Tăng cường công tác thông tin,tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 86 - 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác chống buôn lậu và

4.4.2. Tăng cường công tác thông tin,tuyên truyền

Để chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả thì cần phải chống từ gốc. Hay chính là khâu “phòng” phải được tiến hành trước. Hiện nay, dường như các cơ quan chức năng chủ yếu quan tâm tới khâu “chống” mà ít để ý tới công tác “phòng”. Vì thế mà thường bị động với các tình huống xảy ra. Chính vì vậy, để công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt kết quả cao thì cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền phổ biến pháp luật về thương mại, tác hại to lớn của hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại tới người dân, để người dân nhận thức được cả nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong cuộc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, không còn tâm lý ỷ lại, dựa dẫm, thờ ơ, bàng quan trước các sự việc vi phạm bằng cách không ngừng đổi mới phương pháp, xác định đúng nội dung và biện pháp tổ chức phù hợp với từng địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Các biện pháp nhằm tăng cường công tắc thông tin tuyên truyền là:

Thứ nhất: Kết hợp tuyên truyền và phổ biến kiến thức về pháp luật

thương mại cũng như nhận thức, hiểu biết về hàng hóa bằng các hình thức như sử dụng phương tiện truyền thông, báo, đài truyền hình thành phố, thị xã, các huyện, thị trấn;

Thứ hai: Tăng số lần tổ chức các buổi triển lãm hàng thật hàng giả mỗi năm

kèm theo sự hướng dẫn, tư vấn của các cơ quan, doanh nghiệp;

Thứ ba: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, biểu diễn tiểu phẩm, sân khấu về

buôn lậu và gian lận thương mại trong các cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp và trong nhân dân;

Thứ tư: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia tích

cực tố giác, đấu tranh với các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại; không buôn bán, tiêu dùng, tham gia vận chuyển hàng lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng bằng việc phát tờ rơi, treo băng rôn, khẩu hiệu tại các địa phương và các điểm buôn bán như chợ, trung tâm thương mại.

Thứ năm: Một số người dân nông thôn do điều kiện khó khăn về kinh tế không được giáo dục ý thức pháp luật nên vì lợi ích trước mắt họ đã tiếp tay cho bọn buôn lậu và gian lận thương mại. Do đó cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển kinh tế của các vùng trong tỉnh, đặc biệt là các vùng nông thôn có đời sống còn nhiều khó khăn, phát triển y tế, giáo dục, tuyên truyền giáo dục để họ có thể nhận thức được và tiếp tục phát triển kinh tế địa phương, từ đó không tham gia, tiếp tay cho buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm;

Thứ sáu: Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin, phản ánh tình hình, tạo

điều kiện khiếu nại, tố cáo cho người dân và doanh nghiệp. Xây dựng chính sách khen thưởng cho người dân khi đứng ra phát hiện, tố cáo, cung cấp thông tin về buôn lậu và gian lận thương mại cho các cơ quan chức năng.

Công tác thông tin, tuyên truyền phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để nâng cao ý thức, kiến thức cho hộ kinh doanh và người dân thấy được tác hại của buôn lậu và gian lận thương mại không những ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng cộng đồng. Từ đó phối hợp nhiệt tình với cơ quan, lực lượng chức năng tham gia chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)