Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 31)

hiểm xã hội

2.1.3.1. Yếu tố thuộc về chính sách của Nhà nước

Hành lang pháp lý chặt chẽ và đủ mạnh sẽ là công cụ hữu hiệu trong việc chế tài các trường hợp vi phạm về nộp và quản lý thu BHXH. Trước đây việc trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội gây thất thu bảo hiểm dẫn tới Quỹ BHXH ngày càng bị thâm hụt, ảnh hưởng tới việc thực hiện an sinh xã hội theo đúng vai trò của Quỹ. Tuy nhiên, Nhà nước ta chưa có chế tài xử phạt mạnh tay nên việc các Doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động vẫn ngang nhiên vi phạm Luật BHXH. Việc khởi kiện và thi hành án đối với những Doanh nghiệp này vẫn đang gặp phải một số khó khăn do nhiều chủ DN bỏ trốn, DN chuyển nhượng lại DN cùng số nợ, DN nợ BHXH khi bị khởi kiện ra tòa thì không có nguồn tài sản hoặc tài sản chủ yếu là đi thuê, dẫn đến kéo dài thời gian thi hành án. Tình trạng truy thu cũng gặp khó khăn, phức tạp do người lao động đã nghỉ việc, hoặc chuyển công.

Giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung và công tác thu BHXH nói riêng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Chính sách tiền lương là tiền đề và là cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHXH, nhất là đối với khu vực Nhà nước có quy định cụ thể về thang bảng lương, mức lương và hệ số lương. Nâng lương tối thiểu chung đồng nghĩa với việc tăng mức đóng BHXH và đương

nhiên tăng số thu BHXH. Như vậy, mức lương tối thiểu chung đã tác động gián tiếp tới mức thu BHXH. Ngoài ra, nhà nước còn quy định mức lương tối thiểu vùng cho từng khu vực cũng như trong các khối ngành kinh tế khác nhau sẽ là căn cứ chung để quản lý và kiểm soát thu BHXH.

Tuy nhiên, hệ thống tiền lương, tiền công chưa hợp lý; hiện tượng tiền lương, tiền công của người lao động thấp hơn tiền thưởng và các khoản thu nhập phụ khác; các quy định chính sách BHXH chưa thật rõ ràng, chưa ổn định và không tạo được sự hấp dẫn nên cũng là nguyên nhân gây khó khăn đối với công tác quản lý thu BHXH hiện nay.

2.1.3.2. Yếu tố thuộc về cơ quan bảo hiểm xã hội

Thất thu BHXH bắt buộc từ phía cơ quan BHXH được thể hiện qua những nội dung chủ yếu sau:

- Do trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH. Nếu trình độ của đội ngũ quản lý thu bảo hiểm xã hội cao, chuyên nghiệp sẽ là yếu tố quan trọng trong việc tuyên truyền, kiêm soát tình hình đóng, quản lý thu quỹ BHXH và ngược lại.

- Công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm.

Công tác thanh kiểm tra là vô cùng quan trọng, nó giúp củng cố và nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH. Khi công tác thanh kiểm tra BHXH còn hạn chế và chưa phát huy hết chức năng, chưa kiểm soát hết đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, chưa có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh cũng là nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý thu BHXH không được triệt để và nghiêm túc.

- Do khung pháp lý về BHXH.

Các quy định quản lý BHXH chưa hoàn chỉnh, không quy định rõ về quyền hạn của thanh tra BHXH, quy định về xử phạt vi phạm không đủ mức làm công cụ ngăn chặn vi phạm của người sử dụng lao động.

2.1.3.3. Yếu tố thuộc về doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động

Nếu người SDLĐ có nhận thức tốt về BHXH điều đó có nghĩa là tình trạng nợ, trốn, tránh nộp quỹ BHXH được giảm thiểu. Ngoài ra nhận thức tốt của người sử dụng lao động sẽ làm cho việc quản lý thu BHXH đỡ tốn nhiều công sức và tiền bạc trong việc kiểm soát.

số chủ sử dụng lao động chưa tốt nên vẫn cố tình trốn đóng BHXH cho người lao động.

Cũng có thể do doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh bền vững, chủ yếu là hoạt động theo kiểu ”chộp giật”, muốn thu được nhiều lợi nhuận nên muốn trốn đóng BHXH cho người lao động. Cũng có thể do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, vốn ít nên đôi khi lờ đi trách nhiệm và nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động, hoặc có đóng nhưng không đủ.

2.1.3.4. Yếu tố thuộc về người lao động

Người lao động là đối tượng tham gia BHXH, đang trong độ tuổi lao động, trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội. Việc nhận thức không đầy đủ về quyền lợi, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của bản thân trong việc trích nộp BHXH, suy nghĩ không thấu đáo về tiền đóng nên họ cho rằng số tiền đó chính là nguyên nhân làm giảm thu nhập hiện tại và không muốn đóng BHXH. Có những trường hợp người lao động trốn đóng do ý thức tuân thủ kém là vì họ không kỳ vọng sống đến khi nhận được tiền lương hưu. Chính vì vậy nên mặc dù biết phải đóng BHXH bắt buộc nhưng lại bắt tay với chủ sử dụng lao động để trốn đóng BHXH gây thiệt hại cho chính mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 31)