1. Nguyễn Văn Châu (1996) “Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội hiện nay và các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bảo hiểm xã hội Bắc Ninh.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Nguyễn Văn Châu (1996) về “ thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội hiện nay và các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu” đã giúp cho BHXH Tỉnh Bắc Ninh có cái nhìn rõ nét về thực trạng Thu BHXH trên địa bàn Tỉnh năm 1996, qua đó hoàn thiện nâng cao công tác quản lý thu BHXH. Năm 1996 chuyển dịch kinh tế còn chậm, chưa có nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh, địa bàn rộng nên việc quản lý thu bảo hiểm xã hội còn gặp nhiều khó khăn, việc tổng hợp và lập danh sách thu tại các đơn vị còn rất sơ sài và hạn chế, chỉ dựa vào sổ sách kẻ tay. Nhà nước còn có quy định Doanh nghiệp phải có trên 10 lao động thì mới được tham gia BHXH nên DN chỉ kể khai số lao động dưới mức quy định để tránh việc đóng BHXH. Đề tài cũng chỉ ra được việc kết hợp quản lý đối tượng đóng bảo hiểm xã hội thông Sở lao động thương binh xã hội Tỉnh, khi tiền hành thành lập Doanh nghiệp, điều này giúp ích khá nhiều trong việc quản lý thu triệt để những đối tượng tham gia BHXH trong giai đoạn này.
2. Nguyễn Văn Tám (2004) “ Hoàn thiện quản lý bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, luận văn thạc sỹ kinh tế.
Luận văn đã đánh giá thực trạng quản lý thu bảo hiểm và chỉ ra được những giải pháp hoàn thiện quản lý bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh hóa như: tổ chức tuyên truyền, giáo dục, mở rộng phát triển đối tượng tham gia, tăng cường biện pháp để phát triển và quản lý nguồn thu, khắc phục nợ đọng, cải tiến phương thức quản lý, tăng cường công tác thanh kiểm tra.
3. Trần Quốc Túy (2006) “Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Bắc Ninh”, luận văn thạc sỹ.
Đề tài nghiên cứu quá trình tổ chức thực hiện thu BHXH khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 1995 đến năm 2000; làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH khu vực này; thực trạng và giải pháp hoàn
thiện quản lý thu BHXH khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam. 4. Bùi Thị Thanh Thanh (2011) “Quản lý thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ”, luận văn thạc sỹ.
Trên cơ sở lý luận chung về BHXH nói chung, luận văn đã tổng quát hóa cơ sở lý luận về quản lý thu BHXH. Đồng thời cũng đã phân tích và đưa ra được những kinh nghiệm của một số nước về công tác quản lý thu BHXH. Qua đó là những cơ sở, tiền đề cho việc phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tác giả đưa ra một vài giải pháp thức thời với giai đoạn thu BHXH lúc này như đưa công tác quản lý vào công nghệ thông tin để quản lý.
5. Hà Mạnh Cường (2012) “ Giải pháp chống thất thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Ninh Giang Tỉnh Hải Dương “, luận văn thạc sĩ.
Luận văn của tác giả cũng tập trung vào nghiên cứu thực trạng và đề ra các giải pháp chống thất thu trên địa bàn huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Luận văn đề cập tới 3 nhóm giải pháp: quản lý nhóm đối tượng thu, tổ chức thu BHXH, giải pháp đối với Doanh nghiệp. Việc đề ra các giải pháp với cách chia nhóm giải pháp như trong luận văn đã góp phần tốt hơn trong việc thực hiện những giải pháp này trong tương lại.
6. Lê Văn Lưu ( 2014 ) “ Giải pháp chống thất thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Tỉnh Hưng Yên “, luận văn thạc sĩ.
Chống thất thu là một khái niệm khá mới mẻ trong công tác Bảo hiểm xã hội của ngành Bảo hiểm hiện nay, luận văn của tác giả tập trung vào việc nghiên cứu khái niệm, thực trạng và các giải pháp chống thất thu BHXH trên địa bàn Tỉnh Hưng Yên. Luận văn đã đưa ra rất nhiều giải pháp mang tính tích cực trong việc thực hiện mang tính triệt để việc chống thất thu BHXH tại Hưng Yên, đây cũng là một trong những giải pháp làm bài học để nhân rộng ra không chỉ tại Tỉnh Hưng Yên mà trong cả nước.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm chung của địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý
Tiên Du là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc. Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng từ 20005’30’’ đến 21011’00’’ độ vĩ Bắc và từ 105058’15’’ đến 106006’30’’ độ kinh Đông. Diện tích tự nhiên của huyện khi chưa điều chỉnh địa giới là 10.838,94 ha, với 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn(thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm). Huyện Tiên Du có giáp ranh với các địa phương sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong. - Phía Nam giáp huyện Thuận Thành.
- Phía Đông giáp huyện Quế Võ. - Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn.
Sau khi có điều chỉnh theo địa giới hành chính mới theo Nghị định 60/2007/NĐ-CP tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Tiên Du là: 9.568,65 ha, với 14 đơn vị hành chính (2 xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh chuyển về thành phố Bắc Ninh), gồm 01 thị trấn(thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm). Vị trí của huyện cơ bản vẫn giáp ranh với các huyện và thành phố lúc trước khi điều chỉnh địa giới.
3.1.1.2. Tình hình dân số, lao động
Đến hết năm 2016, tổng vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Tiên Sơn đã lên tới 72 triệu USD. Một số khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục được UBND tỉnh phê duyệt như: Khu công nghiệp Hạp Lĩnh, Khắc Niệm, Lạc Vệ, Phú Lâm, cụm công nghiệp Tân Chi đã được phép khảo sát quy hoạch mới. Trong năm 2016, có 6 doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp Phú Lâm, Khắc Niệm,
Hạp Lĩnh, trong đó có một doanh nghiệp Hàn Quốc.
Công nghiệp phát triển đất nông nghiệp sẽ càng thu hẹp lại, số lao động nông thôn thiếu việc làm ngày càng tăng, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn là nhu cầu cần thiết thực tế số lao động thiếu việc làm trên địa bàn huyện tiếp tục tăng vì lý do trình độ của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Vấn đề đào tạo nghề, chương trình hướng nghiệp cho thanh niên đã được huyện mở 14 lớp trong năm 2016 với gần 1.000 học viên tham gia. Hiện nay, huyện Tiên Du có 1.780 lao động và người dân địa phương vào làm việc tại các khu, cụm công nghiệp. Trong số lao động dôi dư khi bị thu hồi đất có một số lượng khá lớn đối tượng có độ tuổi từ 30 trở lên. Đây là đối tượng, không còn cơ hội đào tạo nghề để vào làm việc tại các khu công nghiệp. Để giải quyết việc làm cho họ, huyện đã tích cực triển khai chương trình giải quyết vốn vay, tạo việc làm tại chỗ trên cơ sở phối hợp với ngân hàng chính sách và chương trình khuyến công của Sở Công nghiệp.
Trong năm 2016, đã có 24 dự án vay vốn tạo việc làm tại chỗ với dư nợ cho vay đạt 1,3 tỷ đồng. Bằng nguồn vốn vay hỗ trợ của huyện, nhiều mô hình kinh tế hộ được tiếp sức như: Mô hình VAC, HTX tiểu, thủ công sản xuất mây tre đan, thêu ren xuất khẩu bước đầu làm ăn có hiệu quả. Năm 2016, huyện Tiên Du chú trọng đến lĩnh vực xuất khẩu lao động. Đây là lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo nhanh nhất, hiệu quả nhất, đồng thời tạo ra một lực lượng lao động có tay nghề cao, sau khi hết hợp đồng lao động ở nước ngoài. Năm 2016, bằng việc phối hợp với Công ty INTRACÔ, công nghiệp Quốc Phòng, Công ty vận tải miền Bắc đã đưa hơn 700 lao động của huyện đi làm việc tại Malaixia, ả Rập, một số nước khu vực Trung Đông v.v... Tạo việc làm tại chỗ bằng việc hỗ trợ vốn cũng như đào tạo nghề, tích cực xúc tiến xuất khẩu lao động là những giải pháp thiết thực với một quy trình ngày một hợp lý và hiệu quả hơn đã làm giảm đi những bức xúc về nhu cầu việc làm.
Một động thái có ý nghĩa thiết thực như: Hoạt động thương mại-dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển. Huyện có một hệ thống chợ nông thôn như: chợ Và, chợ Sơn, chợ Ve là những điểm giao lưu hàng hóa truyền thống. Hiện nay, 3 chợ này được UBND huyện quy hoạch để đầu tư nâng cấp, mở rộng thành trung tâm thương mại xứng tầm với mỗi khu vực dân cư tạo điều kiện để nhân dân tham gia hoạt động buôn bán phát triển kinh tế. Tiềm năng sinh thái-văn hóa với những danh lam như Phật Tích, Hiên Vân. Phát huy tốt những lợi thế và sáng tạo chủ động vươn lên, Tiên
Du đã góp phần giải quyết đáng kể việc làm cho người lao động 3.1.1.3. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội
Tình hình kinh tế xã hội của huyện Tiên Du trong những năm qua luôn ổn định và phát triển. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp XDCB, Thương mại - Dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành Nông nghiệp, Cụ thể năm 2015: Công nghiệp-XDCB 75,3%, thương mại-dịch vụ 16,6%, nông-lâm nghiệp thủy sản 8,1%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 42,2 triệu đồng/người/năm. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được coi trọng, an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và từng bước nâng cao. Quốc phòng, an ninh được củng cố vững chắc, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định.
Trên địa bàn huyện có 3 tuyến quốc lộ 1A, 1B, 38, tỉnh lộ 276, 295 và đường sắt chạy qua nối liền với thành phố Bắc Ninh, thủ đô Bắc Ninh và các tỉnh lân cận, tạo cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm.
Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Là huyện có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hóa: như chùa Hồng Vân, chùa Bách Môn, chùa Phật Tích… Tiên Du còn là huyện có các làng nghề truyền thống như: Nghề xây dựng ở Nội Duệ, nghề dệt lụa ở thị trấn Lim, nghề làm giấy ở Phú Lâm…
Với vị trí địa lý như vậy Tiên Du có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ.
3.1.2. Hoạt động bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc 3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Tên cơ quan: Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du. Số điện thoại: 0241 3837217.
Email : bhxhtd.bhxhbacninh@gmail.com Địa chỉ: Thị Trấn Lim – Tiên Du – Bắc Ninh.
Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du được thành lập theo quyết định 01/QĐ- TCCB ngày 02/7/1995 của BHXH Tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở một số bộ phận của Phòng Lao Động TB-XH huyện và Liên Đoàn Lao Động huyện chuyển sang.
Kể từ tháng 1/2004, BHXH huyện Tiên Du tách ra hoạt động riêng khi bắt đầu chia tách địa giới hành chính thành huyện Tiên Du và TX Từ Sơn. Ban giám đốc gồm 03 người:
- 01 giám đốc: Chịu trách nhiệm chung và trực tiếp phụ trách bộ phận kế toán tài chính, chính sách và văn phòng.
- 02 phó giám đốc: 01 phó giám đốc chịu trách nhiệm về quản lý thu BHXH ; 01 phó giám đốc chịu trách nhiệm về giám định y tế tại nơi người lao động đăng ký khám chữa bệnh trên địa bàn huyện.
Từ năm 2016 đến nay BHXH huyện Tiên Du có 22 lao động trong đó có 1 giám đốc và 3 PGĐ được bố trí theo sơ đồ như sau:
Phối hợp Chỉ đạo
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của BHXH huyện Tiên Du
Nguồn: BHXH huyện Tiên Du (2016)
GIÁM ĐỐC BHXH HUYỆN Phòng Thu Phòng Tiếp nhận- quản lý hồ sơ Phòng Kế hoạch tài chính Phòng Chế độ BHXH Phòng Cấp sổ thẻ Phòng Giám định bảo hiểm Y tế Phòng Công nghệ thông tin Phòng Tổ chức -Hành chính
3.1.2.2. Hoạt động của bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Tổ chức thực hiện thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Tiên Du
Ngoài các bộ phận chuyên môn, bộ phận tiếp nhận hồ sơ, BHXH Tiên Du tổ chức một bộ phận trực tiếp quản lý theo dõi thu BHXH bắt buộc.
Bộ phận thu BHXH được phân công và giao nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng cán bộ chuyên thu. Một số công việc cụ thể như giao trách nhiệm theo dõi, quản lý theo các đơn vị, đối tượng tham gia BHXH cho từng cán bộ.
Để đảm bảo nắm chắc số lượng đối tương, việc giao trách nhiệm ngoài việc căn cứ vào lĩnh vực hoạt đông, các đối tượng còn được phân theo khu vực, địa bàn quản lý.
Để thực hiện việc thu quỹ BHXH một cách đầy đủ, kịp thời và đúng luật thì mỗi cán bộ thu nói riêng và bộ phận thu nói chung đã cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao như:
- Thứ nhất: thường xuyên thực hiện rà soát, lập danh sách các đơn vị đang hoạt động trên địa bàn nhằm phát hiện thêm các đối tượng mới cần tham BHXH trên địa bàn quản lý. Từ đó làm tăng thêm số lượng lao động phải đóng góp vào quỹ BHXH và tất nhiên dẫn đến Ngân sách của quỹ BHXH tăng lên. Hoạt động này thực hiện tốt được nhờ đó mà hoạt động BHXH cũng được thực hiện tốt hơn theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít.
- Thứ hai: thường xuyên cử cán bộ tiếp xúc với các đơn vị sử dụng lao động. Hiện nay tại BHXH có 7 cán bộ làm công tác chuyên thu, trong khi khối lượng đơn vị cơ sở thuộc diện quản lý lại rất lớn. Với việc tiếp xúc trực tiếp với các đơn vị sử dụng lao động, các cán bộ thu BHXH đã nắm được những vấn đề sau:
+ Nắm được số lượng lao động có trong các đơn vị để tránh tình trạng các đơn vị sử dụng lao động kê khai số lao động ít hơn so với thực tế gây thiệt thòi cho người lao động khi họ gặp khó khăn. Hơn nữa còn có thể nắm chắc được tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị và tình hình quỹ lương thực tế.
+ Tuyên truyền, giải thích các chế độ cho người SDLĐ giúp họ hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ mà họ phải thực hiện, tránh tình trạng trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH đối với NLĐ. Các cán bộ còn cung cấp thêm cho họ các sách báo, tài liệu có liên quan đến ngành BHXH nhằm giúp họ nắm được các