Hoạt động bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 48)

3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Tên cơ quan: Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du. Số điện thoại: 0241 3837217.

Email : bhxhtd.bhxhbacninh@gmail.com Địa chỉ: Thị Trấn Lim – Tiên Du – Bắc Ninh.

Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du được thành lập theo quyết định 01/QĐ- TCCB ngày 02/7/1995 của BHXH Tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở một số bộ phận của Phòng Lao Động TB-XH huyện và Liên Đoàn Lao Động huyện chuyển sang.

Kể từ tháng 1/2004, BHXH huyện Tiên Du tách ra hoạt động riêng khi bắt đầu chia tách địa giới hành chính thành huyện Tiên Du và TX Từ Sơn. Ban giám đốc gồm 03 người:

- 01 giám đốc: Chịu trách nhiệm chung và trực tiếp phụ trách bộ phận kế toán tài chính, chính sách và văn phòng.

- 02 phó giám đốc: 01 phó giám đốc chịu trách nhiệm về quản lý thu BHXH ; 01 phó giám đốc chịu trách nhiệm về giám định y tế tại nơi người lao động đăng ký khám chữa bệnh trên địa bàn huyện.

Từ năm 2016 đến nay BHXH huyện Tiên Du có 22 lao động trong đó có 1 giám đốc và 3 PGĐ được bố trí theo sơ đồ như sau:

Phối hợp Chỉ đạo

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của BHXH huyện Tiên Du

Nguồn: BHXH huyện Tiên Du (2016)

GIÁM ĐỐC BHXH HUYỆN Phòng Thu Phòng Tiếp nhận- quản lý hồ sơ Phòng Kế hoạch tài chính Phòng Chế độ BHXH Phòng Cấp sổ thẻ Phòng Giám định bảo hiểm Y tế Phòng Công nghệ thông tin Phòng Tổ chức -Hành chính

3.1.2.2. Hoạt động của bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

 Tổ chức thực hiện thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Tiên Du

Ngoài các bộ phận chuyên môn, bộ phận tiếp nhận hồ sơ, BHXH Tiên Du tổ chức một bộ phận trực tiếp quản lý theo dõi thu BHXH bắt buộc.

Bộ phận thu BHXH được phân công và giao nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng cán bộ chuyên thu. Một số công việc cụ thể như giao trách nhiệm theo dõi, quản lý theo các đơn vị, đối tượng tham gia BHXH cho từng cán bộ.

Để đảm bảo nắm chắc số lượng đối tương, việc giao trách nhiệm ngoài việc căn cứ vào lĩnh vực hoạt đông, các đối tượng còn được phân theo khu vực, địa bàn quản lý.

Để thực hiện việc thu quỹ BHXH một cách đầy đủ, kịp thời và đúng luật thì mỗi cán bộ thu nói riêng và bộ phận thu nói chung đã cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao như:

- Thứ nhất: thường xuyên thực hiện rà soát, lập danh sách các đơn vị đang hoạt động trên địa bàn nhằm phát hiện thêm các đối tượng mới cần tham BHXH trên địa bàn quản lý. Từ đó làm tăng thêm số lượng lao động phải đóng góp vào quỹ BHXH và tất nhiên dẫn đến Ngân sách của quỹ BHXH tăng lên. Hoạt động này thực hiện tốt được nhờ đó mà hoạt động BHXH cũng được thực hiện tốt hơn theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít.

- Thứ hai: thường xuyên cử cán bộ tiếp xúc với các đơn vị sử dụng lao động. Hiện nay tại BHXH có 7 cán bộ làm công tác chuyên thu, trong khi khối lượng đơn vị cơ sở thuộc diện quản lý lại rất lớn. Với việc tiếp xúc trực tiếp với các đơn vị sử dụng lao động, các cán bộ thu BHXH đã nắm được những vấn đề sau:

+ Nắm được số lượng lao động có trong các đơn vị để tránh tình trạng các đơn vị sử dụng lao động kê khai số lao động ít hơn so với thực tế gây thiệt thòi cho người lao động khi họ gặp khó khăn. Hơn nữa còn có thể nắm chắc được tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị và tình hình quỹ lương thực tế.

+ Tuyên truyền, giải thích các chế độ cho người SDLĐ giúp họ hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ mà họ phải thực hiện, tránh tình trạng trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH đối với NLĐ. Các cán bộ còn cung cấp thêm cho họ các sách báo, tài liệu có liên quan đến ngành BHXH nhằm giúp họ nắm được các thông tin về BHXH.

+ Hướng dẫn các đơn vị SDLĐ lập danh sách lao động, quỹ tiền lương tham gia đóng BHXH; lập biểu tăng, giảm lao động và mức đóng BHXH hàng tháng.

- Thứ ba: thực hiện đôn đốc thu BHXH, xác định số tiền BHXH phải đóng và theo dõi kết quả đóng góp BHXH.

- Thứ tư: bên cạnh việc phân công nhiệm vụ thu cụ thể cho từng cán bộ, BHXH huyện Tiên Du còn tiến hành phân nhóm các cán bộ viên chức. Mỗi nhóm từ 2 đến 3 người để đến các cơ sở đối chiếu số liệu thu, nộp BHXH. Ngoài ra các nhóm còn đôn đốc nhắc nhở bằng các văn bản hoặc làm việc trực tiếp với cán bộ lãnh đạo để tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng nợ đọng của các đơn vị. Đồng thời để họ thực hiện nghĩa vụ đóng góp BHXH để thực hiện giải quyết quyền lợi cho NLĐ.

- Thứ năm: Lập kế hoạch phối hợp với các cấp các ngành để tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện luật BHXH.

Với việc tổ chức thực hiện BHXH một cách khoa học như trên và với và với tinh thần trách nhiệm của cán bộ thu nói riêng cũng như của tất cả các cán bộ trong BHXH huyện Tiên Du nói chung, các chỉ tiêu đặt ra đối với công tác thu luôn được hoàn thành vượt kế hoạch thu, năm sau thường cao hơn năm trước.

 Quy trình thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Tiên Du

BHXH huyện Tiên Du tiến hành thu BHXH nói chung, BHXH bắt buộc nói riêng đúng theo quy trình tại Quyết định số 1111/QĐ BHXH ngày 25/10/2011 về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH và BHYT bắt buộc.

Quy trình quản lý thu gồm 4 nội dung liên quan đến cả đối tượng sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm:

Thứ nhất: Đăng ký tham gia BHXH lần đầu

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, DN quản lý các đối tượng tham gia BHXH, thuộc diện bắt buộc đóng trên địa bàn đều phải đăng ký tham gia với BHXH huyện Tiên Du.

Cơ quan BHXH tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, thông báo kết quả thẩm định danh sách tham gia BHXH và xác định số tiền đơn vị phải đóng hàng tháng. Đơn vị căn cứ vào thông báo của cơ quan BHXH tiến hành đóng BHXH theo qui định.

Thứ hai:

Hàng tháng, nếu có biến động về lao động, tiền công, tiền lương thì các đơn vị phải lập điều chỉnh tăng giảm theo mẫu để điều chỉnh theo quy định.

Định kỳ hàng tháng đơn vị có trách nhiệm thu hộ tỷ lệ trích theo lương của người lao động tham gia BHXH và thực hiện trích từ quỹ tiền lương, tiền công của người tham gia BHXH theo tỷ lệ quy định để nộp cho cơ quan BHXH huyện.

BHXH huyện Tiên Du có trách nhiệm thu và đôn đốc việc thu BHXH của các đơn vị và thông qua bảng danh sách đã đóng và chưa đóng BHXH để đối chiếu và tiến hành các biện pháp xử lý theo quy định

Thứ ba:

Hàng tháng đơn vị phải lập bảng đối chiếu để xác nhận số tiền nộp BHXH của đơn vị; thực hiện đối chiếu, quyết toán với BHXH huyện.

Khi có phát sinh về giải quyết chế độ, chính sách cho NLĐ thì đơn vị phải có trách nhiệm lập hồ sơ, danh sách đề nghị hưởng chế độ BHXH gửi tới cơ quan BHXH để thẩm định, giải quyết chế độ cho người lao động.

BHXH huyện thực hiện đối chiếu số thu BHXH và xác định số nợ BHXH, cả lãi chậm đóng đối với từng đơn vị sử dụng lao động theo phân cấp quản lý thu BHXH. Lập báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện công tác thu BHXH trên địa bàn theo phân cấp quản lý thu BHXH.

Thứ tư:

Trước ngày 30/11 hàng năm, đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn có trách nhiệm lập và gửi danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH theo mẫu 02a-TS để đăng ký tham gia BHXH của năm kế tiếp cho cơ quan BHXH huyện.

Sau khi BHXH huyện thu tiền BHXH của các đơn vị SDLĐ trên địa bàn sẽ nộp lên BHXH TỈnh Bắc Ninh qua tài khoản chuyên thu theo đúng quy định.

Việc thu tiền BHXH thông qua hệ thống tài khoản tại kho bạc, ngân hàng, không thu bằng tiền mặt đảm bảo cho việc quản lý được dễ dàng, số tiền thu được an toàn, hiệu quả, đặc biệt là hạn chế tới mức tối đa việc lạm dụng quỹ BHXH.

tờ rời sổ BHXH và xác nhận quá trình tham gia BHXH của NLĐ để làm cơ sở giải quyết các chế độ BHXH sau này.

3.1.3. Đặc điểm của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Tiên Du Tiên Du là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, với trên 9.500 ha diện tích đất tự nhiên, phân bố ở 14 đơn vị hành chính. Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong; Phía Nam giáp huyện Thuận Thành; Phía Đông giáp huyện Quế Võ; Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn. Trên địa bàn huyện có 3 tuyến quốc lộ 1A, 1B, 38, tỉnh lộ 276, 295 và tuyến đường sắt chạy qua nối liền với thành phố Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, tạo cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm. Với vị trí địa lý thuận lợi Tiên Du có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ.

Tiên Du có 3 khu công nghiệp tập trung đó là KCN Tiên Sơn, KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn, KCN Đô Thị Dịch Vụ Việt Nam – Singapore, và 2 cụm công nghiệp địa phương đó là Phú Lâm và Tâm Chi. Các doanh nghiệp trên địa bàn đa phần là các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 80 % số Doanh nghiệp trong toàn huyện, tạo công ăn việc làm cho hơn 70% số dân cư và những lao động tỉnh lẻ. Tuy nhiên việc sản xuất của các Doanh nghiệp thường xuyên gặp phải những khó khăn cho nên việc quản lý đối tượng lao động ra vào làm việc cho Doanh nghiệp là không thể, do đó việc thất thu BHXH cũng rất nhức nhối mà chưa tìm ra giải pháp.

Ngoài ra trên địa bàn còn một số làng nghề như: Làng nghề trồng và kinh doanh cây cảnh ở Phú lầm, Làng nghê mây tre đan xuất khẩu ở Lạc Vệ, Làng nghê dệt lụa và xây dựng ở Nội Duệ. Những lao động tại những cơ sở kinh doanh sản xuất cá thể này thường xuyên thay đổi, lương của người lao động thường là theo sản phẩm và được trả trực tiếp do vậy họ không có điều kiện tham gia BHXH, và cũng không được tuyên truyền đúng về lợi ích khi tham gia BHXH.

Những Doanh nghiệp ngoài công lập, hợp tác xã số lượng lao động tham gia BHXH cũng tương đối ít, do chưa nắm được chính sách an sinh của BHXH, chưa hiểu rõ về những đặc quyền đặc lợi của mình khi tham gia BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)