Vai trò của hệ thống chính trị (cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể…) có một vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng chống thất thu BHXH trên địa bàn Huyện Tiên Du. Sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của cả hệ thống chính trị sẽ tác động mạnh mẽ tới việc chấp hành thực hiện chính sách BHXH cho NLĐ trong các cơ quan, tổ chức, DN. Cụ thể, thông qua công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát, lãnh đạo, chỉ đạo từ các cấp có liên quan…
Quy định của pháp luật về BHXH còn nhiều kẽ hở, dựa vào đó nhiều DN lách luật không tham gia BHXH cho NLĐ hoặc có tham gia nhưng không đủ số LĐ, trích nộp tiền không đủ hoặc không nộp lại cho cơ quan BHXH, cố tình nợ đọng, chây ỳ đóng BHXH. Cụ thể, khi xây dựng hệ thống thang bảng lương, ký kết HĐLĐ đối với NLĐ, đơn vị SDLĐ dựa vào mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, mức đóng BHXH cho NLĐ thấp hơn so với mức thu nhập thực tế của NLĐ, gây thất thu và ảnh hưởng xấu tới quyền lợi của NLĐ.
Nhà nước ta hiện nay chưa có chế tài xử phạt mạnh tay đối với những vi phạm pháp luật về BHXH , nên các DN hay chủ sử dụng lao động vẫn ngang nhiên vi phạm. Nghị định 95/2013/NĐ-CP, quy định mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm về bảo hiểm xã hội là 75 triệu đồng, mức phạt này chưa đủ sức dăn đe đối với những doanh nghiệp có lượng lao động lớn và cố tình trốn tránh nghĩa vụ thu nộp BHXH. Bên cạnh đó thì cơ quan trực tiếp quản lý các
khoản thu nộp BHXH từ phía các Doanh nghiệp chủ sử dụng lao động thì chưa được giao trọng trách xử lý vi phạm, chỉ dừng lại ở mức độ lập biên bản vi phạm. Việc khởi kiện và thi hành án đối với những doanh nghiệp này là vô cùng khó khăn, do nhiều chủ doanh nghiệp bỏ trốn, hoặc doanh nghiệp đã chuyển nhượng lại doanh nghiệp, cùng với số nợ BHXH, doanh nghiệp bị khởi kiện nhưng không có nguồn tài sản hoặc tài sản chủ yếu là đi thuê, dẫn đến kéo dài thời gian thi hành án. Tình trạng truy thu cũng gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp do người lao động đã nghỉ việc, hoặc chuyển công tác.