Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 55 - 58)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Kim Sơn

4.1.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

4.1.4.1. Ngành nông nghiệp

Năm 2016 giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt 944 tỷ đồng (giá cố định năm 1994) tăng 592 tỷ đồng so với năm 2012 (352 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 4,1%.

- Sản xuất nông nghiệp: Năm 2016 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 944 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994). Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có bước chuyển biến tích cực, tỷ trọng trồng trọt tăng dần từ 66% năm 2012 lên 72,19% năm 2016. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên 72 triệu đồng/ha.

Do được đầu tư thâm canh, đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ đã đưa nhiều giống lúa chất lượng cao có giá trị vào sản xuất. Diện tích gieo cấy lúa bình quân đạt trên 16.000 ha/năm, năng suất bình quân cả năm đạt 64 tạ/ha; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt hơn 109.210 tấn; bình quân lương thực đầu người đạt 659,8 kg/người. Diện tích và sản lượng một số cây ngắn ngày như: đậu, ngô, dược liệu … đều tăng, diện tích khoảng 2.335 ha.

- Lâm nghiệp:

Kinh tế lâm nghiệp có bước phát triển ổn định trong những năm trở lại đây, năm 2012 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp (giá cố định 1994) đạt 4,7 tỷ đồng. Diện tích rừng trồng có khả năng khai thác còn hạn chế. Diện tích đất lâm nghiệp năm 2016 là 685,51 ha (đất rừng phòng hộ) giảm 162,34 ha so với năm 2012.

- Chăn nuôi: Năm 2016, tổng đàn trâu, bò đạt 2941 con, trong đó đàn bò có 1647 con, trâu 1294 con, đàn lợn 54.371 con, đàn gia cầm 629.909 con. Giá trị ngành chăn nuôi tăng từ 109 tỷ đồng năm 2012 lên 243 tỷ đồng năm 2016. Đàn trâu phát triển ổn định, tăng đàn bò, đàn lợn và đàn gia cầm. Mô hình chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp đã được áp dụng.

- Thuỷ sản: Hiện diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện có khoảng 2312 ha, đến năm 2016 giá trị ngành thủy sản ước đạt 118,2 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), sản lượng thủy sản ước đạt 9.343 tấn, trong đó: Khai thác 3.190 tấn và nuôi trồng 6.244 tấn.

4.1.4.2. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản

- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất giai đoạn 2012-2016 bình quân hàng năm đạt 231 tỷ đồng (giá cố định), năm 2016 đạt 542 tỷ đồng (giá cố định 1994), kim ngạch xuất khẩu từ 1,5 triệu USD năm 2010 lên 8 triệu USD năm 2016. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn được khuyến khích phát triển. Đến nay, một số cụm, điểm công nghiệp được hình thành (cụm công nghiệp Đồng Hướng) và đang thu hút các dự án phát triển công nghiệp. Sản xuất công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện đã có sự khởi sắc, năng lực sản xuất bước đầu đã được nâng lên. Số cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cũng tăng nhanh, giải quyết một lượng lớn lao động nhàn rỗi.

Bảng 4.2. Cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2012 – 2016

2012 2013 2014 2015 2016

Tổng số 5.991 11.100 15.996 16.258 18.036

Khu vực kinh tế trong nước 5.991 11.100 15.996 16.258 18.036 - Nhà nước

+ Trung ương Quản lý + Địa phương quản lý

- Tập thể 4 15 9 6 6

- Tư nhân 20 19 22 28 28

- Cá thể 5.967 11.066 15.965 16.224 18002

2012 2013 2014 2015 2016

Nhìn chung, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bước đầu phát triển khá tốt, đã khai thác được tiềm năng thế mạnh của địa phương, vượt qua những thử thách của cơ chế thị trường để đi vào ổn định và phát triển sản xuất.

- Xây dựng cơ bản: Nguồn vốn đầu tư xây dựng trong 5 năm (2012 – 2016) đạt 3.779 tỷ đồng từ các nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung và các chương trình mục tiêu khác. Công tác xây dựng cơ bản đã được triển khai thực hiện đúng quy định, đảm bảo công khai dân chủ, tránh thất thoát, lãng phí, phát huy tốt hiệu quả sử dụng, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhìn chung các công trình được bố trí phù hợp, các thủ tục hồ sở được chuẩn bị chu đáo, công tác giám sát chặt chẽ nên chất lượng công trình được đảm bảo, các công trình thi công đúng tiến độ theo kế hoạch.

- Điện lực: Điện lưới Quốc gia đã được kéo đến 27/27 xã, thị trấn. Đến cuối năm 2016 có khoảng 42.000/42.000 hộ (100% số hộ) sử dụng điện lưới quốc gia, trong đó 80% đảm bảo chất lượng điện. Toàn địa bàn có khoảng trên 2.000km đường dây các loại, và hơn 200 trạm biến áp, trong đó có 12 trạm dung lượng >150KVA, 22 trạm dung lượng 75-150 KVA và 36 trạm dung lượng <75KVA.

- Bưu chính - Viễn thông: Cùng với việc nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc trực tuyến ngành bưu chính viễn thông đã được đầu tư xây dựng hệ thống điện thoại vô tuyến phục vụ nhu cầu về thông tin liên lạc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiện nay đã có 27/27 xã có bưu điện văn hoá xã.

- Vận tải: Hệ thống giao thông được nâng cấp và ngày càng hoàn thiện đã tạo điều kiện cho dịch vụ vận tải phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu sản xuất, mức lưu chuyển hàng hoá, hành khách tăng đáng kể trong những năm gần đây.

4.1.4.3. Khu kinh tế dịch vụ

Hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hoá cơ bản ổn định. Số cơ sở kinh doanh thương mại năm 2010 là 2.642 cơ sở đến năm 2016 có 5.121 cơ sở, danh thu năm 2010 là 29,7 tỷ đồng và năm 2016 là 93,3 tỷ đồng tăng gần 3,14 lần so với năm 2010. Việc mở rộng hoạt động thương mại tại các vùng giáp ranh với các thị trấn đã làm tăng doanh số bán hàng và tạo được việc làm cho người lao động. Hoạt động thương mại tại các chợ phiên khá sôi động đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, góp phần tăng thu nhập ngoài quốc doanh. Hoạt động quản lý thị trường được tăng cường.

Mạng lưới chợ nông thôn đã được hình thành theo nhu cầu giao lưu hàng hoá của nhân dân. Hiện tại toàn huyện có 11 chợ nông thôn, 1 chợ trung tâm hành chính cấp 2 và 01 chợ đầu mối thủy sản Kim Đông. Hầu hết các chợ đều

họp phiên, hàng hoá dịch vụ chủ yếu là các mặt hàng nông sản thực phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội bộ. Cơ bản đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn. Song về cơ sở vật chất của các chợ vẫn còn tạm bợ do nhân dân tự làm là chính. Trong vài năm gần đây nhờ có chủ trương phát triển mạng lưới chợ, nên một số điểm chợ đã được cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới, hình thành nên một số điểm chợ giao dịch tương đối có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, giao lưu hàng hoá giữa các vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)