4.3.1.1. Định hướng công tác thực hiện chính sách BHXH
Trong tiến trình đổi mới, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để thực hiện tốt hơn nữa công tác BHXH đáp ứng những yêu cầu của đời sống xã hội, BHXH huyện Tiên Du đã xác định rõ định hướng phát triển BHXH và một số nhiệm vụ trọng tâm cho các năm tiếp theo như sau:
Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác thực hiện chính sách BHXH các năm trước đó, đưa chính sách BHXH gần với cuộc sống NLĐ. Tích cực tìm ra biện pháp tháo gỡ những khó khăn, hạn chế đang tồn tại. Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của ngành giao cho.
Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện công tác nghiệp vụ, đề xuất với ngành bổ sung nguồn nhân lực cũng như trang thiết bị để không ngừng đáp ứng nhu cầu công việc và khối lượng người tham gia ngày càng gia tăng.
Tranh thủ sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tiên Du, sự phối hợp với ban, ngành, đoàn thể trong quản lý và mở rộng đối tượng tham gia, chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, phối hợp thanh tra về BHXH; giám sát, giám định công tác khám chữa bệnh theo quy định, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHXH.
Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý, năng lực và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn đơn vị với bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn giỏi để thật sự là những công chức mẫu mực, tận tâm phục vụ nhân dân chuyển đổi tác phong làm việc hành chính sang phục vụ, cải cách thủ tục hành chính rườm rà gây phiền nhiễu cho nhân dân.
Hạn chế quy định phức tạp, vì có nhiều quy định khiến người tham gia không biết hết, không hiểu và có thể hiểu nhầm. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng để động viên đội ngũ cán bộ công nhân viên trong đơn vị nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn.
Kiểm tra, theo dõi chặt chẽ đối tượng, chính sách chính xác, báo tăng giảm kịp thời, đầy đủ, đảm bảo quyền lợi của đối tượng tham gia.
Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác quản lý của ngành; đảm bảo thu đúng, thu đủ và chi trả kịp thời, an toàn các chế độ BHXH.
Nhằm hướng tới mục tiêu BHXH mọi người lao động, BHYT toàn dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
4.3.1.2. Định hướng công tác chống thất thu BHXH
Trước xu hướng phát triển kinh tế xã hội của toàn huyện Tiên Du cùng với những kết quả đạt được trong thời gian qua, BHXH huyện Tiên Du quyết tâm hàng năm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của ngành giao cho. Cụ thể qua các nhiệm vụ trọng tâm sau đối với hoạt động quản lý thu BHXH như sau:
Tích cực hơn nữa mở rộng đối tượng tham gia theo đúng luật BHXH, hàng tháng đối chiếu, thanh quyết toán kịp thời các chế độ cho người lao động. Kiểm tra hàng tháng việc đóng nộp bảo hiểm của từng đơn vị . Cuối năm không để nợ đọng BHXH.
Xây dựng chiến lược phát triển BHXH, mở rộng đối tượng tham gia đặc biệt là đối tượng làm công ăn lương trong khu vực DN tư nhân để đạt 95% đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc vào năm 2018. Việc thu BHXH bắt buộc đúng quy định của pháp luật, đảm bảo thu đúng, thu đủ; chống thất thu, nợ đọng để đảm bảo quyền lợi người lao động và khả năng cân đối quỹ BHXH trong tương lai.
Quản lý tốt và tiến hành theo dõi thường xuyên từng loại đối tượng tham gia trên địa bàn huyện, đối chiếu số liệu thường xuyên với phòng LĐTBXH huyện. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu diễn biến tổng quỹ lương, tiền lương của các đơn vị tham gia, theo dõi kịp thời đối tượng tham gia theo đúng quy định của BHXH. 4.3.2. Giải pháp tăng cường chống thất thu BHXH
4.3.2.1.Tăng cường tuyên truyền vận động doanh nghiệp và người lao động tự nguyện chấp hành các quy định về đóng BHXH
Công tác thông tin tuyên truyền có tác động rất lớn đến nhận thức của chủ SDLĐ trong việc tham BHXH bắt buộc cho NLĐ. Theo kết quả nghiên cứu trên ta thấy nguồn thông tin mà doanh nghiệp tiếp cận có ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định tham gia BHXH bắt buộc. Do vậy, phải đổi mới công tác thông tin,
tuyên truyền về chính sách BHXH để người SDLĐ, NLĐ và mọi người dân biết, hiểu về quyền, nghĩa vụ, mục tiêu, lợi ích của BHXH để nâng cao nhận thức, tạo niềm tin vào chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước và từ đó tự giác tham gia, thực hiện tốt chế độ chính sách BHXH. Có rất nhiều hình thức tuyên truyền, quảng bá về văn bản quy phạm pháp luật cũng như là các chế độ chính sách về BHXH đối với chủ sử dụng lao động và người lao động như tuyên truyền qua tờ rơi; các cơ quan báo, đài; hệ thống công đoàn; tập huấn hướng dẫn giải thích cho cán bộ làm công tác BHXH tại các đơn vị; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BHXH...
- Tuyên truyền qua tờ rơi, băng rôn, áp phích
Đây là hình thức tuyên truyền tương đối dễ thực hiện và có hiệu quả cao vì tờ rơi rất dễ làm, và mọi người lao động dễ dàng tiếp cận, dễ đọc và còn làm tài liệu rất hữu ích cho chính người lao động khi muốn tìm hiểu sâu về BHXH. Tuy nhiên tờ rơi phải được thiết kế nhỏ gọn, bắt mắt, nội dung và bố cục gọn gàng dễ hiểu, cô đọng phản ánh tương đối đầy đủ về các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về BHXH cũng như quyền, nghĩa vụ và các lợi ích được Nhà nước bảo vệ khi tham gia BHXH. Cũng có thể cơ quan BHXH phát hành cuốn sách bỏ túi như: cẩm nang về BHXH hay những điều cần biết về BHXH.
- Tuyên truyền qua các cơ quan báo, đài
BHXH huyện cần ký hợp đồng với Đài Phát thanh và Truyền hình huyện Tiên Du, Báo Bắc Ninh để viết bài, phát sóng nội dung chế độ chính sách BHXH cũng như giải đáp những vướng mắc của người lao động về BHXH; thường xuyên phát sóng, đăng tải các bài viết về những doanh nghiệp thực hiện tốt công tác BHXH cũng như các doanh nghiệp chưa tham gia, chưa thực hiện tốt chính sách pháp luật về BHXH.
- Tuyên truyền qua các cơ quan nhà nước khác
Việc tuyên truyền thực hiện chế độ, chính sách BHXH không chỉ riêng cơ quan BHXH phải làm mà còn có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh đặc biệt là Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác. Để làm được điều này đòi hỏi BHXH huyện cần chủ động tham mưu cho Huyện uỷ, UBND chỉ đạo các cơ quan có liên quan tham gia trong công tác tuyên truyền
thực hiện chế độ, chính sách BHXH trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, cơ quan BHXH chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo các cấp, UBND xã, phường, thị trấn trong việc tổ chức tuyên truyền thực hiện chế độ chính sách BHXH. Việc tuyên truyền qua hệ thống đài phát thanh xã, thôn sẽ làm cho người lao động dễ tiếp cận các nguồn thông tin đó.
- Tuyên truyền qua những người làm công tác BHXH
Mỗi cán bộ, công chức, viên chức làm công tác BHXH sẽ là một tuyên truyền viên tại nơi làm việc và địa phương sinh sống. Với việc làm này dẫn đến những người có hiểu biết về BHXH ngày một gia tăng, nhận thức của người dân nói chung và người lao động nói riêng về BHXH ngày một cao, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH tổ chức thực hiện và đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ngày một tăng. Để làm được điều này cần phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác BHXH không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và còn phải giỏi trong vấn đề giao tiếp. Đặc biệt phải tạo được niềm đam mê, yêu ngành, yêu nghề cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức cũng như gắn kết trách nhiệm trong phân công công việc.
4.3.2.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát việc đóng BHXH của các Doanh nghiệp
a. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp
Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra sẽ phát hiện ra những trường hợp người lao động không được ký hợp đồng lao động; tình hình đóng, nộp BHXH bắt buộc có đúng quy định của pháp luật hay không, cũng như tình hình chi trả các chế độ BHXH cho người lao động mà doanh nghiệp nhận được từ cơ quan BHXH, như tiền thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…; cũng qua công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện ra tình trạng trốn đóng BHXH bắt buộc, những sai phạm mà doanh nghiệp mắc phải trong việc tổ chức thực hiện chế độ BHXH cho người lao động. Qua đó yêu cầu doanh nghiệp truy đóng, truy nộp tiền BHXH bắt buộc theo quy định và đề nghị cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn, UBND các cấp tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành để kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, về lao động của các doanh nghiệp.
Phòng kiểm tra BHXH chủ động tham mưu cho Giám đốc lập kế hoạch kiểm tra định kỳ các doanh nghiệp đang tham gia, chưa tham gia BHXH bắt
buộc. Công tác kiểm tra tập trung vào việc tổ chức thực hiện chế độ BHXH cho người lao động, chú trọng kiểm tra các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
b. Tăng cường kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động, các doanh nghiệp
Phòng Kiểm tra BHXH huyện thường xuyên lập kế hoạch kiểm tra các doanh nghiệp đang tham gia BHXH bắt buộc. Công tác kiểm tra các doanh nghiệp tập trung vào việc tham gia BHXH bắt buộc đến mọi người lao động, tình hình ký hợp đồng với người lao động, việc thực hiện đóng BHXH bắt buộc, cũng như việc chi trả các chế độ BHXH cho người lao động…Qua công tác kiểm tra, cơ quan BHXH sẽ phát hiện và uốn nắn kịp thời các sai phạm của các doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật lao động, luật BHXH. Trong trường hợp các doanh nghiệp vẫn cố tình không chấp hành, thì cơ quan BHXH đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về lao động, thanh tra nhà nước, liên đoàn lao động và các tổ chức chính trị xã hội có liên quan xử lý, để bảo vệ quyền lợi của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật BHXH. Ngành BHXH phải chú trọng nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra, nhằm tránh tình trạng kiểm tra qua loa, đại khái. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này đòi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo cơ quan BHXH, cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn. Bên cạnh đó, trong công tác thanh tra, kiểm tra, cần phải thực hiện triệt để, kiên quyết và tiến hành thường xuyên; sử dụng đồng bộ biện pháp kinh tế với biện pháp hành chính, khi phát hiện doanh nghiệp vi phạm về đóng BHXH bắt buộc, thực hiện phạt tiền và thực hiện truy thu thông qua hệ thống Kho bạc hoặc Ngân hàng; hoặc phong toả tài khoản và các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp tuỳ theo mức độ vi phạm. Đối với các doanh nghiệp cố tình vi phạm, và mức độ vi phạm nghiêm trọng cần xử lý quyết liệt bằng giải pháp khởi kiện ra toà án, thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chủ SDLĐ cố tình trốn, nợ và chiếm dụng tiền BHXH của NLĐ, buộc các doanh nghiệp này phải chấp hành đúng pháp luật BHXH.
c. Xây dựng hệ thống giám sát
Cơ quan BHXH cần khuyến khích phát triển hình thức tự giám sát: - Tự giám sát được thực hiện ngay trong nội bộ cơ quan BHXH
xuyên tự đánh giá, các bộ phận giám sát lẫn nhau nhằm mục đích tự phát hiện ra những bất cập để trên cơ sở đó tiến tới hoàn thiện.
- Tự giám sát được thực hiện ngay tại đơn vị sử dụng lao động
NLĐ cần được cơ quan BHXH cung cấp thông tin đầy đủ về tình hình đóng BHXH của chủ SDLĐ để NLĐ tự giám sát việc chủ SDLĐ đã đóng BHXH cho mình có đầy đủ hay không. Cùng với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, nối mạng toàn hệ thống, NLĐ có thể tự truy vấn kiểm tra được vấn đề đóng BHXH, sự di chuyển của dòng tiền..
Hệ thống giám sát được thiết lập để cung cấp các thông tin chính xác về chủ SDLĐ không thực hiện trách nhiệm pháp lý trong việc nộp các khoản đóng góp cho cơ quan BHXH. Chỉ có sự trợ giúp của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại thì cơ quan BHXH mới có thể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giám sát này. Một hệ thống quản lý thủ công sẽ không vào các khoảng thời gian đã định trước, giả sử hàng tháng hoặc hàng quý, tổng số tiền trong danh sách thu BHXH sẽ được đối chiếu và khớp với số tiền thu được thực tế trong cùng một giai đoạn. Thao tác đặc biệt này không được chậm trễ để bất kỳ sai lệch nào cũng có thể được phát hiện và sửa chữa kịp thời. Trong một môi trường công nghệ thông tin hiện đại với sự nối mạng toàn hệ thống với tốc độ đường truyền cao, quy trình khớp số liệu sẽ in ra một báo cáo bao gồm tất cả các thông tin sau cho từng chủ SDLĐ được xuất hiện trong tài khoản tương ứng của họ:
+ Số tiền trong danh sách kê khai đóng phí BHXH ít hơn số tiền nộp thực tế, chỉ ra một sự sai lệch trong việc cung cấp danh sách thu.
+ Không có một danh sách kê khai đóng BHXH bắt buộc được gửi và không có sự chuyển tiền trong một giai đoạn quy định, chỉ ra là có sự chủ định vi phạm chính sách BHXH, trốn đóng BHXH.
Các báo cáo khớp số liệu phải được thẩm định bởi các giám sát viên được đào tạo để phát hiện các lỗi có thể xảy ra trong việc gửi danh sách kê khai đóng BHXH bắt buộc hoặc kết quả chuyển tiền và trong trường hợp có lỗi thì sẽ được sửa chữa kịp thời. Trong các trường hợp không tìm ra lỗi, một thông báo bằng văn bản sẽ được gửi tới chủ SDLĐ liên quan để yêu cầu chuyển số tiền chưa được nộp cho cơ quan BHXH. Nếu có bất kỳ sự giải thích nào về sự sai lệch trong giao dịch chuyển tiền, cơ quan BHXH sẽ gọi điện trực tiếp cho chủ SDLĐ.
phía chủ SDLĐ có liên quan, vấn đề này phải được chuyển sang cho bộ phận thanh tra để thẩm định và giải quyết.
Khi khoản nợ BHXH bắt buộc lớn, việc trả theo từng đợt có thể được chấp thuận nhưng phải theo một số điều kiện nhất định để đảm bảo việc thanh toán của chủ SDLĐ vi phạm trong khi cùng thời điểm cho phép chủ SDLĐ có thể nộp các khoản đóng góp hiện tại.
4.3.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành có liên quan
Sự phối hợp chặt chẽ giữa BHXH huyện với các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương đặc biệt là Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động huyện, Thanh tra nhà nước, Phòng Kế hoạch và Đầu tư và Chi Cục Thuế huyện Tiên Du trong việc tổ chức thực hiện và triển khai công tác BHXH đến người lao động trong các doanh nghiệp, tạo ra một sự