Đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 71 - 72)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn

DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM SƠN

4.3.1. Thực trạng hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Kim Sơn giai đoạn 2012-2016 Kim Sơn giai đoạn 2012-2016

Trong giai đoạn 2012 - 2016, tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình diễn ra khá nhộn nhịp. Nguyên nhân là do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dẫn đến sự hình thành của các khu công nghiệp đã lấy đi một phần không nhỏ diện tích đất sản xuất của người dân; Nhu cầu về đời sống kinh tế của người dân ngày càng cao dẫn đến việc người dân ngoài sử dụng đất đai làm tư liệu sản xuất thì còn sử dụng để chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh, tìm kiếm nguồn vốn để làm ăn kinh tế cải thiện đời sống; Chương trình dồn điền đổi thửa của Nhà nước cũng góp phần tăng thêm sự nhộn nhịp trong việc đổi đất nông nghiệp cho nhau giữa các hộ gia đình, cá nhân nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hạn chế sử dụng đất manh mún, tăng thêm hiệu quả trong việc sử dụng đất.

Bảng 4.6. Tình hình thực hiện quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Kim Sơn giai đoạn 2012 - 2016

Đơn vị: trường hợp Năm Quyền 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng 1. Thế Chấp 1281 1098 1100 1107 1032 5618 2. Chuyển Nhượng 739 775 842 918 976 4250 3. Thừa kế 73 85 85 110 87 440 4. Tặng cho 275 315 308 388 468 1754 5.Cho thuê 15 10 12 20 21 78

6.Cho thuê lại 0 5 8 2 7 22

7.Chuyển đổi 3 12 18 17 22 72

8.Góp vốn QSDĐ 0 0 0 0 0 0

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim sơn Nhìn vào bảng 4.6 ta thấy số lượng giao dịch các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Kim Sơn giai đoạn 2012 – 2016 có sự chênh lệch rất lớn giữa các quyền. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thể chấp, có xu hướng tăng qua các năm. Đặc biệt quyền thế chấp QSDĐ có số lượng giao dịch là 5618 trường hợp cao nhất trong tất các quyền. Về quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở huyện Kim Sơn không có trường hợp nào tham gia giao

dịch. Qua thống kê số liệu thể hiện trong Bảng 4.5 tôi nhận thấy quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp QSDĐ trong giai 2012 - 2016 có số lượng giao dịch cao hơn các quyền khác. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu tập trung vào 4 quyền Chuyển nhượng, thế chấp, thừa kế, tặng cho QSDĐ trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)