Kinh nghiệm chống buôn lậu vàgian lận thương mại của một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 28)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm chống buôn lậu vàgian lận thương mại của một số nước

trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Lào

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á nằm sâu trong lục địa, không giáp với biển.Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ, tăng trưởng GDP của Lào luôn đạt được tốc độ khá cao.

Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại hiện nay đang có chiều hướng gia tăng với các mặt hàng vi phạm chủ yếu là thuốc lá, rượu, bia, hàng điện tử, điện lạnh do Thái Lan và Trung Quốc sản xuất.Trước thực trạng đó, các ngành

chức năng của Lào đã triển khai nhiều biện pháp tổng thể nhằm hạn chế, giảm thiểu và ngăn chặn hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Cụ thể như việc siết chặt các chế tài quản lý; nâng cao ý thức tiêu dùng cho người dân, nâng cao chất lượng hàng hóa sản xuất trong nước; ngoài việc tổ chức các buổi hội thảo chống buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại ở các thành phố còn tổ chức ở các tỉnh vùng biên giới để cơ quan quản lý nắm được tình hình thực tế, phát động nhiều chiến dịch lớn trong cả nước.

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Nga

Mới đây, thủ tướng Nga khẳng định, tình trạng buôn lậu, tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm SHTT và gian lận thương mại đang ở mức đáng báo động đối với nền kinh tế Nga. Thực tế này đang gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của chủ sở hữu thương hiệu, Nhà nước và xã hội Nga, ngân sách bị thất thu hàng chục tỷ rúp mỗi năm, sự an toàn của người tiêu dùng bị đe dọa, sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước bị ế ẩm và kéo theo là hàng loạt các nhà sản xuất bị phá sản. Trong khi đó, công tác điều tra làm rõ các vụ án lại không đạt được kết quả như mong đợi – chỉ có gần 1/3 trong tổng số các vụ án được làm rõ. Thời gian tới các nền kinh tế của khối BRICS (Brasil, Nga, India, Trung Quốc, Nam Phi), Đông Á và Đông Nam Á sẽ phát triển mạnh. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng lượng hàng hóa nhập vào Nga từ các nước này. Theo tin báo RBK trích lời lãnh đạo Cục an ninh kinh tế và chống tham nhũng thuộc Bộ Nội vụ Liên Bang Nga Denis Sugrobov cho biết, hiện nay lượng hàng giả đang chiếm khoảng 20% thị trường hàng hoá Nga. Nếu tình hình không có những biến chuyển tích cực, nền kinh tế Nga sẽ khó tránh khỏi quá trình tiếp tục suy thoái mạnh.

Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống hàng lậu, hàng giả, và gian lận thương mại, hàng năm cơ quan chức năng đều tiến hành các chiến dịch nhằm phát hiện và phá vỡ các kênh cung cấp, tiêu thụ trái phép. Tăng cường hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan thực thi pháp luật và các nhà sở hữu thương hiệu, sở hữu sản phẩm trí tuệ. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền rộng rãi tới người dân trong cả nước bằng nhiều chiến dịch, các phương tiện truyền thông báo đài.

2.2.1.3. Kinh nghiệm của Thụy Sỹ

Thụy Sỹ là đất nước có mức sống cao, nổi tiếng với nhãn hiệu đồng hồ hàng đầu thế giới, là nơi có nền khoa học kỹ thuật phát triển và cũng là nơi Tổ chức thương mại thế giới WTO đặt trụ sở chính. Chính sách an ninh tiền tệ và

giữ kín bí mật ở ngân hàng làm cho Thụy Sỹ trở thành một địa điểm an toàn cho các nhà đầu tư.

Kinh tế Thụy Sỹ là một trong những nền kinh tế ổn định nhất trên thế giới.Tính chuyên môn hóa cao trong lao động nên ngành công nghiệp và thương mại khá phát triển.

Là đất nước có sự giao lưu buôn bán hàng hóa nhộn nhịp và nổi tiếng với nhiều loại hàng hóa xa xỉ, sang trọng nên chính phủ Thụy Sỹ đã có nhiều biện pháp để chống buôn lậu và gian lận thương mại như: công khai tên các doanh nghiệp làm hàng giả trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các buổi triển lãm trưng bày hàng giả, hàng thật để người dân nâng cao hiểu biết, nhận thức; ban hành nhiều đạo luật về Khoa học công nghệ và SHTT nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm bản quyền, bảo vệ quyền sang tạo, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp; tuyên truyền thông tin cho người dân trong nước bằng việc thu hút sự quan tâm khi tổ chức nhiều chiến dịch chống buôn lậu và gian lận thương mại có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng (Nguyễn Văn Hoàng, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 28)