Đặc điểm chung của địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 41)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tiên Du là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc. Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng từ 20005’30’’ đến 21011’00’’ độ vĩ Bắc và từ 105058’15’’ đến 106006’30’’ độ kinh Đông. Diện tích tự nhiên của huyện khi chưa điều chỉnh địa giới là 10.838,94 ha, với 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn(thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm). Huyện Tiên Du có giáp ranh với các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong. - Phía Nam giáp huyện Thuận Thành.

- Phía Đông giáp huyện Quế Võ. - Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn.

Sau khi có điều chỉnh theo địa giới hành chính mới theo Nghị định 60/2007/NĐ-CP tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Tiên Du là: 9.568,65 ha, với 14 đơn vị hành chính (2 xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh chuyển về thành phố Bắc Ninh), gồm 01 thị trấn(thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm). Vị trí của huyện cơ bản vẫn giáp ranh với các huyện và thành phố lúc trước khi điều chỉnh địa giới.

3.1.1.2. Tình hình dân số, lao động

Đến hết năm 2016, tổng vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Tiên Sơn đã lên tới 72 triệu USD. Một số khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục được UBND tỉnh phê duyệt như: Khu công nghiệp Hạp Lĩnh, Khắc Niệm, Lạc Vệ, Phú Lâm, cụm công nghiệp Tân Chi đã được phép khảo sát quy hoạch mới. Trong năm 2016, có 6 doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp Phú Lâm, Khắc Niệm,

Hạp Lĩnh, trong đó có một doanh nghiệp Hàn Quốc.

Công nghiệp phát triển đất nông nghiệp sẽ càng thu hẹp lại, số lao động nông thôn thiếu việc làm ngày càng tăng, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn là nhu cầu cần thiết thực tế số lao động thiếu việc làm trên địa bàn huyện tiếp tục tăng vì lý do trình độ của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Vấn đề đào tạo nghề, chương trình hướng nghiệp cho thanh niên đã được huyện mở 14 lớp trong năm 2016 với gần 1.000 học viên tham gia. Hiện nay, huyện Tiên Du có 1.780 lao động và người dân địa phương vào làm việc tại các khu, cụm công nghiệp. Trong số lao động dôi dư khi bị thu hồi đất có một số lượng khá lớn đối tượng có độ tuổi từ 30 trở lên. Đây là đối tượng, không còn cơ hội đào tạo nghề để vào làm việc tại các khu công nghiệp. Để giải quyết việc làm cho họ, huyện đã tích cực triển khai chương trình giải quyết vốn vay, tạo việc làm tại chỗ trên cơ sở phối hợp với ngân hàng chính sách và chương trình khuyến công của Sở Công nghiệp.

Trong năm 2016, đã có 24 dự án vay vốn tạo việc làm tại chỗ với dư nợ cho vay đạt 1,3 tỷ đồng. Bằng nguồn vốn vay hỗ trợ của huyện, nhiều mô hình kinh tế hộ được tiếp sức như: Mô hình VAC, HTX tiểu, thủ công sản xuất mây tre đan, thêu ren xuất khẩu bước đầu làm ăn có hiệu quả. Năm 2016, huyện Tiên Du chú trọng đến lĩnh vực xuất khẩu lao động. Đây là lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo nhanh nhất, hiệu quả nhất, đồng thời tạo ra một lực lượng lao động có tay nghề cao, sau khi hết hợp đồng lao động ở nước ngoài. Năm 2016, bằng việc phối hợp với Công ty INTRACÔ, công nghiệp Quốc Phòng, Công ty vận tải miền Bắc đã đưa hơn 700 lao động của huyện đi làm việc tại Malaixia, ả Rập, một số nước khu vực Trung Đông v.v... Tạo việc làm tại chỗ bằng việc hỗ trợ vốn cũng như đào tạo nghề, tích cực xúc tiến xuất khẩu lao động là những giải pháp thiết thực với một quy trình ngày một hợp lý và hiệu quả hơn đã làm giảm đi những bức xúc về nhu cầu việc làm.

Một động thái có ý nghĩa thiết thực như: Hoạt động thương mại-dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển. Huyện có một hệ thống chợ nông thôn như: chợ Và, chợ Sơn, chợ Ve là những điểm giao lưu hàng hóa truyền thống. Hiện nay, 3 chợ này được UBND huyện quy hoạch để đầu tư nâng cấp, mở rộng thành trung tâm thương mại xứng tầm với mỗi khu vực dân cư tạo điều kiện để nhân dân tham gia hoạt động buôn bán phát triển kinh tế. Tiềm năng sinh thái-văn hóa với những danh lam như Phật Tích, Hiên Vân. Phát huy tốt những lợi thế và sáng tạo chủ động vươn lên, Tiên

Du đã góp phần giải quyết đáng kể việc làm cho người lao động 3.1.1.3. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội

Tình hình kinh tế xã hội của huyện Tiên Du trong những năm qua luôn ổn định và phát triển. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp XDCB, Thương mại - Dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành Nông nghiệp, Cụ thể năm 2015: Công nghiệp-XDCB 75,3%, thương mại-dịch vụ 16,6%, nông-lâm nghiệp thủy sản 8,1%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 42,2 triệu đồng/người/năm. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được coi trọng, an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và từng bước nâng cao. Quốc phòng, an ninh được củng cố vững chắc, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định.

Trên địa bàn huyện có 3 tuyến quốc lộ 1A, 1B, 38, tỉnh lộ 276, 295 và đường sắt chạy qua nối liền với thành phố Bắc Ninh, thủ đô Bắc Ninh và các tỉnh lân cận, tạo cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm.

Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Là huyện có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hóa: như chùa Hồng Vân, chùa Bách Môn, chùa Phật Tích… Tiên Du còn là huyện có các làng nghề truyền thống như: Nghề xây dựng ở Nội Duệ, nghề dệt lụa ở thị trấn Lim, nghề làm giấy ở Phú Lâm…

Với vị trí địa lý như vậy Tiên Du có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)