Nhận thức, ý thức của người kinh doanh, người tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chống buôn lậu vàgian lận thương mạ

4.3.4. Nhận thức, ý thức của người kinh doanh, người tiêu dùng

Xác định công cuộc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại là gian nan, lâu dài và nhận thức, ý thức của người tiêu dùng, người kinh doanh có ảnh hưởng khá lớn tới công tác này nên lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh cùng các cơ quan chức năng luôn quan tâm tới việc tuyên truyền để nâng cao ý thức, nhận thức, hiểu biết của người dân. Trong những năm qua, nhận thức và ý thức người kinh doanh và người tiêu dùng đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều tiểu thương, hộ kinh doanh đã tự ký vào cam kết không buôn bán hàng lậu, hàng kém chất lượng, hàng giả. Tuy số lượng hộ tự nguyện ký cam kết qua các năm ngày càng tăng, song chỉ chiếm khoảng 25% tổng số hộ kinh doanh. Con số này vẫn còn khá thấp.

Ngoài ra, do tâm lý ngại va chạm, ỷ lại vẫn còn tồn tại nên các hành vi vi phạm chưa được tố giác nhiều. Một bộ phận người dân và cả các doanh nghiệp vẫn còn mang nặng tâm lý xem công việc chống hàng giả, chống buôn lậu và gian lận thương mại là của Nhà nước, ngại tiếp xúc và phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác điều tra và xử lý vi phạm. Nhiều doanh nghiệp cũng sợ mất uy tín, sợ cho người tiêu dung biết sản phẩm của mình bị làm giả.

Bên cạnh đó, một phần là do đời sống kinh tế của người dân trong bối cảnh chịu sư tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu những năm gần đây còn nhiều khó khăn, tuy nhận thức được tác hại của hàng lậu nhưng vẫn chuộng hàng giá rẻ, đặc biệt là hàng Trung Quốc với mẫu mã bắt mắt và giá thấp hơn nhiều so với hàng trong nước nên đối khi nhắm mắt cho qua khi mua phải hàng giả, những món hàng kém chất lượng có giá rẻ, thậm chí chủ động tiếp cận hàng kém chất lượng để tiết kiệm chi tiêu. Cũng có không ít bộ phận người dân không có thói quen tìm hiểu kỹ càng các thông tin về sản phẩm mà mình mua sắm, không có thói quen lấy hóa đơn chứng từ… nên khi trở thành nạn nhân của hàng giả, hàng kém chất lượng thì cũng không có chứng từ nào chứng minh họ đã từng mua món hàng đó ở đâu, vào khi nào.

Mặt khác, với một số bộ phận người dân có điều kiện lại tồn tại tâm lý sính đồ ngoại, hàng có nhãn hiệu nổi tiếng hay ngoại hoá đang dần xâm lấn vào tâm trí người Việt Nam nói chung và tâm lý người tiêu dùng tỉnh Bắc Ninh nói riêng, người tiêu dùng đổ xô đi mua hàng Thái Lan, Mỹ, Nhật Bản….Song những người này lại không có đủ trình độ, khả năng phân biệt hàng nội, hàng ngoại, hàng thật với hàng giả. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến mức cân bằng cạnh tranh của sản xuất trong nước, mặt hàng sản xuất của các Công ty trong nước không thể cạnh tranh trên thị trường và tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của hàng giả lưu thông trên thị trường.

Chính các tồn tại đó trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng, cũng như tâm lý ngại công bố thông tin của doanh nghiệp đã làm chững lại không ít những nỗ lực đáng ghi nhận của các lực lượng chức năng và khiến cho nhiều vụ vi phạm đâm vào ngõ cụt, thiếu thông tin để giải quyết.Điều này khiến cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)