Đánh giá thực trạng chống buôn lậu vàgian lận thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 71 - 75)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng chống buôn lậu vàgian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

4.2.5. Đánh giá thực trạng chống buôn lậu vàgian lận thương mại

4.2.5.1. Những mặt đạt được

Công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong những năm vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.

Công tác được triển khai đồng bộ trên tất cả các lực lượng, các ngành có liên quan.Các lực lượng chức năngtích cực trong công tác kiểm tra, kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển các mặt hàng, tập trung vào những địa bàn trọng điểm, mặt hàng thiết yếu, nhạy cảm và nhóm hàng hoá thuộc diện bình ổn giá, liên quan đến ATVSTP và các mặt hàng kinh doanh có điều kiện... lưu thông trên thị trường, xử lý nhiều vụ vi phạm có tính chất tinh vi, phức tạp, đem lại cho ngân sách nhà nước nhiều tỷ đồng.

Cụ thể trong những năm vừa qua, Chi cục QLTT Bắc Ninh phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra (PC46) Công an tỉnh; Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh kiểm tra phát hiện nhiều vụ lợi dụng việc khai báo hải quan hàng hóa nhập khẩu để buôn lậu như xăng dầu, phân bón, hàng nông sản, hàng điện tử.

Điển hình là ngày 20/10/2013 lực lượng chức năng của tỉnh đã kiểm tra bắt giữ ô tô BKS: 37C-03165, Container số APHU4553850 lợi dụng hình thức tờ khai hàng hóa quá cảnh để vận chuyển hàng lậu, hàng cấm với số lượng lớn (Trị giá hàng lậu ước 1.370 triệu đồng, hàng cấm ước trị giá 1.260 triệu đồng).

6 tháng đầu năm 2015, kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh, phát hiện 03 cơ sở kinh doanh buôn bán thuốc lá nhập lậu, xử lý phạt hành chính: 15,5 triệu đồng, tịch thu 1215 bao thuốc lá ngoại nhập lậu các loại (Marlbro; 555; ESSE...).Xử lý 4 vụ về xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng,phạt hành chính 18 triệu đồng.

6 tháng cuối năm 2015, các lực lượng chức năng đã kiểm tra 183 vụ, xử lý 40 vụ, phạt hành chính 145,6 triệu đồng. Trong đó, xử lý 23 vụ về dược phẩm, phạt hành chính 31,7 triệu đồng; xử lý 9 vụ về mỹ phẩm, phạt hành chính 64,4 triệu đồng; xử lý 4 vụ về thực phẩm chức năng, phạt hành chính 31,5 triệu đồng; xử lý 4 vụ về xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng,phạt hành chính 18 triệu đồng.

Năm 2015, tổng số vụ kiểm tra là 3.587 vụ (tăng 599 vụ so với năm 2014, tương đương 20%). Số vụ xử lý: 1.226 vụ (tăng 123 vụ so với năm 2014, tương đương 11,2%). Tổng số thu nộp NSNN là 9.393,23 triệu đồng (tăng 2.747,36 triệu đồng so với năm 2014, tương đương 41,3%).

Những hàng hóa có chất lượng, đảm bảo sức khỏe đã đến được với người tiêu dùng. Doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp chân chính tăng cao, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh. Công cuộc chống buôn lậu không những góp phần ổn định thị trường hàng hóa ở tỉnh Bắc Ninh mà còn góp phần ổn định cho nền kinh tế nước nhà.

4.2.5.2. Những mặt tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những thành tự đáng kể thì việc chống buôn lậu và gian lận thương mại vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục như:

Thứ nhất: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kiểm tra, kiểm

soát thị trường còn bất cập, nội dung chồng chéo về thẩm quyền, hành vi vi phạm, dẫn đến những khó khăn đáng kể cho công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý. Mức xử

lý hành chính còn quá ít so với giá trị hàng và lợi nhuận thu được.Các cán bộ khó khăn trong việc tiếp nhận chỉ đạo, một số đối tượng tìm cách lách luật để thực hiện hành vi vi phạm. Điển hỉnh như: Nghị định 154/2005/NĐCP hướng dẫn Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan, quy định về nhập khẩu hàng hóa theo hình thức chuyển cảnh; Nghị định số 12/2006/NĐCP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại; Thông tư 04/2006/TTBTM của Bộ Thương mại; điểm 4, Thông tư 126/2011/TTBTC của Bộ Tài chính về việc kinh doanh tạm nhập tái xuất;TTLT số 60/2011/TTLT-BCA- BTC-BCT ngày 12/5/2011 về hướng dẫn chế độ hóa đơn chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu, lưu thông trên thị trường; Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Thứ hai: Công tác tuyên truyền chưa hiệu quả, một bộ phận người kinh

doanh và người dân vẫn có tâm lý ham rẻ, chạy theo lợi nhuận nên vẫn xảy ra tình trạng mua bán hàng lậu, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Số hộ ký cam kết chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số hộ tham gia kinh doanh.

Thứ ba: Nguồn lực cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại còn

thiếu và yếu. Nguồn nhân lực chủ yếu nghiêng về luật và kinh tế, cán bộ có chuyên môn về hóa chất, thực phẩm, công nghệ thông tin, cơ khí... còn ít. Công cụ, trang thiết bị còn thô sơ, chưa được nâng cấp. Việc sử dụng kinh phí còn chưa hợp lý.

Thứ tư: Trình độ nghiệp vụ chuyên môn của một số cán bộ còn hạn chế, đặc

biệt là nghiệp vụ kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm SHTT. Hiện tượng tham nhũng, tiếp tay cho hành vi vi phạm vẫn xảy ra ở một số cán bộ trong ngành khiến công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trở nên khó khăn.

Thứ năm: Công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng với nhau và với

chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã, phường tuy đã làm được nhưng chưa nhịp nhàng, đồng bộ, thiếu chặt chẽ, kết quả chưa cao. Khâu mua tin, điều tra, trinh sát, công táckiểm tra, kiểm soát,xử lýtrong công cuộc đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại còn chưa được tốt. Việc học tập, nghiên cứu văn bản, chính sách pháp luật và các công việc có liên quan đến công tác kiểm tra kiểm soát ở một số cán bộ, nhân viên đôi lúc còn chưa sâu, chưa thường xuyên, thiếu trách nhiệm.

4.2.5.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân đạt được kết quả tích cực trên là do:

của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, UBND tỉnh, BCĐ 389/BN tỉnh, sự phối hợp của các lực lượng có chức năng kiểm tra kiểm soát thị trường đồng thời có sự đoàn kết, cố gắng tích cực của cá nhân, tập thể cán bộ trong toàn lực lượng;

Thứ hai: Các cơ quan chức năng đã bám sát vào nhiệm vụ chính trị của

tỉnh, các Bộ ngành trung ương, chủ động xây dựng phương án, kế hoạch chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc kiểm tra, kiểm soát thị trường theo từng lĩnh vực, chuyên đề cụ thể phù hợp với từng địa bàn, tập trung vào những địa bàn trọng điểm, mặt hàng thiết yếu, nhạy cảm và nhóm hàng hoá thuộc diện bình ổn giá, liên quan đến ATVSTP và các mặt hàng kinh doanh có điều kiện... lưu thông trên thị trường.

Thứ ba: Làm tốt vai trò cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 về chống

buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của tỉnh, Chi cục QLTT chủ trì các đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại tại thị trường nội địa, mặt khác phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác đấu tranh chống vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại khác, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đề ra, xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc trong khi thực hiện nhiệm vụ, lấy phương châm hoạt động tuyên truyền pháp luật là chính, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

Thứ nhất: Các văn bản luật, các chính sách, quy định về buôn lậu và gian

lận thương mại còn nhiều chỗ không hợp lý, thiếu chặt chẽ vẫn chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.

Thứ hai: Hiểu biết, nhận thức của người dân, hộ kinh doanh về buôn lậu

và gian lận thương mại cũng như về pháp luật chưa cao. Ngoài ra do đời sống kinh tế của một số người còn khó khăn nên có tâm lý ham rẻ mua hàng kém chất lượng.

Thứ ba: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ lực lượng chức năng của tỉnh

Bắc Ninh còn gặp rất nhiều khó khăn về biên chế cán bộ, trang thiết bị phục vụ công tác, trụ sở làm việc, kinh phí hoạt động rất thiếu.

nhiệm đến công việc. Khi phát hiện vi phạm có tư tưởng ngại va chạm hoặc thực hiện qua loa hiệu quả thấp.Trình độ, năng lực chuyên môn nghề nghiệp của một số cán bộ còn yếu. Một số cán bộ có tư tưởng ngại học tập và có tư tưởng đạo đức không vững vàng, dễ bị mua chuộc. Mặt khác, do chính sách tiền lương còn thấp, chế độ khen thưởng ítchưa phù hợp, đảm bảo cho đời sống cán bộ công chức.

Thứ năm: Công tác phối hợp chưa được thực thực hiện thường xuyên, liên

tục, việc trao đổi thông tin còn khá ít. Trong công tác phối hợp, lực lượng QLTT là cơ quan thường trực của BCĐ 389, chịu trách nhiệm chính nhưng lại không có đủ quyền lực tổng điều hành chung. Cán bộ QLTT công tác tại một địa bàn thời gian quá lâu nảy sinh nhiều mối quan hệ phần nào có ảnh hưởng đến việc kiểm tra, xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)