Tổng mức bán lẻ hàng hóa của Bắc Ninh năm 2011-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 50)

Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) 2011 2012 2013 2014 2015 2012/2011 2013/2012 2014/2013 2015/2014 Tổng mức bán lẻ HH đồng Tỷ 22034 26184 30803 34746 39819 117,9 118,5 112,8 114,6 Tổng kim ngạch XK USD Tỷ 7,7 13,7 25,1 21,8 23,3 177,9 183,2 86,9 106,9 Tổng kim ngạch NK USD Tỷ 6,6 12,3 21,6 18,4 18,6 186,4 175,6 85,2 101,1 Nguồn: Cục Thống kê Bắc Ninh (2015)

Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh từ 7,74 tỷ USD năm 2011 lên 25,1 tỷ USD năm 2013, giảm xuống còn 21,8 và 23,3 tỷ USD vào năm 2014 và 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 31,9%. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cũng tăng dần từ 6,6 tỷ USD năm 2011 lên 21,6 tỷ USD năm 2013. Đến năm 2014 và 2015 giảm còn 18,4 và 18,6 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng của bình quân đạt 29,6%.

Mức tăng trưởng đáng kể này của tỉnh Bắc Ninh trong năm 2013 chủ yếu là do đóng góp của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI thông qua xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Nhưng đến năm 2014 và 2015 lại giảm mạnh là do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Bắc Ninh hầu hết thanh toán đơn hàng bằng USD nên sự biến động của đồng tiền này trong thời gian qua tác động đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện chiếm tỷ trọng rất lớn (86,3%) trong tổng giá trị xuất nhập khẩu thì cũng đã liên tục suy giảm khá mạnh.

Thương mại hàng hóa hiện nay ở Bắc Ninh khá phát triển, đạt được nhiều kết quả ấn tượng, góp phần quan trọng vào việc duy trì tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hệ thống chợ được đầu tư xây dựng, tạo thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá và có vai trò khá nổi bật trong lưu thông hàng hóa.Mạng lưới phân phối phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Hoạt động thương mại diễn ra khá sôi nổi.Song bên cạnh đó lại xuất hiện những mặt trái không mong muốn. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại hàng hóa trở nên gay gắt, quyết liệt hơn.Do nhu cầu ngày càng cao của người dân, lượng hàng hóa lưu thông ồ ạt, tâm lý chạy theo lợi nhuận mà sự xuất hiện của buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại ngày càng tăng.

Chính vì thế, lực lượng chức năng của tỉnh phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm ổn định thị trường và ổn định xã hội.

3.1.2.2. Cơ quan chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Bắc Ninh

Công cuộc chống buôn lậu và gian lận thương mại là một công cuộc khó khăn và gian nan. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, có nhiều cơ quan, lực lượng phụ trách vấn đề này như: Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Quân đội, Thuế, Sở Nội vụ, Sở tài chính…. Trong đó Chi cục quản lý thị trường Bắc Ninh trực thuộc Sở công thương Bắc Ninh là lực lượng chính chuyên trách.

Ngày 03 tháng 07 năm 1957 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 290-TTg thành lập Ban Quản lý thị trường Trung ương và Ban Quản lý thị trường ở các Thành phố, Tỉnh, Khu tự trị.

Từ năm 1957 đến năm 1997, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hà Bắc đã nhiều lần thay đổi về tên gọi, cơ cấu tổ chức nhưng chức năng, nhiệm vụ chủ yếu vẫn là kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và các hành vi kinh doanh trái pháp luật khác trên thị trường.

Năm 1997 tỉnh Hà Bắc được chia tách thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Ngay sau khi tái lập tỉnh, Công tác quản lý thị trường đã được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND Tỉnh quan tâm, ngày 20/01/1997 Chủ tịch UBND tỉnh đã ra quyết định số 57/QĐ-UB về việc thành lập Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Thương mại Bắc Ninh.

Năm 2008 Sở Thương mại và Sở Công Nghiệp được sát nhập thành Sở Công Thương. Ngày 30/06/2008 UBND tỉnh đã ra Quyết định số 60/QĐ-UB thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công Thương Bắc Ninh.

Chức năng

Chi cục Quản lý thị trường giúp Giám đốc Sở Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh giao.

Nhiệm vụ

Lực lượng QLTT có nhiệm vụ:

Thứ nhất: Kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại,

chuyên ngành thương mại. Đề xuất với Sở Công Thương và UBND tỉnh kế hoạch, biện pháp về tổ chức thị trường, đảm bảo lưu thông hàng hoá theo pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại cho các tổ chức và cá nhân hoạt động liên quan đến thương mại trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai: Xây dựng và trực tiếp chỉ đạo các Đội QLTT thực hiện các kế

hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

Thứ ba: Quản lý công chức, biên chế, kinh phí, trang bị, bồi dưỡng chuyên

môn nghiệp vụ và xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng QLTT ở địa phương.

Thứ tư: Thường trực giúp Giám đốc Sở chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt

động giữa các ngành, các cấp ở địa phương có chức năng quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép.

Quyền hạn

Lực lượng QLTT trong quá trình kiểm tra, kiểm soát khi thấy có dấu hiệu vi phạm của các tổ chức và cá nhân có hoạt động thương mại thì được quyền:

Thứ nhất: Yêu cầu tổ chức và cá nhân liên quan cung cấp tình hình số liệu,

tài liệu cần thiết có liên quan đến việc kiểm tra.

Thứ hai: Được kiểm tra hiện trường nơi sản xuất, nơi cất giấu hàng hoá,

tang vật vi phạm.

Thứ ba: Lập biên bản vi phạm hành chính, quyết định áp dụng hoặc đề nghị

cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định của pháp luật, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp.

Thứ tư: Sử dụng vũ khí và các phương tiện chuyên dùng khác theo quy định

của pháp luật: ôto, xe moto phân khối lớn, thiết bị thông tin liên lạc... để làm nhiệm vụ kiểm tra.

Nhân lực

Chi cục QLTT Bắc Ninh có 1 Chi cục Trưởng và 4 Chi cục phó giúp việc; 3 trưởng Phòng, 3 Phó trưởng phòng, 9 Đội trưởng, 18 Phó Đội trưởng; có 9 Đội Quản lý thị trường trực thuộc Chi cục, 9 đội Quản lý thị trường nằm tại địa bàn 8 huyện, thành phố thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường trong phạm vi địa bàn của từng huyện, thành phố. Đội QLTT số 1 và số 7 làm nhiệm vụ ở Thành phố Bắc Ninh, đội QLTT số 2 ở Thị xã Từ Sơn, đội QLTT số 3 ở huyện

Yên Phong, đội QLTT số 4 ở huyện Thuận Thành, đội QLTT số 5 ở huyện Lương Tài, đội QLTT số 6 ở huyện Quế võ, đội QLTT số 8 ở huyện Tiên Du.

Bảng 3.6. Cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức của Chi cục quản lý thị trường Bắc Ninh năm 2013-2015 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 Tổng 71 100 82 100 92 100 115,49 112,20 Trình độ - Sau đại học 3 4,23 5 6,10 6 6,52 166,67 120,00 - Đại học 53 74,65 61 74,39 68 73,91 115,09 111,48 - Cao đẳng 13 18,31 14 17,07 16 17,39 107,69 114,29 - Trung cấp 2 2,81 2 2,44 2 2,18 100,00 100,00 Giới tính - Nam 69 97,18 77 93,9 85 92,39 111,59 110,39 - Nữ 2 2,28 5 6,10 7 7,61 250,0 140,00 Độ tuổi - Dưới 30 tuổi 9 12,68 16 19,51 21 22,83 177,78 131,25 - Từ 31-40 tuổi 27 38,03 28 34,15 30 32,61 103,70 107,14 - Từ 41-50 tuổi 21 29,58 23 28,05 26 28,26 109,52 113,04 - Trên 50 tuổi 14 19,71 15 18,29 15 16,30 107,14 100,00

Nguồn: Chi cục QLTT Bắc Ninh (2015)

Từ bảng 3.6 có thể thấy:

Số CBCC của Chi cục QLTT Bắc Ninh đang dần tăng lên. Năm 2013 là 71 người, năm 2014 là 82 người và năm 2015 là 92 người.

Về trình độ học vấn: Các cán bộ công chức Chi cục QLTT Bắc Ninh khá

cao, trình độ từ Đại học trở lên chiếm khoảng trên 80%. Trình độ sau đại học tăng dần qua các năm. Năm 2013 là 3 người thì đến năm 2015 tăng thành 6 người.Số cán bộ có trình độ cao đẳng tăng từ 13 người lên 16 người chiếm tỉ lệ từ 17% -19%. Trình độ trung cấp chỉ gần 3%. Tuy nhiên những cán bộ có trình độ Đại học trở lên thường là các cán bộ trẻ, kinh nghiệm và năng lực chuyên môn còn hạn chế. Điều này cũng là một trong những khó khăn của Chi cục QLTT

trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Về giới tính: Do đặc thù tính chất công việc nên chủ yếu các cán bộ là nam

chiếm từ 92-97%. Các cán bộ nữ chỉ chiếm phần nhỏ từ 3-8%. Tuy nhiên trong những năm gần đây, số cán bộ nữ đang tăng dần từ 2 cán bộ năm 2013 lên 7 cán bộ năm 2015.

Về độ tuổi: Chi cục QLTT Bắc Ninh đang có nhiều cán bộ từ 41 tuổi trở

lên, chiếm gần 50%. Các cán bộ này tuy có nhiều kinh nghiệm, song khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại, ứng dụng vi tính vào trong công việc còn hạn chế. Và ngược lại số cán bộ trẻ dưới 30 tuổi đang tăng dần nhưng chỉ chiếm tỉ lệ ít hơn từ 12,68% năm 2013 đến 22,83% năm 2015 có khả năng tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ mới, tiên tiến, song trình độ chuyên môn và kinh nghiệm còn rất ít. Điều này cũng là một thách thức khó khăn cho Chi cục trong công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Tỉnh Bắc Ninh gồm 8 đơn vị hành chính (Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn, Huyện Yên Phong, Tiên Du, Quế Võ, Gia Bình, Thuận Thành, Lương Tài) với những điều kiện phát triển kinh tế, xã hội khác nhau. Với đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp là: “Giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” nên tôi lựa chọn 3 đơn vị đại diện làm điểm nghiên cứu là Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn, Huyện Yên Phong. Do ở 3 đơn vị này trong những năm gần đây có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện kinh tế xã hội, đời sống; dân số tập trung khá đông đúc. Việc trao đổi, mua bán, giao thương hàng hóa cũng rất nhộn nhịp và phát triển. Vị trí địa lý lại gần Thủ đô Hà Nội, là một trong những nơi tập trung nhiều nhất lượng hàng hóa lớn đổ về của cả nước.Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại tại 3 địa phương này đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng và quy mô, phương thức hoạt động thì ngày một phức tạp, tinh vi gây ảnh hưởng xấu, tác động tiêu cực đến quyền lợi, sức khỏe của người dân, cản trở quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của chính các địa phương đó cũng như của toàn tỉnh, gây khó khăn cho việc thực hiện mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2020.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

3.2.2.1. Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)