Tăng cường công tác phối hợp, thanh kiểm tra, kiểm soát, giám sát, xửlý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 94)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác chống buôn lậu và

4.4.5. Tăng cường công tác phối hợp, thanh kiểm tra, kiểm soát, giám sát, xửlý

lý vi phạm

Mỗi đơn vị, lực lượng, cá nhân đều có chức năng, nhiệm vụ và thế mạnh của riêng mình. Do đó để cuộc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt hiệu quả thì công tác phối hợp phải có sự đồng lòng, thống nhất và được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các cấp, ngành, chính quyền địa phương, tổ chức, doanh nghiệp làm ăn chân chính, người tiêu dùng với các biện pháp là:

Thứ nhất: Duy trì cơ chế phối hợp trong công tác, thống nhất lãnh đạo, chỉ

đạo giữa Đảng, chính quyền, công đoàn nhằm thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao trách nhiệm trong việc chấp hành quy chế công tác của cán bộ công chức QLTT;

Thứ hai: Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng với UBND các

cấp, chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã, phườngnhằm cải thiện công tác nắm bắt thông tin, tình hình thị trường tại gốc thúc đẩy công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nội địa;

Thứ ba: Các ban ngành, cơ quan, lực lượng tham gia chống buôn lậu và

thông, Công an, Quân đội, Thuế, Kiểm lâm… phải thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, trao đổi thông tin tội phạmđể chủ động theo sát diễn biến tình hình, kịp thời tổ chức, xây dựng biện pháp, kế hoạch ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm các vụ vi phạm. Trên cơ sở đó tổ chức và hoàn thiện hơn cơ chế phối hợp đồng bộ, đảm bảo huy động được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng trong phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;

Thứ tư: Tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức về tình hình tội phạm và

các vấn đề liên quan tới hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại; liên kết, xây dựng mối quan hệ với các lực lượng chức năng trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh lân cận để cập nhật tin tức, học hỏi kinh nghiệm, truy bắt tội phạm;

Trong quá trình phối hợp, cần phân rõ chức năng nhiệm vụ để tránh tình trạng lãng phí, chồng chéo gây phiền hà cho người dân. Lực lượng QLTT phụ trách hàng hóa thị trường nội địa, lực lượng Hải quan phụ trách hàng hóa qua cửa khẩu, cảnh sát giao thông và công an kinh tế phụ trách kiểm tra kiểm soát các tuyến đường quốc lộ, cơ quan thuế chịu trách nhiệm chống thất thu thuế, giám sát hàng hoá trốn lậu thuế, kiểm tra hoá đơn, chứng từ theo quy định của ngành, UBND các cấp và chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn diện quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn, tổ chức phối hợp tất cả các cơ quan làm nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Thứ năm: Tăng cường phối hợp với các công ty, doanh nghiệp để nâng

cao hiểu biết, nhận thức của người dân trong việc phân biệt hàng chính hãng. Từ đó đảm bảo lợi ích và quyền lợi cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh;

Thứ sáu: Tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp với các tổ chức như: Hiệp

hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hiệp hội chống hàng giả, hàng xâm phạm SHTT…nhằm kêu gọi, tuyên truyền người dân tích cực tham gia đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Ngoài sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, các lực lượng chức năng thì cần nâng cao công tác thanh kiểm tra, kiểm soát, giám sát, xử lý vi phạm để việc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt nhiều kết quả hơn trong thời gian tới. Cụ thể như:

Thứ nhất: Tăng cường kiểm tra việc thực hiện chế độ đăng ký kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, ghi nhãn hàng hoá, chấp hành pháp luật về giá, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ hàng hoá. Tập trung vào một số mặt hàng thiết yếu và một số mặt hàng nhạy cảm như: gia súc, gia cầm, sắt thép, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, thực phẩm bao gói sẵn, đồ điện tử, điện lạnh, xe gắn máy... giả, nhái nhãn mác, vi phạm sở hữu trí tuệ, kém chất lượng lưu thông trên thị trường. Hàng hóa lưu thông hiện nay rất đa dạng, nhiều chủng loại, mẫu mã với hàng trăm kiểu dáng khác nhau. Vì vậy cần tích cực kiểm tra giám sát để nắm bắt tình hình cung cầu, giá cả lên xuống của những mặt hàng này nhằm ổn định thị trường;

Thứ hai: Đẩy mạnh công tác quản lý địa bàn, rà soát, thống kê, nắm bắt số

thương nhân tăng giảm (Số mới ra kinh doanh, số nghỉ bỏ kinh doanh) và hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Từ đó lập kế hoạch thanh kiểm tra cho phù hợp, có trọng tâm, không gây phiền hà, khó khăn, ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh daonh.Tăng cường xây dựng phương án kiểm tra việc bày bán, kinh doanh hàng ngoại nhập lậu tại thị trường nội địa, tập trung vào các trung tâm thương mại, các chợ đầu mối, các điểm phát luồng cung cấp hàng hoá... Chú ý đến những mặt hàng cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện như xăng dầu gas và các mặt hàng có liên quan tới VSATTP ảnh hưởng sức khỏe con người. Việc kiểm tra, kiểm soát phải có trọng tâm, trọng điểm tránh tràn lan, chồng chéo ảnh hưởng đến lưu thông hàng hoá và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Thứ ba: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường,nhất là tại các

kho hàng, bến bãi nơi tập kết hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, các trung tâm thương mại, chợ đầu mối và các điểm cung ứng hàng hóa, nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn, xử lý triệt để các trường hợp vi phạm như: đình chỉ hoạt động, rút giấy phép kinh doanh, tịch thu hàng hóa, phạt hành chính nặng…nhằm răn đe giáo dục chung, góp phần ổn định an ninh trật tự thị trường. Tuần tra, kiểm soát cơ động và thường xuyên các tuyến đường bộ, đường thủy để kịp thời ngăn chặn, bắt giữ những hành vi vận chuyển trái phép. Bố trí, tập trung lực lượng ở những nơi trọng điểm.Phải chủ động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại ngay từ khi các đường dây, ổ nhóm này mới hình thành. Không được để xảy

ra một thời gian rồi mới tiến hành bắt giữ, xử lý. Các vụ buôn lậu và gian lận thương mại thường có đường dây rất chuyên nghiệp nên để có thể phát hiện từ xa thì đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có mạng lưới cơ sở bí mật, rộng khắp trong xã hội, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhằm điều tra, kịp thời nắm bắt tình hình, phát hiện tài liệu, tin tức để cung cấp cho lực lượng làm công tác kiểm tra, kiểm soát chủ động thời gian bố trí nhân lực, vật lực bao quát hết các đối tượng;

Thứ tư: Công tác giám sát đối với cán bộ thực thi và người dân trong

việc chấp hành quy định về thương mại hàng hóa phải thực hiện chặt chẽ, tránh trường hợp bao che, dung túng. Khi phát hiện có hiện tượng phải xử lý thật nghiêm.

Thứ năm: Áp dụng tiến bộ khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá

trình kiểm tra, kiểm soát, tra mã hàng hóa, quy trình làm thủ tục kê khai, tiếp nhận, tính thuế để rút ngắn thời gian xác minh và xử lý vi phạm; xây dựng kho dữ liệu về hàng hóa, tội phạm để dễ dàng tiến hành tra cứu thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)