Kinh nghiệm chống buôn lậu vàgian lận thương mại ở một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 34)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm chống buôn lậu vàgian lận thương mại ở một số địa

phương của Việt Nam

2.2.2.1. Tổng quan về chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam

- Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam là đất nước địa hình khá phức tạp, đồi núi chiếm ¾ diện tích, các cửa khẩu trải dài từ Bắc vào Nam.Nước ta có biên giới đường bộ và đường biển khá dài, với trên 4.600 km đường bộ và trên 3.400 km đường biển.Việt Nam có chung đường biên giới đất liền với Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia, chạy dài qua 25 tỉnh biên giới của Việt Nam, tiếp giáp 2 tỉnh biên giới của Trung Quốc, 10 tỉnh biên giới của Lào và 9 tỉnh biên giới của Cam-pu-chia. Tính đến nay, trên toàn tuyến biên giới có 23 cửa khẩu quốc tế, 27 cửa khẩu chính (cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu song phương), 65 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn, lối mở; có 28 khu kinh tế cửa khẩu và mạng lưới 285 chợ biên giới, chợ cửa khẩu (Nguyễn Quang Vinh, 2014). Biên giới đường bộ núi liền núi, sông liền sông, có nhiều cửa khẩu quốc tế, quốc gia, nhất là biên giới phía Tây Nam, vào mùa nước nổi đồng nước mênh mông là điều kiện thuận lợi cho việc qua lại. Nước ta lại sát với Trung Quốc, quốc gia có nền sản xuất hàng hóa khá phát triển, được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, lại gần khu vực ngã ba biên giới “tam giác vàng” Lào - Thái Lan - My-

an-ma. Những đặc điểm địa lý đó rất thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán, nhưng cũng thuận lợi cho việc vận chuyển hàng lậu, gây khó khăn cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại (Nguyễn Quang Vinh, 2014).

Hiện nay, các đối tượng buôn lậu và gian lận thương mại không chỉ tập trung và nhắm vào các vùng sâu, vùng xa, nơi mà người dân ít thông tin và trình độ hiểu biết còn hạn chế mà còn tập trung ở khắp các tỉnh, thành, thậm chí cả những thành phố lớn như Hà Nội, thành Phố Hồ Chí Minh. Do lợi nhuận đem lại từ việc vi phạm này là rất lớn nên ngay cả những người am hiểu pháp luật, có học thức cũng thực hiện hành vi vi phạm. Hàng giả, hàng nhái xuất hiện khắp các ngành nghề và thành phần kinh tế. Thậm chí, đã xuất hiện những làng nghề và tụ điểm chuyên sản xuất và buôn bán hàng giả. Đặc biệt, còn xuất hiện những đường dây liên tỉnh, khép kín từ khâu sản xuất, khâu vận chuyển cho đến khâu tiêu thụ, gây khó khăn không nhỏ cho các cơ quan chức năng trong công tác điều tra, phát hiện và xử lý. Địa bàn sản xuất hàng giả, hàng nhái thì không còn gói gọn trong nước mà đã diễn ra ở nước ngoài.

Năm 2015 tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại có biểu hiện tăng nhanh và có nhiều diễn biến mới. Các đối tượng hoạt động tinh vi hơn, thay đổi phương thức, thủ đoạn, tuyến đường, địa bàn hoạt động để vi phạm, chủ yếu là hàng cấm, hàng hóa có thuế suất cao, hàng hóa yêu cầu phải có giấy phép quản lý chuyên ngành, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Tại các tuyến biên giới, cửa khẩu, đường bộ, đáng chú ý là tình trạng mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, pháo nổ, rượu, bia, thuốc lá điếu, mỹ phẩm, gia cầm và sản phẩm của gia cầm, đồ điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng các loại.

Trên các vùng biển Đông Bắc, miền Trung và vùng biển Tây Nam, nổi lên tình trạng buôn lậu xăng, dầu, than, quặng, gỗ, rượu ngoại, thuốc lá điếu ngoại. Tại các cảng biển quốc tế như Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, đáng chú ý là hoạt động buôn lậu mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các mặt hàng cấm là sản phẩm của động vật hoang dã, đồ điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, thiết bị y tế cũ đã qua sử dụng.

Tại các cửa khẩu cảng hàng không quốc tế, bưu điện quốc tế, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái pháp các loại hàng cấm, hàng có giá trị kinh tế lớn và

các loại hàng hóa có thuế suất tiêu thụ đặc biệt cao vẫn còn xảy ra. Trong nội địa, tình hình sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn còn xảy ra, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người tiêu dùng, cũng như uy tín, thương hiệu của nhiều doanh nghiệp trong nước.

Trong năm qua, với sự điều hành, chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia, các bộ ngành địa phương, cơ quan chức năng đã phối hợp đấu tranh bắt giữ, xử lý 186.989 vụ việc vi phạm (tăng 6,47% so với năm 2014); số thu nộp ngân sách Nhà nước từ tiền xử phạt vi phạm hành chính , bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế đạt gần 11.536 tỷ đồng (tăng 5,75% so với năm 2014); khởi tố 1.123 vụ đối với 1.281 đối tượng.

Cụ thể: Lực lượng công an phát hiện, bắt giữ 9.191 vụ, thu nộp ngân sách hơn 117 tỷ đồng. Bộ đội biên phòng phát hiện, xử lý 2.295 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 16 tỷ đồng. Lực lượng cảnh sát biển phát hiện, xử lý 197 vụ, thu phạt hơn 62 tỷ đồng; đặc biệt lực lượng hải quan thông qua hoạt động chống buôn lậu, thanh, kiểm tra sau thông quan đã phát hiện, xử lý 19.360 vụ, thu nộp ngân sách hơn 1.746 tỷ đồng.

Thanh tra ngành Thuế tổ chức kiểm tra 60.070 doanh nghiệp, tổng số thuế tăng thu qua thanh tra hơn 9.158 tỷ đồng; điển hình là vụ thanh tra Tổng cục Thuế thanh tra Công ty TNHH Metro & Carry Việt Nam, qua đó truy thu thuế 507 tỷ đồng.

Riêng lực lượng QLTT đã phát hiện, xử lý 94.474 vụ vi phạm, thu nộp hơn 400 tỷ đồng; ngoài ra các cơ quan thanh tra chuyên ngành cũng đã phát hiện, xửlý 1.402 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 33 tỷ đồng.

Một số vụ buôn lậu lớn được phát hiện như vụ buôn lậu 62 nghìn bao thuốc lá tại Củ Chi; vụ bắt giữ 156 bánh heroin tại địa bàn tỉnh Cao Bằng; bắt giữ 611 nghìn lít dầu lậu trên vùng biển Kiên Giang.

Nguyên nhân: Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ở nước

ta diễn biến phức tạp và ngày càng nghiêm trọng xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Trước hết, nước ta có bờ biển và đường biên giới với tổng chiều dài gần 8.000 km, chạy qua nhiều địa hình phức tạp là điều kiện thuận lợi cho hoạt động buôn lậu. Là quốc gia đang phát triển có quy mô dân số trên 90 triệu người, nằm ở trung tâm khu vực sản xuất năng động của thế giới, vì vậy Việt Nam là địa điểm hấp dẫn đối với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Ngoài ra việc mở cửa thị trường, giao lưu hàng hóa cũng kéo theo sự gia tăng hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Bên cạnh đó, nền sản xuất của chúng ta còn nhỏ bé, sức cạnh tranh yếu, hệ thống luật pháp hiện thiếu đồng bộ, quy chế, quy trình chưa đầy đủ, phân định trách nhiệm chưa rõ ràng, phối hợp giữa các lực lượng chưa chặt chẽ; tâm lý sính hàng ngoại, thích sử dụng “hàng hiệu” cũng là điều kiện để tệ nạn này xâm nhập và phát triển.

Mặt khác, một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong phát triển kinh tế- xã hội, dẫn đến còn thờ ơ trong chỉ đạo, trong tuyên truyền, trong kiểm tra đôn đốc, trong phối hợp công tác. Trong nhiều trường hợp vì lợi ích cục bộ nên đã làm ngơ, buông lỏng quản lý, đáng chú ý là một bộ phận cán bộ, chiến sỹ thừa hành nhiệm vụ thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu rèn luyện phẩm chất đạo đức dẫn đến tha hoá, biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, bảo kê, tiếp tay cho bọn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

- Hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam

Theo nhận định của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia,những năm qua, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo.Các Bộ, ban ngành, địa phương, lực lượng chức năng và nhân dân tích cực thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần ổn định và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ quyền lợi của người dân.

Đặc biệt từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19-3- 2014 thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), công tác này đã có chuyển biến rõ rệt và bước đầu đạt được những kết quả rất tích cực. Mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 9-6-2015 về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.Nhận thức của các cấp, các ngành được nâng lên, vai trò, trách nhiệm của các lực lượng chức năng được đề cao.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhìn nhận rằng, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chưa tạo được chuyển biến căn bản.Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn

biến phức tạp, với thủ đoạn tinh vi và gắn với tệ nạn tham nhũng, làm thất thu ngân sách, thất thoát tài nguyên, tác động xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh và hội nhập quốc tế; nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc với nhiều chủng loại được bày bán công khai, đặc biệt là thuốc lá nhập lậu và các mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân chưa được đẩy lùi.Số vụ phát hiện nhiều, nhưng khởi tố về buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, sản xuất kinh doanh hàng giả vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chưa tương xứng với tình hình thực tế nên hiệu quả răn đe với tội phạm này vẫn chưa cao.

2.2.2.2. Kinh nghiệm chống buôn lậu và gian lận thương mại của một số địa phương ở Việt Nam

- Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội

Hà Nội là địa bàn trung tâm, là nơi tập trung đầu mối và lưu lượng hàng hóa lớn nhất, chiếm 30% của cả nước.Vì vậy, đây là địa bàn hết sức phức tạp, luôn phải đối mặt với nhiều hoạt động tinh vi, táo tợn và bất chấp pháp luật của nhiều đối tượng.Theo Phó Chủ tịch UBND Thành Phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn - Trưởng ban Chỉ đạo 389/TP, hoạt động buôn bán hàng lậu, gian lận thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn có diễn biến phức tạp. Thủ đoạn đặt hàng không nhãn mác, giả mạo hàng sản xuất trong nước, hàng có chất lượng thấp, không có hoạt chất chính như công bố trong thực phẩm tăng mạnh.

Trước thực trạng buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng diễn biến phức tạp, Thành Phố này đã có những biện pháp như: tịch thu phương tiện vận chuyển của các đối tượng vi phạm để tăng sức răn đe, đấu thầu hàng giả và hàng lậu, bởi càng lưu giữ lâu trong kho chi phí càng tốn kém và giá trị hàng bị giảm. Tăng cường công tác phối hợp và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý, lực lượng chức năng. Bổ sung kịp thời các văn bản pháp quy, nhất là lĩnh vực an toàn thực phẩm, đồng thời có văn bản hướng dẫn áp dụng đảm bảo tính thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong việc kiểm tra, xử lý. Các ngành, các cấp cần chủ động tham mưu, đề xuất và đưa ra phương án xử lý các vấn đề bất cập trình cấp trên trực tiếp xử lý có hiệu quả vấn đề quản lý Nhà nước theo lĩnh vực, địa bàn quản lý, đồng thời huy động sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các đoàn thể và quần chúng nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng vi phạm chất lượng an toàn thực phẩm.

- Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh

gian qua, theođại diện các sở, ngành cho rằng các hoạt động này vẫn diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi. Để giải quyết bài toán khó này, các biện pháp đã được đưa ra như: tăng cường, đổi mới nội dung và hình thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại. Xây dựng quy chế phối hợp đồng bộ giữa các Sở, ban, ngành, quận, huyện và các đoàn thể. Chủ động phối hợp và triển khai công tác tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến và địa bàn giáp ranh với Thành Phố Hồ Chí Minh, nhất là tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An trong việc trao đổi và cung cấp thông tin về các đối tượng buôn lậu như thời gian hoạt động, tuyến đường vận chuyển… nhằm đề ra các biện pháp phối hợp đấu tranh. Quan tâm đầu tư trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ; tập trung đổi mới phương pháp trinh sát, điều nghiên nắm rõ đối tượng vận chuyển hàng nhập lậu để nhận dạng ra đầu nậu, từ đó truy tìm điểm tập kết hàng để có biện pháp đấu tranh cụ thể, hiệu quả, triệt phá các đường dây, xử lý tận gốc; kiên quyết không để xảy ra các điểm nóng về buôn lậu thuốc lá trên địa bàn, lĩnh vực quản lý.

-Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh

Nhận thức rõ tính chất phức tạp và quyết liệt trong công tác đấu tranh chống tội phạm, chống buôn lậu và gian lận thương mại, trong những năm qua, lực lượng chức năng, chính quyền địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia phòng chống tội phạm, không tiếp tay cho tội phạm, giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các xã, phường biên phòng. Các đơn vị tổ chức triển khai toàn diện các biện pháp biên phòng, tổ chức tuần tra, kiểm soát chặt chẽ trên biên giới, vùng biển, khu vực cửa khẩu, cảng biển nhằm phát hiện, ngăn chặn và bắt giữ kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới. Bên cạnh đó, các đơn vị tăng cường công tác nắm tình hình, các tổ chức, đường dây, ổ nhóm chuyên buôn lậu, gian lận thương mại để xác lập chuyên án, kế hoạch nghiệp vụ không để hình thành các điểm nóng về buôn lậu ở khu vực biên giới; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong quản lý bảo vệ biên giới và chống tội phạm.

-Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Nhận thức rõ tầm quan trọng của cuộc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại nhằm đảm bảo sức khỏe, đời sống nhân dân, tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh và phát triển kinh tế, tỉnh Hải Dương đã có những biện pháp như: chú trọng việc giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, kiên quyết xử lý nghiêm minh những cán bộ bao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 34)