Nâng cao trình độ và giáo dục đạo đức cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 88 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác chống buôn lậu và

4.4.4. Nâng cao trình độ và giáo dục đạo đức cán bộ

Các đối tượng buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng tinh vi, xảo quyệt, sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ hành vi vi phạm. Chúng còn lợi dụng nhiều kẽ hở trong hệ thống các quy định về buôn lậu và gian lận thương mại, tìm cách móc nối, mua chuộc một số cán bộ trong ngành. Những năm qua, trong công tác đấu tranh chống tệ nạn này, các lực lượng chức năng đã có nhiều cố gắng tích cực, nhưng trình độ vẫn còn hạn chế nên công tác dự báo, tình báo chưa thực sự hiệu quả. Xã hội ngày càng phát triển, hiện đại, sự xuất hiện ngày càng nhiều những hoạt động thương mại điện tử tinh vi, tội phạm công nghệ cao càng đòi hỏi khả năng cũng như kỹ năng nghiệp vụ phải cao trong khâu kiểm tra, kiểm soát thị trường. Vì vậy, cần đào tạo, nâng cao trình độ, hiểu biết của các cán bộ tham gia làm nhiệm vụ.Đây là giải pháp quan trọng, có tính chất quyết định trực tiếp đến việc phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Thứ nhất: Mở thêm các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác bí mật;xây

dựng phương án ngắn hạn, dài hạn đào tạo bồi dưỡng kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ QLTT và khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật trong công tác QLTT, đặc biệt quan tâm lớp cán bộ trẻ thế hệ kế cận;cử cán bộ, kiểm soát viên đi học lớp tiền công vụ, lớp kế toán để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng QLTT trong những năm tới;

Thứ hai: Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, đồng thời xây dựng và thực hiện phương án luân chuyển cán bộ đảm bảo phù hợp với năng lực, môi trường công tác, phát huy thế mạnh, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ công chức QLTT; xây dựng kế hoạch thường xuyên đào tạo, đào tạo lại cán bộ, như việc đưa đi đào tạo thực tế ở trong và ngoài nước để kịp thời cập nhật những kiến thức, kỹ năng kiểm tra, xử lý vi phạm;

Thứ ba: Khâu điều tra, mua tin của lực lượng chức năng còn yếu nên cần

thành lập các bộ phận chuyên nghiên cứu, dự báo về thị trường, thu thập số liệu để chủ động ngăn chặn và xử lý vi phạm;

Thứ tư: Củng cố lực lượng làm công tác chống buôn lậu, gian lận thương

mại và hàng giả theo hướng tập trung, chuyên sâu, phân định rõ trách nhiệm theo địa bàn, lĩnh vực và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu;

Thứ năm: Tăng cường mở các buổi hội thảo trao đổi, đúc rút kinh nghiệm

nghề nghiệp cho các cán bộ;thường xuyên tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ giữa các Đội QLTT, đẩy mạnh phong trào thi đua lập thành tích để nâng cao và củng cố trình độ cán bộ công chứcvề mọi mặt, nắm chắc chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra và xử lý vi phạm đảm bảo đúng quy định pháp luật;

Buôn lậu và gian lận thương mại thường gắn liền với nạn hối lộ, tham nhũng. Vì lợi nhuận là quá lớn và chính sách đãi ngộ, mức lương cho cán bộ công chức còn thấp nên một bộ phận cán bộ bị lôi kéo, tha hóa, biến chất, sẵn sàng tiếp tay, bao che cho hành vi trái pháp luật này, gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại cũng như nền kinh tế, xã hội của tỉnh. Do vậy cần nâng cao, giáo dục đạo đức cán bộ bằng các biện pháp là:

Thứ nhất: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ thực

thi, công chức qua các buổi tập huấn, đào tạo;

Thứ hai: Tăng cường kỷ cương, kỷ luật, quản lý nội bộ ngăn chặn và xử lý

kịp thời, nghiêm minh, kiên quyết loại trừ những cán bộ, công chức tha hóa, biến chất, tiếp tay, bảo kê, dung túng hoặc có biểu hiện tiêu cực khác trong quá trình đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, thực hiện nhiệm vụ được giao nhằm răn đe giáo dục đảm bảo nội bộ vững mạnh, trong sạch, đáp ứng yêu cầu công tác, tạo lòng tin cho nhân dân;

Thứ ba: Thường xuyên tổ chức các đợt tự kiểm tra, kiểm tra chéo giữa các Đội QLTT.

Ngoài ra, để chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt kết quả tốt hơn, song song với việc giáo dục tư tưởng, đạo đức thì cần giải quyết vấn đề tiền lương, có chế độkhen thưởng phù hợp khuyến khích lợi ích cả về vật chất và tinh thần để phát huy tinh thần tích cực, tạo động lực cho những cán bộ thực hiện nhiệm vụ. Hiện nay tiền lương của cán bộ công chức nói chung cũng nhưcủa lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại còn thấp, chỉ vừa đủ cho sinh hoạt hàng ngày. Chế độ chính sách cho cán bộ chống buôn lậu và gian lận thương mại vẫn được tính theo chế độ thâm niên, hệ số được tính theo từng năm công tác. Công việc thường trực 24/24 không kể giờ giấc, ngày nghỉ, ngày phép.Do đó nhiều cán bộ đã không tập trung, chú trọng vào nhiệm vụ. Chính vì vậy cần xây dựng lại chính sách tiền lương cho hợp lý và thực hiện chế độ khen thưởng xứng đáng như “thưởng nóng” cho các lực lượng làm tốt, biểu dương kịp thời, có những kỳ nghỉ phép hay giảm bớt thời gian công tác cho cán bộ công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)