Đây được coi là hành vi chiếm đoạt tài sản của công dân, vi phạm pháp luật BHXH.

Qua kết quả kiểm tra, nếu chủ DN quan tâm đến người lao động, bộ phận nhân sự của doanh nghiệp thường xuyên cập nhật văn bản hướng dẫn về luật BHXH thì doanh nghiệp đó thực hiện rất tốt các chế độ BHXH. Thông thường tại các doanh nghiệp để giảm thiểu chi phí thì nhân viên kế toán kiêm luôn cả công tác nhân sự nên việc sát sao trong việc làm chế độ cho người lao động cũng thường xuyên không để ý quan tâm. Đặc biệt là tại các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề sản xuất như may, dệt. cơ khí... sử dụng nhiều lao động, nhưng lao

động phổ thông hiện nay trên địa bàn thiếu trầm trọng, lao động di chuyển thường xuyên từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, với mức thu nhập thấp, nên lao động không cố gắng trong công việc, mặt khác doanh nghiệp không thấy người lao động làm việc ổn định nên cũng không tham gia BHXH, làm mất quyền lợi của người lao động. Đây chính là điều nghịch lý. Người lao động không làm việc ổn định tại doanh nghiệp thì chủ DN không dám tham gia BHXH, vì sợ khi thực hiện xong hoặc chưa kịp làm xong thủ tục thì người lao động đã nghỉ việc. Cũng qua kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ là do cố tình né tránh, tăng lợi nhuận dẫn đến giảm quyền lợi của người lao động, khi người lao động có tai nạn, ốm đau thì giải quyết bằng cách chi 1 khoản tiền trực tiếp cho đối tượng người lao động đó, và khi nghỉ việc, người lao động cũng chỉ có một khoản trợ cấp, không được hưởng chính sách BHTN cho người lao động.

4.2.3.2. Nhận thức

Do nhận thức không đầy đủ chính sách nên việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người lao động ở một số doanh nghiệp, đơn vị là tình trạng chây ỳ thực hiện nghĩa vụ trích nộp BHXH cho người lao động hoặc thực hiện trích nộp BHXH theo hình thức xin - cho, chiếm dụng và nợ tiền BHXH. Một số lượng lớn người lao động (kết quả kiểm tra 20 đơn vị năm 2015 có 164 lao động, chiếm 9,7%; 25 đơn vị năm 2016 có 111 lao động, chiếm 7,15%) không được người sử dụng lao động tự giác tham gia BHXH như vậy gây thiệt hại không nhỏ cho việc tạo lập quỹ BHXH và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động, một trong những nguyên tắc của BHXH là có đóng - có hưởng.

Các đơn vị chưa thực sự tự giác trong việc tham gia BHXH cho người lao động, hầu như các đơn vị tham gia BHXH đều phải có sự vận động, khai thác của cơ quan BHXH thậm chí phải đưa văn bản đề nghị sang cho UBND và phòng LĐTBXH để cùng phối hợp tuyên truyền tới các DN chưa tham gia BHXH. Nhiều đơn vị đưa ra lý do mới thành lập nên tình hình sản xuất kinh doanh chưa ổn định, còn nhiều DN trốn tham gia BHXH.

Tinh vi hơn nữa là chủ DN sử dụng lao động trốn không tham gia và trích nộp BHXH cho người lao động, chủ doanh nghiệp bằng cách lách luật trong việc ký hợp đồng với thời gian ngắn (dưới 03 tháng) hoặc không ký hợp đồng lao động với người lao động; điều này ảnh hưởng đến tâm ý của người lao động, họ

sẽ không yên tâm gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, thủ tục tham gia BHXH còn rườm rà, phức tạp; thái độ phục vụ của nhân viên ngành BHXH còn nhiều vấn đề cần phải chấn chỉnh, khắc phục; tỷ lệ đóng BHXH của doanh nghiệp là quá cao; công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế.

Hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn nhiều lỏng lẻo, thậm chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 82)