4.1.1.1. Tổ chức quản lý, tăng cường phối hợp giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ quan có liên quan
Công tác tổ chức quản lý, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nằm trên địa bàn là yếu tố rất quan trọng trong việc chống thất thu bảo hiểm xã hội. Việc trao đổi thông tin liên quan giữa các cơ quan luôn được thực hiện một cách thường xuyên và liên tực, đảm bảo thông tin doanh nghiệp và người lao động luôn được cung cấp một cách rõ ràng và cụ thể. Cơ quan nhà nước tại địa bàn là Uỷ ban nhân dân huyện mà trực tiếp là phòng lao động thương binh và xã hội trực tiếp tiếp nhận việc đăng ký chế độ tiền lương, thang bảng lương, số lao động. Từ đó doanh nghiệp sẽ dùng hồ sơ, thang bảng lương và số lao động qua cơ quan bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Ngoại việc phối hợp với phía phòng LĐTBXH để quản lý thông tin đóng BHXH thì cơ quan BHXH huyện Tiên Du còn phối hợp với các cơ quan ban ngành trong huyện như Cơ quan Chi cục Thuế huyện Tiên Du. Cơ quan Thuế huyện Tiên Du là đơn vị quản lý pháp lệnh về việc chấp hành nghĩa vụ đóng Thuế của tất cả các Doanh nghiệp trên địa bàn, việc chi phí bảo hiểm là một trong những tiêu chí tính lên tổng chi phí của toàn doanh nghiệp trước khi tính ra số thuế Thu nhập Doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách nhà nước. Vì vậy, số chi phí bảo hiểm này sẽ được hai cơ quan phối hợp kiểm tra liên ngành, tránh trường hợp Doanh nghiệp đã hạch toán chi phí BH của người lao động, nhưng lại chưa đóng BHXH gây thất thu cho quỹ BHXH. Đây là một trong những cơ quan hỗ trợ tốt nhất cho phía cơ quan BHXH huyện trong việc phòng chống thất thu BHXH hiện nay.
Việc phối hợp thực hiện chống thất thu BHXH với Tòa án nhân dân huyện, Chi cục thi hành án dân sự huyện, ngân hàng đóng trên địa bàn cũng hết sức quan trọng. Tòa án nhân dân huyện là nơi tiếp nhận hồ sơ khởi tố các hành vi vi phạm
về Luật BHXH, tội trốn đóng, tội chiếm dụng số tiền BH của người lao động không nộp vào Ngân sách nhà nước. Chi cục thi hành án huyện là nơi thực thi các phán quyết của Tòa án nhân dân huyện về những vi phạm liên quan đến BHXH như trốn đóng, nợ đóng BHXH, chiếm dụng tiền bảo hiểm của người lao động...Ngân hàng cũng là một cơ quan trong nhóm các cơ quan phối hợp thực hiện việc chống thất thu BHXH. Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính, ngoài việc cho các Doanh nghiệp và các tổ chức vay vốn để sản xuất kinh doanh thì Ngân hàng cũng góp phần vào việc truy thu số nợ đọng, trốn đóng BHXH hoặc phong tỏa tài khoản của Doanh nghiệp cho tới khi giải quyết xong nghĩa vụ của Doanh nghiệp đối với Nhà nước.
Sơ đồ 4.1. Mô hình phối hợp quản lý chống thất thu BHXH tại huyện Tiên Du Nguồn: UBND huyện Tiên Du (2016) Tổ chức công tác phối hợp được thực hiện như sau:
- UBND huyện Tiên Du là cơ quan quản lý Nhà nước: có chức năng ra Đơn vị sử dụng
lao động và người lao động Cơ quan QLNN
tại địa phương
Cơ quan BHXH cấp trên
Liên đoàn lao động huyện Tiên Du Phòng LĐ- TBXH huyện Tiên Du Phòng Thanh tra huyện Tiên Du UBND huyện Tiên Du Tòa án nhân dân huyện Tiên Du Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tiên Du Ngân hàng Cơ quan phối
hợp thu BHXH BHXH huyện Tiên Du Chi cục Thuế huyện Tiên Du
quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về công tác BHXH; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị do vi phạm luật BHXH.
- Phòng LĐ-TBXH; Phòng Thanh tra; Liên đoàn lao động:
+ Phối hợp trong việc tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH tới đơn vị sử dụng lao động và người lao động.
+ Phối hợp công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH.
+ Phối hợp trong tổ chức thực hiện chế độ chính sách, quản lý đối tượng tham gia và thu BHXH bắt buộc.
+ Phối hợp trao đổi thông tin với các đơn vị về người lao động tại các đơn vị để tăng cường công tác phát triển đơn vị trên địa bàn.
- Chi cục Thuế:
+ Hàng tháng, gửi danh sách (file dữ liệu) các đơn vị mới kê khai đăng ký nộp thuế cho BHXH huyện Tiên Du (ngày 15 tháng sau gửi danh sách tháng trước).
+ Phối hợp với BHXH Tiên Du trong việc thu hồi nợ đọng BHXH thông qua việc yêu cầu các đơn vị phải cung cấp "Thông báo kết quả đóng BHXH" của BHXH Tiên Du làm căn cứ xác định chi phí hợp lý khi quyết toán thuế.
- Tòa án nhân dân huyện Tiên Du: Phối hợp với BHXH Tiên Du trong việc khởi kiện các đơn vị nợ đọng, vi phạm luật BHXH.
- Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tiên Du: Thực hiện xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án theo qui định của pháp luật liên quan đến BHXH, hạn chế các vi phạm pháp luật liên quan đến BHXH, khắc phục tình trạng nợ đọng BHXH, nâng cao ý thức chấp hành luật BHXH.
- Ngân hàng: phối hợp đôn đốc thu nộp tiền BHXH; thực hiện tự động trích chuyển khoản tiền nợ đọng từ tài khoản của đơn vị sang tài khoản của cơ quan BHXH sau khi bản án của tòa án có hiệu lực.
BHXH huyện Tiên Du căn cứ tình hình thực tế của ngành, địa phương để phân cấp quản lý thu BHXH bắt buộc cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. BHXH huyện xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến NLĐ tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện; Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH.
doanh nghiệp chưa nộp BHXH theo đúng thời gian quy định. Từ đó 2 tuần 1 lần tiến hành kiểm tra, ra soát những đơn vị đang có dấu hiệu chậm nộp và trốn đóng BHXH.
BHXH huyện sẽ lập nhóm cán bộ thuộc phòng kiểm tra và phòng thu cùng phối hợp thực hiện việc thanh kiểm tra các đơn vị theo sự chỉ đạo từ Giám Đốc BHXH huyện.
BHXH huyện cũng theo định kỳ tháng, quý, 6 tháng, năm và lập Biên bản thẩm định số liệu. Bảo hiểm xã hội huyện tiến hành tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH bắt buộc đối với người SDLĐ và NLĐ theo phân cấp quản lý.
Theo phân cấp quản lý thu BHXH bắt buộc do BHXH tỉnh Bắc Ninh ban hành thì tất cả các doanh nghiệp có số lao động lớn phải đăng ký tham gia BHXH ở văn phòng BHXH tỉnh. Việc phân cấp quản lý này với mục đích để BHXH tỉnh trực tiếp quản lý các doanh nghiệp có số lao động lớn nhằm theo dõi việc biến động lao động, quỹ lương tham gia BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp và đôn đốc việc thu nộp BHXH bắt buộc hàng tháng kịp thời, hạn chế tình trạng nợ đọng, trốn đóng.
4.1.1.2. Tăng cường tuyên truyền để doanh nghiệp và người lao động hiểu và tuân thủ luật bảo hiểm xã hội
Công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH vẫn chưa được thường xuyên, còn hạn chế, hiệu quả thấp, nội dung và hình thức tuyên truyền chưa phong phú, thiết thực; chưa chú ý tuyên truyền đến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Sự phối hợp tuyên truyền chính sách pháp luật BHXH của các cơ quan liên quan chưa được chú ý quan tâm.
Công tác tuyên truyền được thực hiện như sau:
- Hàng năm cơ quan BHXH huyện đệ trình kinh phí làm biển bảng, băng rôn áp phích lên cơ quan BHXH Tỉnh, nhằm tích cực tuyên truyền phổ biển về luật BHXH cho mọi đối tượng.
- Cơ quan báo chí, đài truyền thanh huyện phối hợp cùng với cơ quan BHXH huyện đưa ra những ấn phẩm, những tập san về tuyên truyền phổ biến luật cho đối tượng người lao động. Đài truyền thanh Huyện kết hợp làm những phóng sự có nội dung tuyên truyền những quyền lợi được đảm bảo khi tham gia BHXH, phát thanh rộng rãi trên toàn bộ xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Tiên Du.
- Tổ chức các lớp tập huấn về Bảo hiểm xã hội, các chính sách của nhà nước tới các Doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện.
4.1.1.3. Tăng cường quản lý đối tượng đóng bảo hiểm xã hội
Công tác quản lý đối tượng đóng bảo hiểm xã hội hiện nay do bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du triển khai còn chưa thật sự chắt chẽ, thiếu tính đồng bộ. Việc quản lý đối tượng còn mang tính bị động, chưa thực sự chủ động trong việc quản lý nguồn số liệu về các đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Nguồn số liệu này chỉ dựa trên kết quả tổng hợp của phòng lao động thương binh xã hội huyện chuyển sang và danh sách lao động mà doanh nghiệp cung cấp khi lập hồ sơ tham gia bảo hiểm cho doanh nghiệp. Việc thực hiện kiểm tra số lượng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội với số lượng đối tượng lao động thực sự hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp đã có, tuy nhiên chưa nhiều dẫn tới việc số liệu về việc quản lý các đối tượng này chỉ mang tính chất tương đối.
Công tác quản lý đối tương được thực hiện như sau:
- Hàng tháng từ 10 – 15 của tháng phòng lao động thương binh và xã hội sẽ gửi bảng biểu tổng hợp số doanh nghiệp, số lao động mà doanh nghiệp đã đăng ký với phòng chuyển qua cho bảo hiểm xã hội đối chiếu việc thực hiện thu nộp bảo hiểm của doanh nghiệp.
- Từ 5 – 10 hàng tháng, bảo hiểm xã hội in biểu tổng hợp thu nộp bảo hiểm, tăng giảm lao động của đơn vị, gửi cho đơn vị đối chiếu số liệu tại doanh nghiệp.
- Cuối tháng 20 hàng tháng doanh nghiệp làm bảng kê tăng giảm lao động gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội để nhập liệu vào phần mềm quản lý lao động. 4.1.1.4. Tăng cường quản lý mức thu nhập đóng bảo hiểm xã hội
Điều 89 luật bảo hiểm xã hội (Quốc Hội, 2014), có hiệu lực từ 01/01/2016 tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
" đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động."
diện bắt buộc tham gia bảo hiểm là rất khó khăn. Hiện nay, cơ quan bảo hiểm chỉ tính được phần đóng bảo hiểm dựa trên bảng kê mức lương và phụ cấp từ doanh nghiệp gửi cho cơ quan bảo hiểm, chứ chưa thể quản lý được chính xác mức thu nhập thực tế làm căn cứ đóng bảo hiểm của đối tượng lao động. Phần chênh lệch giữa thu nhập thực tế và thu nhập đóng bảo hiểm xã hội là một khoản chênh lệch rất lớn, đó là khoản thất thu mà bảo hiểm hiện nay phải chịu. Vì vậy, việc quản lý mức thu nhập đóng bảo hiểm xã hội là rất quan trọng, cơ quan bảo hiểm cần phải thường xuyên ra soát tình hình thực tế thu nhập của người lao động tại doanh nghiệp với sổ sách.
Công tác tăng cường quản lý mức thu nhập đóng bảo hiểm xã hội thực hiện như sau:
- Hàng tháng dựa vào bảng biểu và số liệu đơn vị kê khai tăng giảm lao động, cơ quan bảo hiểm tiến hành việc nhập dữ liệu, quản lý đối tượng và mức thu nhập đóng bảo hiểm bằng phần mềm quản lý thu SMS.
- Hàng tháng thực hiện kế hoạch rà soát kiểm tra bảng lương thực tế ký nhận của người lao động tại doanh nghiệp và bảng lương làm căn cứ nộp bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp đã nộp lên cơ quan bảo hiểm.
- Tiến hành điều chỉnh mức thu nhập đóng bảo hiểm nếu phát hiện ra sai phạm tại doanh nghiệp.
4.1.1.5. Tăng cường năng lực và trách nhiệm thực thi công vụ của các cán bộ cơ quan bảo hiểm xã hội
Cuộc vận động "Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức" đã làm chuyển biến trong nhận thức, ý thức trách nhiệm, tác phong làm việc khoa học, sáng tạo, năng động của cán bộ bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du. Ngoài việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đã trở thành nhu cầu cần thiết của cán bộ cơ quan giúp cho việc tham mưu, giải quyết công việc được chính xác, nhanh chóng đem lại hiệu quả cao hơn trong công việc.
Công tác tăng cường năng lực và trách nhiệm thực thi công vụ được thực hiện như sau:
- Giám đốc bảo hiểm xã hội huyện xác định rõ danh mục công việc cho từng vị trí, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính.
- Cán bộ bảo hiểm xã hội huyện thường xuyên cập nhật những thông tư, nghị định, văn bản hướng dẫn về thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực xử lý trong tình hình cụ thể.
- Tăng cường giám sát, theo dõi thái độ, trách nhiệm làm việc của cán bộ cơ quan.
- Công khai kết quả đánh giá thi đua khen thưởng của từng cá nhân. 4.1.1.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật bảo hiểm xã hội
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, hàng năm BHXH huyện thực hiện chương trình kế hoạch mà BHXH Tỉnh đã giao về việc thanh kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về BHXH của các Doanh nghiệp theo kế hoạch chung của BHXH Việt Nam.
Kết quả kiểm tra đã phát hiện nhiều doanh nghiệp có những biểu hiện không chấp hành nghiêm chỉnh Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Lao động như tham gia BHXH không đủ số lao động trong doanh nghiệp, mức tham gia thấp hơn so với mức tiền lương, tiền công thực tế người lao động được hưởng, nhiều doanh nghiệp chậm đóng, nợ đọng kéo dài… Sau kiểm tra đã kiến nghị thu hồi hàng trăm triệu đồng nộp vào quỹ BHXH, nhiều lao động được hưởng quyền lợi về BHXH, giảm thất thu quỹ BHXH.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra còn bộc lộ những hạn chế nhất định, chưa thực hiện phân cấp công tác kiểm tra cho Bảo hiểm Xã hội cấp huyện, tỷ lệ đơn vị được kiểm tra còn thấp so với số doanh nghiệp trên địa bàn; cơ quan Bảo hiểm Xã hội chỉ có chức năng kiểm tra mà không có chức năng thanh tra nên không có quyền xử phạt đối với các đơn vị vi phạm; muốn xử phạt các đơn vị vi phạm thì phải thành lập đoàn thanh tra liên ngành (phối hợp với Thanh tra Lao động, Thanh tra Nhà nước, Liên đoàn lao động…), như vậy rất phức tạp, rườm rà.
Sự phối kết hợp giữa các ngành trong công tác kiểm tra, thanh tra còn quá ít; chưa xây dựng được chương trình kiểm tra, thanh tra liên ngành.
Sau kiểm tra, cơ quan Bảo hiểm Xã hội tỉnh mới chỉ dừng ở việc kiến nghị đối với các đơn vị vi phạm mà chưa có những giải pháp mạnh hơn như kiến nghị với các ngành liên quan (Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động) hoặc chính quyền các cấp (UBND tỉnh, UBND huyện) để xử lý các hành vi vi phạm hay kiện các doanh nghiệp cố tình vi phạm chính sách BHXH ra Tòa án. Chính vì vậy chưa có tính răn đe, thuyết phục đối với các doanh nghiệp trong