Tình hình quản lý và sử dụng đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 64)

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai

Quản lý đất đai là công tác quan trọng luôn được các cấp chính quyền quan tâm, đảm bảo pháp luật đất đai và các văn bản do UBND tỉnh ban hành được thực hiện tốt, đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp.

Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh nên UBND huyện đã thực hiện và ban hành nhiều văn bản để thực hiện Luật Đất đai 2013. Vì vậy việc quản lý đất đai ngày càng chặt chẽ hơn, đất đai được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, đem lại hiệu quả cao.

UBND huyện đã tiến hành xác định lại ranh giới hành chính trên cơ sở hồ sơ tài liệu 364/CT cũng như tài liệu đo đạc 299/TTg và đo đạc chỉnh lý bổ sung. Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện và các xã, thị trấn cũng

được UBND huyện thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đáp ứng tốt trong việc quản lý địa giới hành chính cũng như phục vụ các yêu cầu chung của ngành. Vấn đề khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất đã được UBND huyện thực hiện khá tốt góp phần quan trọng trong việc thực thi các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Huyện đã tập trung chỉ đạo hoàn thành đo đạc bản đồ địa chính 27 xã và thị trấn đang tiến hành đo đạc bản đồ địa chính, đồng thời đã xây dựng bản đồ quy hoạch giai đoạn 2015 - 2020.

Thực hiện Nghị định 64/CP, ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc Ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định 88/CP, ngày 17/8/1994 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất đô thị; Nghị định 84/2007/NĐ-CP, ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định 60/CP, ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở tại đô thị; Nghị định 85/CP ngày 17/12/1996 của Chính phủ quy định việc thi hành Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và Chỉ thị 245/TTg, ngày 22/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 69/2009/NĐ- CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư... Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện được phân chia như sau:

- Diện tích theo đối tượng sử dụng: 15.100,72 ha.

+ Tổng diện tích đất giao cho hộ gia đình cá nhân là 11.003,67 ha. + UBND xã Quản lý, sử dụng 1.121,72 ha.

+ Tổ chức kinh tế 827,41 ha.

+ Cơ quan đơn vị của nhà nước 2.022,36 ha. + Tổ chức khác 101,59 ha.

+ Cộng đồng dân cư 23,97 ha.

- Diện tích theo đối tượng quản lý: 6.322,88 ha. + UBND cấp xã 2.407,38 ha;

Ngoài ra được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường, công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện cũng đã được triển khai khá tốt. Đất đai đã được thống kê hàng năm theo quy định của ngành.

Trong công tác quản lý tài chính về đất đai của huyện được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Để thực hiện việc thu, chi liên quan đến đất đai, UBND huyện đã tổ chức việc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất trên cơ sở hệ thống các văn bản đã ban hành.

Nhìn chung công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được UBND huyện quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất… góp phần đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách.

Việc thực hiện công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai được thực hiện khá tốt, xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai. Việc cải tiến quy trình tiếp nhận, xử lý đơn, đặc biệt là lãnh đạo huyện và các phòng ban chức năng đã tiếp công dân định kỳ, đột xuất để giải quyết các vấn đề khiếu nại, khiếu tố của tổ chức và công dân cũng như tổ chức thi hành các quyết định nên đã hạn chế được những vi phạm trong sử dụng đất như sử dụng đất không đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiếm đất đai… giải quyết cơ bản tình trạng khiếu nại kéo dài.

Trong những năm gần đây công tác hoạt động dịch vụ công về đất đai đã có những chuyển biến tích cực khi triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” và điều chỉnh thực hiện công khai các thủ tục về nhà đất. Nhờ đó mà việc quản lý sử dụng đến từng chủ sử dụng, đến từng thửa đất ngày một chặt chẽ hơn.

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu thống kê đất đai tính đến ngày 31/12/2016 tổng hợp từ cấp xã cho thấy tổng diện tích tự nhiên của huyện là 21.423,60 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 13.380,53 ha chiếm 62,46% tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp 5.829,00 ha chiếm 27,21% tổng diện tích tự nhiên, đất chua sử dụng 2.214,07 ha chiếm 10,33% tổng diện tích tự nhiên.

Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng các loại đất chính năm 2016 Thứ tự CHỈ TIÊU Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 21.423,60 100,00 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 13.380,53 62,46 1.1 Đất trồng lúa LUA 8.358,01 62,46

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 870,69 6,51

1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 685,51 5,12

1.4 Đất rừng đặc dụng RDD

1.5 Đất rừng sản xuất RSX

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 3.156,68 23,59

1.7 Đất làm muối LMU

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 5.829,00 27,21

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 14,15 0,24

2.2 Đất quốc phòng CQP 37,96 0,65

2.3 Đất an ninh CAN 0,42 0,01

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 87,66 1,50

2.5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 133,68 2,29

2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 53,38 0,92

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS

2.8 Đất di tích, danh thắng DDT 0,40 0,01

2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRA

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 66,17 1,14

2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 317,38 5,44

2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 116,13 1,99

2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 3.076,05 14,36

Trong đó:

Đất cơ sở văn hóa DVH 6,60

Đất cơ sở y tế DYT 6,60

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 58,54

Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 12,61

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 2.214,07 10,33

4 ĐẤT ĐÔ THỊ DTD 983,26 4,59

5 ĐẤT KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN DBT

6 ĐẤT KHU DU LỊCH DDL

Hình 4.3.Cơ cấu sử dụng đất năm 2016 của huyện Kim Sơn 4.2.2.1. Đất nông nghiệp

Trong đó:

- Đất trồng lúa: diện tích đất trồng lúa là 8.358,01 ha, chiếm 62,46% tổng diện tích nông nghiệp và được phân bổ ở 22/27 xã trong huyện.

- Đất trồng cây lâu năm: 870,69 ha, chiếm 6,51% tổng diện tích đất nông nghiệp, phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn.

- Đất rừng phòng hộ: 685,51 ha, chiếm 5,12% diện tích đất nông nghiệp. Rừng phòng hộ là diện tích đất rừng ven biển nằm ngoài đê Bình Minh II.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Có 3.156,68 ha, chiếm 23,59% tổng diện tích đất nông nghiệp. Được tập trung chủ yếu tại các xã ven biển (Kim Hải, Kim Trung, Kim Đông) và khu vực ngoài đê do UBND huyện quản lý.

4.2.2.2. Đất phi nông nghiệp Trong đó:

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 14,15 ha, chiếm 0,24% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất quốc phòng: 37,96 ha, chiếm 0,65% tổng diện đất phi nông nghiệp. - Đất an ninh: 0,42 ha, chiếm 0,01% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất khu công nghiệp: 87,66 ha, chiếm 1,50% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, là diện tích đất cụm công nghiệp tại xã Kim Trung và xã Đồng Hướng.

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 133,68 ha, chiếm 2,29% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng: 53,38 ha, chiếm 0,92% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất di tích, danh thắng: Có 0,40 ha, chiếm 0,01% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Có66,17 ha, chiếm 1,14% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, tập trung ở thị trấn Phát Diệm, xã Chính Tâm, Kim Định, Ân Hòa, Như Hòa, ...

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 317,38 ha, chiếm 5,44% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất có mặt nước chuyên dùng: Năm 2010 toàn huyện có 116,13 ha,chiếm 1,99% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất phát triển hạ tầng: Năm 2010 diện tích có 3.076,05 ha, chiếm 1,03 % tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó: đất giao thông 1.210,91 ha; đất thuỷ lợi 1.775,01 ha, đất truyền dẫn năng lượng 1,92 ha, đất bưu chính viễn thông 0,53 ha, đất cơ sở văn hoá 6,60 ha, đất cơ sở y tế 6,55 ha, đất cơ sở giáo dục 58,54 ha, đất thể dục thể thao 12,61 ha, đất chợ 3,38 ha.

4.2.2.3. Đất đô thị

Kim Sơn có thị trấn Phát Diệm và thị trấn Bình Minh có tổng diện tích tự nhiên 983,26 ha, chiếm 4,59 % tổng diện tích tự nhiên.

4.2.2.4. Đất trong khu dân cư nông thôn

Diện tích là 4.378,10ha, chiếm 15,23% tổng diện tích tự nhiên (trong đó đất ở nông thôn ha).

4.2.3. Biến động đất đai

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31/12/2016 có tổng diện tích đất tự nhiên 21.423,60 ha, tăng 678,46 ha so với kỳ tổng kiểm kê năm 2010. Diện tích tự nhiên tăng do thay đổi địa giới hành chính (có diện tích cồn nổi thuộc vùng bãi bồi của huyện) và số liệu trước đây được tính thủ công nên kết quả còn nhiều sai sót, số liệu năm 2012 và năm 2016 được tính bằng công nghệ số hoá nên những sai số gần như được triệt tiêu.

Bảng 4.5. Bảng biến động các loại đất chính năm 2016 TT CHỈ TIÊU Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 22.102,06 100,00 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 14.030,75 63,48 1.1 Đất trồng lúa LUA 8.358,01 59,42

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 921,03 6,56

1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 730,51 5,20

1.4 Đất rừng đặc dụng RDD

1.5 Đất rừng sản xuất RSX

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 3.356,68 23,92

1.7 Đất làm muối LMU

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 5.979,00 27,05

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự

nghiệp CTS 24,15 0,40

2.2 Đất quốc phòng CQP 37,96 0,61

2.3 Đất an ninh CAN 0,42 0,01

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 207,66 3,47

2.5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 233,68 3,90 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 53,38 0,90

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS

2.8 Đất di tích, danh thắng DDT 0,40 0,01

2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRA 2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 66,17 1,14 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 317,38 5,44 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 116,13 1,99 2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 3.076,05 14,30

Trong đó:

Đất cơ sở văn hóa DVH 6,60

Đất cơ sở y tế DYT 6,60

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 58,54

Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 12,61

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 2.314,07 10,46

4 ĐẤT ĐÔ THỊ DTD 983,26 4,44

5 ĐẤT KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN DBT

6 ĐẤT KHU DU LỊCH DDL

4.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM SƠN DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM SƠN

4.3.1. Thực trạng hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Kim Sơn giai đoạn 2012-2016 Kim Sơn giai đoạn 2012-2016

Trong giai đoạn 2012 - 2016, tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình diễn ra khá nhộn nhịp. Nguyên nhân là do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dẫn đến sự hình thành của các khu công nghiệp đã lấy đi một phần không nhỏ diện tích đất sản xuất của người dân; Nhu cầu về đời sống kinh tế của người dân ngày càng cao dẫn đến việc người dân ngoài sử dụng đất đai làm tư liệu sản xuất thì còn sử dụng để chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh, tìm kiếm nguồn vốn để làm ăn kinh tế cải thiện đời sống; Chương trình dồn điền đổi thửa của Nhà nước cũng góp phần tăng thêm sự nhộn nhịp trong việc đổi đất nông nghiệp cho nhau giữa các hộ gia đình, cá nhân nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hạn chế sử dụng đất manh mún, tăng thêm hiệu quả trong việc sử dụng đất.

Bảng 4.6. Tình hình thực hiện quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Kim Sơn giai đoạn 2012 - 2016

Đơn vị: trường hợp Năm Quyền 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng 1. Thế Chấp 1281 1098 1100 1107 1032 5618 2. Chuyển Nhượng 739 775 842 918 976 4250 3. Thừa kế 73 85 85 110 87 440 4. Tặng cho 275 315 308 388 468 1754 5.Cho thuê 15 10 12 20 21 78

6.Cho thuê lại 0 5 8 2 7 22

7.Chuyển đổi 3 12 18 17 22 72

8.Góp vốn QSDĐ 0 0 0 0 0 0

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim sơn Nhìn vào bảng 4.6 ta thấy số lượng giao dịch các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Kim Sơn giai đoạn 2012 – 2016 có sự chênh lệch rất lớn giữa các quyền. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thể chấp, có xu hướng tăng qua các năm. Đặc biệt quyền thế chấp QSDĐ có số lượng giao dịch là 5618 trường hợp cao nhất trong tất các quyền. Về quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở huyện Kim Sơn không có trường hợp nào tham gia giao

dịch. Qua thống kê số liệu thể hiện trong Bảng 4.5 tôi nhận thấy quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp QSDĐ trong giai 2012 - 2016 có số lượng giao dịch cao hơn các quyền khác. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu tập trung vào 4 quyền Chuyển nhượng, thế chấp, thừa kế, tặng cho QSDĐ trong giai đoạn này.

4.4. ĐÁNH GÍA THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM SƠN GIAI NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM SƠN GIAI ĐOẠN 2012 – 2016

4.4.1. Đánh g á tình hình thực h ện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng dất

Khi thực hiện chuyển nhượng QSDĐ, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người sử dụng đất phải nộp các khoản thuế là Thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ đối với diện tích đất và tài sản gắn liền với đất chuyển nhượng theo thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31/8/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về lệ phí trước bạ và thông tư 34/2016 ngày 28/3/2016 về việc sửa đổi và bổ sung một số điều của thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31/8/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về lệ phí trước bạ; thông tư 111/2016/TT-BTC ngày 15/8/2016 về hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số Điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)