Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bắc Ninh về chống buôn lậu vàgian lận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 34)

thưởng để khích lệ những cán bộ làm tốt. Đăng tải ngay lên các phương tiện thông tin đại chúng các vụ việc vi phạm để nhân dân giám sát, theo dõi. Xử lý hành chính ở mức cao nhất, khởi tố hình sự nạn buôn lậu, gian lận thương mại để đảm bảo tính răn đe; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân nhận biết hàng giả, hàng kém chất lượng, phát động phong trào toàn dân tố giác hàng lậu, gian lận thương mại.

-Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ

Hiện nay tình trạng buôn lậu, vận chuyển và buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại đang tiếp tục diễn ra với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây ảnh hưởng to lớn cho nền kinh tế của tỉnh, uy tín của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường. Nhằm khắc phục tình trạng đó, thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389 và trực tiếp là Sở Công Thương, Lực lượng quản lý thị trường Phú Thọ tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hàng hóa nhằm bảo vệ tổ chức, cá nhân làm ăn chân chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Tăng cường kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn để ngăn chặn và xử lý nghiêm các biểu hiện sản xuất hàng nhái, hàng kém chất lượng đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, xử lý kịp thời các trường hợp lợi dụng tình hình để đầu cơ, ép giá, găm hàng, đưa tin thất thiệt đẩy giá bán lên cao, gây bất ổn thị trường; đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân. Kiểm tra việc thực hiện để kịp thời phát hiện các thủ đoạn gian lận đo lường cân, đong, đóng gói hàng hóa; chất lượng hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa. Là lực lượng chuyên trách trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, hiện lực lượng quản lý thị trường đã và đang phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, thường xuyên bám sát địa bàn, theo dõi chặt hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bắc Ninh về chống buôn lậu vàgian lận thương mại lận thương mại

Với đặc điểm là nằm ở cửa ngõ phía Bắc thủ đô Hà Nội, có nhiều tuyến quốc lộ chạy qua nên Bắc Ninh luôn là một địa bàn trọng điểm của tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, hàng cấm từ biên giới phía Bắc chuyển về. Mặt khác, nền kinh tế Bắc Ninh đang có nhiều bước tiến mới, hoạt động sản xuất

và lưu thông hàng hóa nhộn nhịp, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Vì vây, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại luôn là một mặt trận rất gian nan và vất vả. Từ thực tế các nước trên thế giới và nhận thấy địa bàn Bắc Ninh có nhiều nét tương đồng với các địa phương khác trong cả nước nên để làm tốt công tác này có thể rút ranhững bài học kinh nghiệm về công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại mà Bắc Ninh là:

Thứ nhất: Tập trung vào công tác vận động, thông tin tuyên truyền tới

người dân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp;

Thứ hai: Tăng cường nguồn nhân lực vững mạnh cả về số lượng và chất

lượng cũng như trang bị đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại cho lực lượng chức năng tham gia làm nhiệm vụ;

Thứ ba: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực và giáo dục tư

tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ thực thi, ngăn chặn tình trạng tham nhũng, tiếp tay cho các hành vi vi phạm;

Thứ tư: Chủ động phối hợp giữa các lực lượng chức năng có liên quan và với

các cấp, ban ngành, toàn thể nhân dân; đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, giám sát và đặc biệt là xử lý nghiêm tội phạm cùng với chế tài đủ sức răn đe nhằm phòng ngừa ngay từ đầu những vi phạm về buôn lậu và gian lận thương mại.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý, phân chia hành chính

Hình 3.1. Sơ đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh (2015)

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc khu vực phía bắc, là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời.Tỉnh Bắc Ninh có diện tích 803,87 km2,là điạ phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 63 tỉnh, thành phố;chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nướcnằm. Bắc Ninh nằm ở vĩ độ từ 20 58’ đến 21 16’ Bắc và kinh độ từ 105 54’ đến 106 16’ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.

Bắc Ninh đã trải qua với nhiều tên gọi khác nhau như đạo Kinh Bắc, xứ Kinh Bắc, trấn Bắc Ninh.Năm 1831 có tên gọi là tỉnh Bắc Ninh. 1/4/1963 hợp nhất 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Năm 1/1/1997 tỉnh Bắc Ninh được tái lập.Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính gồm Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn và 6 huyện là Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành với tổng số 125 xã, phường, thị trấn.

-Địa hình

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng.Tuy dốc từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, nhưng độ dốc không lớn. Vùng đồng bằng chiếm gần hết diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có độ cao phổ biến 3 - 7m so với mặt nước biển. Do được bồi đắp bởi các sông lớn như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình nên vùng đồng bằng chủ yếu là đất phù sa màu mỡ. Vùng gò đồi trung du chỉ chiếm khoảng 0,5% diện tích tự nhiên và phần lớn là đồi núi thấp, cao nhất là núi Hàm Long 171m.

-Khí hậu, tài nguyên thiên nhiên

Khí hậu:Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, 4 mùa

rõ rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng;nhiệt độ trung bình năm là 24 C, độ ẩm tương đối trung bình của Bắc Ninh khoảng 81%. Lượng mưa trung bình hàng năm tại Bắc Ninh khoảng 1500mm nhưng phân bổ không đều trong năm.

Sông ngòi: Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày, có 3 hệ thống sông

lớn chảy qua như: sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình. Các con sông này ngoài là nguồn lợi về thủy sản thì còn là nguồn cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và các tuyến giao thông đường thủy.

Đất đai:Tỉnh Bắc Ninh có 15 loại đất chính, được phân làm 3 nhóm chủ yếu:

Đất xám bạc màu phù sa cổ ở Yên Phong, Quế Võ; đất phù sa không được bồi đắp hàng năm ở Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài; đất phù sa được bồi đắp hàng năm ở ngoài đê sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình.

Sinh vật: Thực vật chủ yếu là những cánh rừng tự nhiên: rừng lim, rừng

thông;thảm thực vật của Bắc Ninh chủ yếu là cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm và rừng trồng. Trong đó diện tích cây trồng hàng năm chiếm 54% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất trồng cây lâu năm và đất rừng trồng chiếm diện tích chỉ xấp xỉ 1%.Tổng diện tích đất rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ

(317,9 ha) và Tiên Du (254,95 ha). Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³, trong đó rừng phòng hộ 363 m³, rừng đặc dụng 2916 m³.

Động vật hoang dã không còn mấy, nhất là hươu, nai, ngỗng trời, vịt trời.

Khoáng sản: Bắc Ninh là tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản,chủ yếu

thiên về vật liệu xây dựng với các loại khoáng sản sau: đất sét, cát xây dựng và than bùn. Trong đó, đất sét được khai thác làm gạch, ngói, gốm có trữ lượng lớn được phân bổ dọc theo sông Cầu, sông Đuống thuộc phạm vi các huyện Thuận Thành, Gia Bình, Quế Võ, Yên Phòng và Tiên Du; đất sét làm gạch chịu lửa phân bổ chủ yếu tại khu vực phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh. Cát xây dựng cũng là nguồn tài nguyên chính có trữ lượng lớn của Bắc Ninh được phân bố hầu như khắp toàn tỉnh, dọc theo sông Cầu, sông Đuống.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Điều kiện kinh tế

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và là một trong 8 tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh của cả nước, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bắc Ninh chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45 km, cách Hải Phòng 110 km. Vị trí địa kinh tế liền kề với thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn, một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ.Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Bên cạnh những thuận lợi về vị trí địa lý, Bắc Ninh đã phát huy được thế mạnh phát triển kinh tế thương mại nội địa. Nơi đây vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là khu vực cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm nông sản, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ… cho các tỉnh thành trong vùng đồng bằng Sông Hồng và các vùng lân cận. Cùng với việc khai thác lợi thế của các làng nghề thủ công truyền thống, Bắc Ninh đang có nhiều chính sách thu hút đầu tư, mở rộng về quy mô sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm tạo thành các khu công nghiệp

tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, trong nước và xuất khẩu.

Bắc Ninh là tỉnh đang trên đà phát triển nhanh, bền vững về kinh tế, đứng thứ hai toàn quốc về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và là một trong 13 tỉnh, thành phố tự cân đối ngân sách, có phần điều hòa về Trung ương. Bắc Ninh thu hút các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đến đầu tư như Samsung, Nokia, Canon, Orion, Sumitimo...; đứng thứ 6 cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng hóa xuất khẩu cao gần bằng 10% của cả nước.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninhcó 15 khu công nghiệp tập trung, 28 cụm công nghiệp, trên 7.500 doanh nghiệp,thu hút trên 90.000 lao động tạicác khu công nghiệp tập trung như: Đại đồng, Hoàn Sơn, Tiên Sơn, Thuận Thành, Yên Phong, Quế Võ và các khu công nghiệp vừa và nhỏ tại các huyện, thị xã, thành phố; có trên 35.000 hộ kinh doanh cá thể (Chi cục QLTT Bắc Ninh, 2015). Song song với việc phát triển công nghiệp, Bắc Ninh đang tập trung khai thác hiệu quả diện tích đất nông nghiệpbằng việc hình thành và phát triển các vùng cây, con có giá trị thương mại theo hướng chuyên canh. Tỉnh đang từng bước đưa chăn nuôi trở thành một ngành chính tạo nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng hiện đại hóa.

Trong những năm gần đây, kinh tế Bắc Ninh tăng trưởng ở mức khá cao. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch rõ nét, các thành phần kinh tế đa dạng phong phú, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Tổng giá trị sản phẩm theo giá hiện hành tăng từ 89.441,4 tỷ đồng năm 2010 lên 123.180,6 tỷ đồng vào năm 2014. Tốc độ tăng trưởng bỉnh quân từ năm 2010-2014 đạt 8,3%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ luôn ở mức cao, chiếm trên 90%. Năm 2010 là 91,8%, đến năm 2014 là 94,6%. Tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm. Từ 8,2% năm 2010 giảm xuống còn 5,5% năm 2014. Đóng góp quan trọng vào tổng GTSP của tỉnh phải kể đến khu vực FDI với ngành công nghiệp điện tử, viễn thông. Điển hình là sự đầu tư của nhiều tập đoàn lớn như Samsung, Canon… và gần đây nhất là Nokia.

Bảng 3.1. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Bắc Ninh năm 2010 – 2014 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Giá trị (tỷ đồng) CC (%) Giá trị (tỷ đồng) CC (%) Giá trị (tỷ đồng) CC (%) Giá trị (tỷ đồng) CC (%) Giá trị (tỷ đồng) CC (%) Tổng GTSP (giá so sánh năm 2010) 56.907,6 100,0 64.596,6 100,0 71.539,2 100,0 77.587,2 100,0 87.195,0 100,0 Nông nghiệp 4.780,2 8,4 3.617,4 5,6 4.292,4 6,0 5.664,0 7,3 4.534,2 5,2 Trồng trọt 2.270,4 4,0 1.758,0 2,7 1.978,8 2,8 2.673,6 3,4 2.217,0 2,5 Chăn nuôi 2.160,6 3,8 1.551,6 2,4 1.828,8 2,6 2.481,0 3,2 1.972,2 2,3 Thủy sản 349,2 0,6 307,8 0,5 484,8 1,6 509,4 0,7 345,0 0,4

Công nghiệp, xây dựng 40.234,2 70,7 50.256,0 77,8 53.296,8 74,5 52.060,8 67,1 64.785,6 74,3

Dịch vụ 11.893,2 20,9 10.723,2 16,6 13.950,0 19,5 19.862,4 25,6 17.875,2 20,5 Tổng GTSP (giá hiện hành) 89.441,4 100,0 97.899,6 100,0 105.286,8 100,0 110.419,2 100,0 123.180,6 100,0 Nông nghiệp 7.333,8 8,2 5.776,2 5,9 6.422,4 6,1 7.839,6 7,1 6.775,2 5,5 Trồng trọt 3.505,8 3,9 2.784 2,8 2.973,6 2,8 3.739,2 3,4 3.333,6 2,7 Chăn nuôi 3.329,4 3,7 2.518,2 2,6 2.703,6 2,6 3.410,4 3,1 2.961,0 2,4 Thủy sản 498,6 0,6 474,0 0,5 745,2 0,7 690,0 0,6 480,6 0,4

Công nghiệp, xây dựng 6503,4 71,0 75.970,2 77,6 78.544,2 74,6 74.422,8 67,4 91.276,8 74,1

Dịch vụ 1604,2 20,8 16.153,2 16,5 20.320,2 19,3 28.156,8 25,5 25.128,6 20,4

Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh (2014)

-Giao thông

Bắc Ninh là tỉnh có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn, đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long, quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội, theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội. Ngoài ra Bắc Ninh còn là cửa ngõ phía Đông Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Hệ thống giao thông đường sắt, đường thủy, đường bộ nối liền các tỉnh biên giới phía bắc thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá, mở rộng thị trường, đẩy mạnh hội nhập và phát triển kinh tế và dịch vụ thương mại.

-Điều kiện văn hóa, xã hội

Văn hóa: Bắc Ninh không giàu về tài nguyên khoáng sản và cũng ít tài

nguyên rừng, nhưng vô cùng phong phú về tài nguyên nhân văn. Đây là một trong những miền quê “địa linh nhân kiệt”, một trong những nơi hội tụ nhiều nhất các di tích lịch sử, văn hóa với 1259 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 495

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)