Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 49)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Tỉnh Bắc Ninh gồm 8 đơn vị hành chính (Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn, Huyện Yên Phong, Tiên Du, Quế Võ, Gia Bình, Thuận Thành, Lương Tài) với những điều kiện phát triển kinh tế, xã hội khác nhau. Với đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp là: “Giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” nên tôi lựa chọn 3 đơn vị đại diện làm điểm nghiên cứu là Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn, Huyện Yên Phong. Do ở 3 đơn vị này trong những năm gần đây có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện kinh tế xã hội, đời sống; dân số tập trung khá đông đúc. Việc trao đổi, mua bán, giao thương hàng hóa cũng rất nhộn nhịp và phát triển. Vị trí địa lý lại gần Thủ đô Hà Nội, là một trong những nơi tập trung nhiều nhất lượng hàng hóa lớn đổ về của cả nước.Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại tại 3 địa phương này đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng và quy mô, phương thức hoạt động thì ngày một phức tạp, tinh vi gây ảnh hưởng xấu, tác động tiêu cực đến quyền lợi, sức khỏe của người dân, cản trở quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của chính các địa phương đó cũng như của toàn tỉnh, gây khó khăn cho việc thực hiện mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2020.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

3.2.2.1. Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp

Bảng 3.7. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Nội dung thu thập Nguồn Phương pháp thu thập Thông tin về cơ sở lý luận và cơ sở

thực tiễn về hoạt động, giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Bộ luật hình sự 1999, báo, tạp chí website, các đề tài đã công bố có liên quan…

Tìm, đọc, tự tổng hợp thông tin.

Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: dân số, lao động, đất đai, cơ cấu kinh tế.

Cục thống kê Bắc Ninh Tìm hiểu, thu thập và tổng hợp các báo cáo hàng năm.

Thông tin, số liệu liên quan tới công tác chống buôn lậu và GLTM trong những năm gần đây.

Chi cục QLTT Bắc Ninh Tìm hiểu, chọn lọc và tổng hợp qua các báo cáo tổng kết.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Bảng 3.8. Phân bổ mẫu điều tra

Đối tượng điều tra

SL mẫu

Chức vụ

Nội dung điều tra Cấp trưởng Cấp phó CB CC Lãnh đạo Sở, đơn vị liên quan 10 3 7

- Tình hình thực hiện công tác chống buôn lậu và GLTM; các kế hoạch, triển khai, giám sát, công tác phối hợp, tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng và kết quả;

- Các đề xuất giải pháp chống buôn lậu và gian lận trong thời gian tới

CBCC Sở công thương, Chi cục

QLTT 50 - - 50

- Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại;

- Đánh giá công tác phối hợp; tuyên truyền vận động; đào tạo, bồi dưỡng

- Đánh giá những mặt đạt được và những mặt còn tồn tại - Đề xuất các giải pháp Hộ kinh doanh 30 - - - - Thị trường hàng hóa;

- Đánh giá công tác phối hợp; tuyên truyền vận động

Người dân

110 - - -

- Thị trường hàng hóa;

- Đánh giá công tác phối hợp; tuyên truyền vận động

Thông qua việc khảo sát, điều tra bằng bảng câu hỏi chuẩn bị từ trước để phỏng vấn, thu thập thông tin trực tiếp từ đối tượng điều tra gồm Lãnh đạo Sở, các đơn vị liên quan; các cán bộ công chức thuộc Sở Công thương, Chi cục QLTT Bắc Ninh; hộ kinh doanh và người dân về các vấn đề liên quan tới hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh. Mẫu điều tra cụ thể gồm 200 mẫu.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thứ cấp và sơ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ và xử lý bằng phần mềm Excel và các công thức toán học.Qua đó phân tích các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội của tỉnh và làm rõ công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

3.2.4. Phương pháp phân tích

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Tổng hợp các số liệu thống kê về dân số, lao động, giá trị các ngành kinh tế của tỉnh Bắc Ninh; nguồn lực (nhân lực, vật lực) của Chi cục QLTT; kết quả xử lý các vụ buôn lậu và gian lận thương mại (số vụ vi phạm và xử lý, giá trị hàng vi phạm, phạt hành chính, tiền bán hàng tịch thu, nộp NSNN) đã thu thập được; dùng số tuyệt đối, tương đối để tiến hành phân tích, đối chiếu, so sánh cácchỉ tiêu mang tính định lượng giữa các năm với nhau nhằm xác định mức độ biến động theo thời gian của các chỉ tiêu đó.Từ đó rút ra nhận xét về thực trạng chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

3.2.4.2. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng các tài liệu, công trình nghiên cứu và xin ý kiến các chuyên gia, những người có kinh nghiệm về các vấn đề liên quan tới buôn lậu và gian lận thương mại. Phương pháp này được thực hiện trong quá trình nghiên cứu luận văn bằng hai cách: phỏng vấn trực tiếp và xin ý kiến nhận xét đánh giá công tác tuyên truyền, phối hợp, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giải pháp tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trong thời gian tới của tỉnh Bắc Ninh.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu về cơ cấu ngành kinh tế: nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản), công nghiệp, dịch vụ;

- Chỉ tiêu về cơ cấu dân số: theo giới tính, khu vực sống; - Chỉ tiêu về hàng hóa: tổng mức bán lẻ, kim ngạch XK, NK;

- Chỉ tiêu về cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức của Chi cục QLTT Bắc Ninh: theo trình độ học vấn, giới tính, độ tuổi;

- Chỉ tiêu về số vụ buôn lậu, giá trị hàng vi phạm và phạt hành chính theo khu vực giai đoạn năm 2013-2015;

- Chỉ tiêu về chủng loại mặt hàng, đối tượng và phương thức hoạt động buôn lậu;

- Chỉ tiêu về các nội dung của gian lận thương mại giai đoạn năm 2013-2015; - Chỉ tiêu về công tác thông tin, tuyên truyền: đối tượng tuyên truyền, đối tượng tiếp nhận, nội dung, phương thức tuyên truyển và kết quả;

- Chỉ tiêu về công tác phối hợp: cơ quan phối hợp, nội dung phối hợp; - Chỉ tiêu về nguồn lực chống buôn lậu và gian lận thương mại: nhân lực và vật lực (kinh phí, trang thiết bị);

- Chỉ tiêu về kết quả chống buôn lậu và gian lận thương mại: số vụ vi phạm, số vụ xử lý, giá trị hàng vi phạm, phạt hành chính, tiền bán hàng tịch thu, nộp NSNN;

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh,thị trường có nhiều biến động. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân trong tỉnh nên lượng hàng hóa từ cấp thấp tới cấp cao tập trung tại đây ngày một nhiều.Những hàng hóa này vô cùng đa dạng về chủng loại, mẫu mã.Số hộ kinh doanh nội địa đang có xu hướng gia tăng. Những điều kiện thuận lợi đó đã khiến cho hoạt động buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền SHTT, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh trái phép khác không những không giảm mà còn diễn biến hết sức phức tạp. Các đối tượng đã sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nhằm qua mặt và đối phó với việc kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng.

4.1.1. Thực trạng buôn lậu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bảng 4.1. Số vụ buôn lậu theo khu vực trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn năm 2013-2015

Đội QLTT Năm 2013 2014 2015 Số vụ Giá trị (trđ) Phạt HC (trđ) Số vụ Giá trị (trđ) Phạt HC (trđ) Số vụ Giá trị (trđ) Phạt HC (trđ) Đội 1 - - - - - - 2 60,5 20,1 Đội 2 4 150,2 20,5 5 182,7 45,5 8 260,3 78,5 Đội 3 - - - - - - - - - Đội 4 - - - - - - - - - Đội 5 - - - - - - - - - Đội 6 - - - - - - - - - Đội 7 114 2.832,3 538,2 128 4.516,8 1.586,1 211 6.563,3 2.027,4 Đội 8 - - - - - - - - - Đội 9 - - - - - - - - - Tổng 118 2.982,5 558,7 133 4.699,5 1.631,6 221 6.884,1 2.126,0

Nhìn bảng 4.1 có thể thấy số vụ buôn lậu xảy ra trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang ngày càng tăng. Trong khi năm 2013 là 118 vụ với giá trị hàng lậu là 2.982,5 triệu đồng; mức phạt hành chính 558,7 triệu đồng, chiếm 18,7% so với giá trị thì tới năm 2014 là 133 vụ với giá trị hàng là 4.699,5 triệu đồng; mức phạt hành chính là 1.631,6 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 34,7% so với giá trị.Năm 2015 con số này lần lượt là 221 vụ; 6.884,1 triệu đồng; 2.126,0 triệu đồng, 30,9%. Các vụ buôn lậu thường xảy ra ở Thành phố Bắc Ninh và Thị xã Từ Sơn, nơi có lượng hàng hóa lưu thông nhiều và có đời sống kinh tế phát triển nhất tỉnh.

Các mặt hàng buôn lậu hiện nay khá đa dạng. Từ các mặt hàng tiêu dùng thông thường thiết yếu như xăng dầu, phân bón, thuốc BVTV tới các loại mặt hàng quan trọng đối với sức khỏe con người như dược phẩm, mỹ phẩm hay mặt hàng nguy hiểm như ma túy, pháo nổ đều bị nhập lậu. Số lượng lớn nhất phải kể đến là thuốc lá, gia súc, gia cầm, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm. Các mặt hàng nhập lậu đều có xu hướng gia tăng trong mấy năm gần đây, giá trị hàng hóa cũng khá lớn. Tuy nhiên mức phạt hành chính thì còn quá ít so với trị giá hàng hóa và lợi nhuận mà bọn buôn lậu thu được. Phương thức thủ đoạn của bọn tội phạm rất đa dạng, tinh vi và khó phát hiện như chở hàng bằng xe 4 chỗ, sử dụng biển số xe giả, chia nhỏ hàng hóa để vận chuyển, lấy danh nghĩa hàng xách tay, giấu hàng trong hầm. Quy mô hoạt động buôn lậu cũng mở rộng và có tính tổ chức cao hơn. Đối tượng buôn lậu chủ yếu là các tiểu thương, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân để thuê họ vận chuyển hàng hóa trái phép. Đặc biệt, vì lòng tham, lợi nhuận lớn nên trong số các đối tượng buôn lậu còn mua chuộc một số cán bộ công chức tiếp tay, dung tung cho hành vi vi phạm của mình. Hiện nay, bọn buôn lậu cũng rất manh động và nguy hiểm. Một số đối tượng khi bị phát hiện, chúng thường liều lĩnh, chống trả quyết liệt, tìm mọi cách bỏ trốn; khi bị bắt thì lăng mạ, chửi bới các lực lượng chức năng. Những hành vi này khiến cho mặt trận chống buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng khó khăn, phức tạp.

Bảng 4.2. Một số mặt hàng buôn lậu chủ yếu bị tịch thu giai đoạn 2013-2015 Lĩnh vực, ngành hàng ĐVT Số lượng Phạt HC (Trđ) Giá trị

(Trđ) Đối tượng thực hiện Phương thức, thủ đoạn

Nông nghiệp

- Phân bón Tấn 105 225,5 577,5 Tiểu thương Mở tờ khai hải quan tại cửa khẩu xin vận chuyển hàng vào

nội địa để chờ kiểm định rồi làm thủ tục thông quan

- Thuốc BVTV Chai 25.105 224,6 401,7 Tiểu thương Sử dụng biển kiểm soát giả để vận chuyển

- Gia cầm, gia súc Kg 45.340 283,8 2.237,5 Tiểu thương Vận chuyển bằng xe du lịch, xe đông lạnh, xe 4 chỗ

Y tế

- Thuốc tân dược Hộp 25.600 327,5 2.156,3 1 số cán bộ ý tê móc nối

với thương nhân Vận chuyển qua đường hành lý cá nhân

- TPCN Hộp 27.050 139,5 25.124,8 Tiểu thương Trà trộn với hàng thật

- Mỹ phẩm Hộp 24.400 150,6 2.465,3 Tiểu thương Lấy danh nghĩa hàng xách tay

Điện tử

- Linh kiện điện tử Cái 18.350 285,2 1.274,5 Tiểu thương Mua hàng kém chất lượng tại biên giới rồi hợp lý hóa

bằng hóa đơn thông thường

- ĐTDĐ Cái 356 266,5 2.896,3 Tiểu thương Lấy danh nghĩa hàng xách tay

Mặt hàng khác

- Băng đĩa Cái 10.705 145,3 214,8 Tiểu thương Sao chép lậu

- Xăng dầu Lít 15.256 152,8 305,8 Tiểu thương liên kết với

doanh nghiệp nước ngoài Lợi dụng hồ sơ khai báo hải quan hàng hóa nhập khẩu

- Thuốc lá Bao 31.550 245,5 1.577,5 Tiểu thương thuê người

dân vận chuyển Chia nhỏ, cất trong các hàng hóa khác, vận chuyển bằng xe máy phân khối lớn chạy tốc độ cao

- Ma túy Kg 2,1 1.285,6 3.120,6 Người có tiền án tiền sự,

nghiện ngập; một số cán bộ trong ngành tiếp tay

Chia nhỏ, cất trong các hàng hóa khác, sử dụng biển số xe giả, thay đổi biển số nhiều lần

- Rượu ngoại Chai 1.620 266,4 1.835,2 Tiểu thương Giấu hàng trong hầm hàng, kho vật tư, vận chuyển bằng

đường thủy

- Mũ bảo hiểm Cái 920 152,7 368,5 Tiểu thương Dùng chứng từ hóa đơn hợp pháp để quay vòng nhiều

lần trong ngày

Nguồn: Chi cục QLTT Bắc Ninh (2015)

4.1.2. Thực trạng gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

4.1.2.1. Khai báo sai về hàng hóa

Bảng 4.3. Số vụ khai báo sai về hàng hóa giai đoạn năm 2013-2015

Nội dung Năm 2013 2014 2015 Số vụ Giá trị (Trđ) Phạt HC (Trđ) TL giữa phạt HC và giá trị (%) Số vụ Giá trị (Trđ) Phạt HC (Trđ) TL giữa phạt HC và giá trị (%) Số vụ Giá trị (Trđ) Phạt HC (Trđ) TL giữa phạt HC và giá trị (%) Khai báo sai tên, chủng

loại hàng hóa 126 1.020,6 226,8 22,2 133 1.236,9 279,3 22,6 136 1.332,8 421,6 31,6

Khai báo sai số lượng,

chất lượng, trọng

lượng hàng hóa

134 1.055,4 221,2 21,0 140 1.332,0 264,0 19,8 148 1.441,2 476,4 33,1

Khai báo sai giá trị

hàng hóa 132 1.074,5 270,4 25,2 137 1.251,9 283,3 22,6 141 1.426,6 428,9 30,1

Tổng 392 3.150,5 718,4 22,8 410 3.820,8 826,6 21,6 425 4.200,6 1.326,9 31,6

Nguồn: Chi cục QLTT Bắc Ninh (2015)

Trong số các hành vi về gian lận thương mại thì việc khai báo sai hàng hóa diễn ra phổ biến nhất.Các đối tượng vi phạm thường là các tiểu thương với thủ đoạn là khai sai số lượng, chất lượng, chủng loại, mã số hàng hóa, nhãn hiệu và thuế suất để được hoàn thuế giá trị gia tăng tăng lên, hóa đơn viết giá trị hàng thấp hơn so với thực tế, vận chuyển vượt mức cho phép. Các ngành hàng vi phạm rất đa dạng, phong phú như:

Ngành hàng tiêu dùng thiết yếu với các sản phẩm là xà phòng, nước mắm, mỳ chính;

Ngành vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc BVTV;

Đặc biệt phải kể đến là ngành hàng xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng với phương thức thực hiện là gian lận trong việc cân đo đong đếm, gắn chip điện tử vào cột bơm, phá lệch đồng hồ đo, sử dụng phương tiện đo lường không qua kiểm định, pha trộn dầu hỏa, axeton vào xăng, bán xăng cấp thấp theo giá xăng chất lượng cao.

Nhìn vào bảng 4.3 cho thấy số vụ khai báo sai về hàng hóa ngày càng tăng, 392 vụ với giá trị hàng là 3.150,5triệu đồng và mức phạt hành chính 718,4 triệu đồng vào năm 2013 chiếm 22,8%. Năm 2014 là 410 vụ, giá trị 3.820,8 triệu đồng, mức phạt hành chính là 826,6 triệu đồng chiếm 21,6%. Đến năm 2015 là 425 vụ với giá trị 4.200,6 triệu đồng và phạt hành chính 1.326,9 triệu đồng chiếm 31,6%. Trong số các hành vi khai báo sai thì hành vi khai báo sai về số lượng, chất lượng, trọng lượng hàng hóa có số vụ vi phạm chiếm tỉ trọng cao nhất, trên 34%. Cụ thể: Năm 2013 là 134 vụ với giá trị 1.055,4 triệu đồng. Năm 2014 xảy ra 140 vụ với giá trị 1332,0 triệu đồng và 148 vụ với giá trị 1.441,2 triệu đồng năm 2015. Khai báo sai tên, chủng loại hàng hóa chiếm tỉ lệ ít nhất, khoảng 32%. Cụ thể: Năm 2013 là 126 vụ với giá trị 1.020,6 triệu đồng. Năm 2014 xảy ra 133 vụ với giá trị 1.236,9 triệu đồng và 136 vụ với giá trị 1.332,8 triệu đồng năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)