Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 58)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Kim Sơn

4.1.5. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Năm 2016 dân số của huyện Kim Sơn có 166.077 người, mật độ dân số bình quân 779 người/km2 và có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã; cao nhất là thị trấn Phát Diệm 7.803 người/km2 và thấp nhất là thị trấn Bình Minh 413 người/km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của Kim Sơn ổn định ở mức 0,98 %.

Bảng 4.3. Dân số trung bình 5 năm huyện Kim Sơn (2012 - 2016) phân theo giới tính và địa bàn cư trú

Đơn vị tính: Người

Năm Tổng số

Chia theo giới tính Chia theo Thành thị và nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2012 165.084 81.824 83.260 12.912 152.172 2013 164.878 81.687 83.191 12.958 151.920 2014 165.010 82.375 82.635 12.910 152.100 2015 165.189 82.568 82.621 12.459 152.730 2016 165.566 82.618 82.948 11.863 153.703

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kim Sơn (2016) Lao động trong độ tuổi của huyện năm 2016 có 103.513 người, chiếm 62,52% tổng dân số, trong đó lao động hoạt động trong khu vực kinh tế nhà nước có 3.568 người, chiếm 3,48% tổng số lao động.

Thực hiện các chương trình, mục tiêu và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo… trong 5 năm từ 2012 đến 2016 đã tạo công ăn việc làm cho gần 12.000 lao động.

4.1.6. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 4.1.6.1. Thực trạng phát triển đô thị

Hiện tại huyện có thị trấn Phát Diệm và thị trấn Bình Minh là đô thị loại V. Tổng diện tích đất đô thị(1) 983,26 ha, dân số 11.406 người, bình quân đất

đô thị là 862 m2/người. Trong đó chỉ tiêu bình quân đất ở 52 m2/người. Thực trạng đô thị của huyện được chia thành 2 trung tâm:

- Thị trấn Bình Minh là đô thị trung tâm của các xã ven biển thuộc khu vực phía nam huyện, có thế mạnh về khai thác nuôi trồng thủy sản và trồng cói. Diện tích toàn thị trấn là 877,92 ha, với dân số 3.597 người. Hệ thống cơ sở hạ tầng của thị trấn còn rất khó khăn, trong thời gian tới cần được đầu tư mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của các xã thuộc trung tâm phía nam.

- Thị trấn Phát Diệm là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện. Đến nay các tuyến đường trục, các khu chức năng đô thị đã dần hình thành. Các khu vực khác còn đang trong quá trình đầu tư xây dựng, chỉnh trang cải tạo, sắp xếp lại các khu dân cư. Diện tích toàn thị trấn Phát Diệm có 105,34 ha với dân số 8.220 người. Tuy đã có sự cố gắng đầu tư nhưng tốc độ chỉnh trang đô thị nhìn chung vẫn còn chậm so với yêu cầu. Hiện tại hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện...) vẫn còn chắp vá, thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật; kiến trúc không gian dân cư nhiều khu vực xây dựng tự phát, chưa đúng quy định làm ảnh hưởng chung đến cảnh quan đô thị.

4.1.6.2. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển, các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện được phát triển theo những hình thái khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện và mức độ phân bố trong từng khu vực. Các tụ điểm dân cư truyền thống (như thôn, xóm...) được hình thành tập trung bên cạnh những khu vực có nước và có điều kiện canh tác ở những nơi có giao thông thuận tiện cho sản xuất và lưu thông hàng hoá. Nhìn chung, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các lĩnh vực y tế, giáo dục.

Hệ thống cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mới, mặc dù đã được quan tâm đầu tư song còn nhiều hạn chế do nguồn kinh phí hạn hẹp. Hầu hết giao thông trong các khu dân cư đã được cứng hóa 80% nhưng khá bụi về mùa khô gây khó khăn cho việc giao lưu hàng hoá và đi lại của nhân dân. Toàn huyện mới chỉ có thị trấn Phát Diệm có hệ thống thu gom và xử lý rác thải, thoát nước thải sinh hoạt... còn lại chủ yếu là chảy tràn trên bề mặt xuống các ao hồ, thấm vào đất, đã phần nào gây ô nhiễm môi trường sống và đặc biệt gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước.

Các khu dân cư cũ ngày càng mở rộng, các khu dân cư mới đã bắt đầu phát triển, nước sinh hoạt đáp ứng được một phần nhu cầu người dân. Tuy nhiên, kiến trúc không gian khu dân cư còn bất hợp lý. Việc xây dựng nhà ở hoàn toàn mang tính tự phát, đảm bảo chất lượng xây dựng, kiến trúc và mỹ quan.

Bình quân đất ở trung bình từ 80 - 95 m2/người.

4.1.7. Thực trạng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật 4.1.7.1. Giao thông 4.1.7.1. Giao thông

Huyện Kim Sơn có mạng lưới giao thông tương đối hợp lý bao gồm 2 loại hình: Đường bộ và đường thủy cụ thể như sau:

Mạng lưới đường bộ gồm hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài khoảng 1.021 km, trong đó:

- Quốc lộ 10 là tuyến đường chạy xuyên các tỉnh duyên hải phía Bắc nối từ Quảng Ninh đến Thanh hóa. Đoạn chạy qua huyện có chiều dài 18,5km.

- Tỉnh lộ 480 Chạy từ huyện Yên Mô qua xã Lai Thành giao với Quốc lộ 10, đoạn qua địa bàn huyện có chiều dài khoảng 3km.

- Tỉnh lộ 480B nối với Quốc lộ 1 tại Tam Điệp qua Yên Mô về Kim Sơn. Đoạn qua huyện có chiều dài 2,5km, mặt đường hẹp (3 ÷ 3,5m) nền đường (4 ÷ 5m).

- Tỉnh lộ 481 là tuyến đường nối quốc lộ 10 qua các xã: Yên Lộc, Định Hóa, Văn Hải, Kim Mỹ, Cồn Thoi, Kim Đồng và thị trấn Bình Minh. Có tổng chiều dài 20,5km.

- Đường liên xã: như tuyến đường Lưu Phương – Cồn Thoi; Đường Ân Hòa, đường WB... tổng chiều dài các tuyến đường liên xã khoảng 50 km, mặt đường nhỏ, nền đường yếu, chất lượng đường thấp chủ yếu là đường cấp phối.

- Đường trục xã: Với tổng chiều dài 247 km, mặt đường nhỏ, nền đường có kết cấu yếu. Mặt đường chủ yếu là bê tông, nhựa, đá dăm, tải trọng yếu.

- Đường liên thôn – liên xóm: Tổng chiều dài 714 km, nền đường hẹp, mặt rải đá cấp phối và một phần được bê tông.

- Đường giao thông nội thị: Mạng lưới đường nội thị chưa được hình thành rõ nét, hiện chỉ có các tuyến đường đối ngoại đi trong phạm vi đô thị đóng vai trò giao thông đô thị. Ngoài ra các tuyến ngõ xóm nối các khu dân cư với đường giao thông chính.

Đường thủy: Vận tải đường thủy của Kim Sơn đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa với tuyến sông Đáy, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật sông cấp 3, chiều rộng tối thiểu 100m, có thể cho tầu 200 tấn chạy qua; tuyến sông Vạc chiều rộng bình quân 40m; tuyến sông Ân cho các thuyền nhỏ bé lưu thông. Hiện nay huyện đang hình thành cầu cảng để bốc xếp vận chuyển hàng hóa tại xã Đồng Hướng và xã Quang Thiện. Khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy hàng năm lên gần 150 ngàn tấn. Phương tiện thủy bao gồm thuyền vận tải các loại và xà lan tự hành, tỉnh Ninh Bình đã đầu tư xây dựng khu neo đậu tàu thuyền với quy mô 500 tàu thuyền neo đậu.

4.1.7.2. Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi của huyện Kim Sơn tương đối hoàn chỉnh, chủ yếu là tự chảy và tưới tiêu tốt đảm bảo sản xuất cho nhân dân trong huyện. Có hệ thống sông, kênh mương chằng chịt, với ba trục sông chính: sông Đáy, sông Vạc và sông Càn chảy dọc theo huyện. Đây là một trong những địa bàn thoát lũ cho các lưu vực sông trên lãnh thổ tỉnh và đồng bằng sông Hồng. Trên địa bàn huyện có 608,4km kênh mương, trong đó có 130km kênh cấp I, 11 trạm bơm với 53 máy bơm và 26 cống dưới đê với 155m cửa. Tuy nhiên, những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên đã xuất hiện tình trạng hạn hán trên một số vùng gây nhiều khó khăn cho sản xuất như: đầu vụ đông xuân gây hạn hán khoảng 5.000 ha trong đó khu Hữu Vạc khoảng 4.000 ha.

4.1.7.3. Các lĩnh vực hạ tầng xã hội

- Giáo dục và đào tạo: Năm 2016, huyện có tổng số 88 trường học gồm: 27 trường Mầm Non, 29 trường Tiều học, 27 trường Trung học cơ sở, 4 trường Trung học phổ thông và 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên với tổng số 32.495 học sinh.

Đến nay 27/27 xã, thị trấn có trường học được xây dựng kiên cố. 100% các xã, thị trấn có trung tâm Học tập cộng đồng. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn các ngành học, bậc học đạt 100%.

- Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng:

Kim Sơn có đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; toàn huyện đạt 13,95 cán bộ y tế/vạn dân; 100% trạm y tế có bác sỹ; các thôn, khu phố có cán bộ y tế; các xã, thị trấn đều được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Trung tâm y tế huyện tiếp tục được đầu tư nâng cấp cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị.

- Văn hoá - thể thao: Số làng, thôn, khu phố được công nhận làng văn hoá ngày càng tăng, đến nay đã có 274/298 khu dân cư tiên tiến, 243/298 xóm, phố văn hóa đạt 78% và 33.438 gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hoá, đạt 80,8%. Trong những năm qua được sự chỉ đạo đạo của UBND huyện, phòng văn hóa thông tin đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thành công các hoạt động văn hóa xã hội tại huyện. Phong trào thể dục thể thao, rèn luyện sức khoẻ có bước phát triển khá, số người tham gia tập thể thao thường xuyên tăng nhanh. Thường xuyên tổ chức các giải thể thao thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân, đặc biệt tổ chức các giải chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh và huyện. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2016 còn 6,7% (theo tiêu chí năm 2012).

- Đến nay tất cả các xã đã có điện lưới Quốc gia, số hộ dùng điện đạt 100%. Mạng lưới đường điện tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, quản lý sử dụng có hiệu quả.

- Quốc phòng - An ninh: Công tác quân sự địa phương luôn được các cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo, hàng năm hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân và tổ chức tốt các cuộc diễn tập.

4.1.8. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.8.1. Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, và cảnh quan môi trường

a, Thuận lợi

- Huyện Kim Sơn có tiềm năng về đất đai, khí hậu phù hợp để phát triển cây trồng hàng năm cho năng suất cao. Hiện nay, diện tích tự nhiên của huyện đang không ngừng mở rộng.

- Nằm giữa lưu vực của sông Đáy và sông Càn nên có thuận lợi lớn trong các hoạt động phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản và giao thông đường thủy.

- Có hệ thống giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh với tuyến quốc lộ 10, tỉnh lộ 480, 480E, 480Đ, 481,... chạy qua là điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều cơ hội cho huyện trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị và thu hút đầu tư.

b, Khó khăn

- Địa hình huyện Kim Sơn là vùng trũng của đồng bằng sông Hồng, nơi đón nhận của một số cửa sông như; sông Càn, sông Đáy với cửa thoát lũ của sông Đáy, mặt khác sông Đáy cũng là sông phân lũ của sông Hồng đã tạo nên một chế độ thủy văn phức tạp có nhiều biến động với cường độ lớn.

- Kết cấu hạ tầng được huy động đầu tư xây dựng, nâng cấp có nhiều thay đổi về diện mạo nhưng còn chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

- Quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên đất đai trong những năm qua chưa được quản lý chặt chẽ, mức độ khai thác còn chưa tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, nên chưa mang lại hiệu quả cao tương xứng với tiềm năng đất đai và chưa đảm bảo được quá trình phát triển bền vững.

4.1.8.2. Về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

a, Những kết quả đạt được

- Tăng trưởng kinh tế của huyện những năm gần đây tương đối cao và khá ổn định. Cơ cấu kinh tế có chuyển biến theo hướng tích cực, bước đầu hình thành một số sản phẩm mũ nhọn có giá trị kinh tế cao và phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện.

- Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt 10,7 triệu đồng/người/năm. Nhiều chủ trương, chính sách và chương trình Quốc gia về phát triển văn hóa - xã hội thực hiện đạt kết quả tích cực như: xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thực hiện xóa đói giảm nghèo, ..., xây dựng nếp sống văn hóa mới.

- Cơ sở hạ tầng đang được đầu tư mạnh (đặc biệt là giao thông, thuỷ lợi và điện) phần nào đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và tạo điều kiện thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Công nghiệp đang phát triển tuy còn nhỏ bé, song một số dự án công nghiệp lớn như cụm công nghiệp Đồng Hướng,... được hình thành đã bước đầu thu hút các nhà đầt tư sản xuất, kinh doanh và các điểm công nghiệp nhỏ ở các xã, thị trấn đã hình thành, đang được chú trọng.

- Nhiệm vụ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong điều kiện đặc thù của huyện đa dạng về văn hoá, tôn giáo được thực hiện tốt, bảo đảm môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội.

b, Những hạn chế cần khắc phục

- Cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu là nông nghiệp (diện tích đất nông nghiệp chiếm 62,46% tổng diện tích tự nhiên), năng suất lao động thấp, công nghiệp còn nhỏ bé và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu. Nguồn lao động đông nhưng chất lượng lao động còn thấp và cán bộ quản lý có năng lực ở địa phương chưa

nhiều. Số doanh nghiệp đầu tư lớn trên địa bàn còn ít, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và số lượng còn thấp so với tiềm năng.

- Kết cấu hạ tầng của huyện còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong công cuộc kiên cố hóa kênh mương và cứng hóa giao thông nông thôn do đặc điểm tự nhiên của huyện có hệ thống sông ngòi dày đặc với tổng các con sông lớn nhỏ có chiều dài hơn 100km, tổng chiều dài hệ thống kênh cấp I, cấp II là 908,8 km và tổng số đường trục xã, thị trấn, liên xã, thôn, xóm và các đường trục chính nội đồng là 928,6km.

- Về văn hóa, xã hội: Kim Sơn là huyện có quy mô dân số tương đối lớn 166.077 người (khoảng 780 m2/người), bằng 1,15 lần mức bình quân của tỉnh (tỉnh Ninh Bình 675 m2/người). Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm chưa đáp ứng nhu cầu. Chất lượng nguồn nhân lực chưa theo kịp yêu cầu đổi mới do vậy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế.

Nền kinh tế của Kim Sơn trong những năm gần đây đang có tốc độ trưởng cao, nhưng giá trị tuyệt đối và quy mô nền kinh tế nhỏ, chưa tạo ra được nguồn lực mạnh để có bước đột phá đi lên.

Nhìn chung, điểm xuất phát của nền kinh tế Kim Sơn vẫn ở mức thấp chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện nhất là kinh tế biển. Do đó trong nhưng năm tới cần phải có những chính sách và biện pháp cụ thể, khoa học, để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)