Tổ chức phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất ngô tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 65 - 74)

4.1.3.1. Tình hình phân loại rác thải sinh hoạt

Theo thống kê của phòng Tài nguyên môi trường quận Long Biên thì RTSH của quận Long Biên được phát sinh từ những nguồn sau:

- Nhà dân, khu dân cư: Rác thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong các hộ gia đình, khu dân cư… Thành phần rác thải bao gồm thực phẩm dư thừa, lá cây, bã trà, bao bì túi nilon, giấy các loại, tro, xỉ than, đồ dùng điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, thuỷ tinh, đồ nhựa…). Ngoài

ra còn chứa chất thải độc hại bám trên bề mặt rác như: chất tẩy rửa (bột giặt, nước rửa bát, chất tẩy trắng…), thuốc diệt côn trùng…

- Cơ quan, công sở, trường học: Rác thải phát sinh từ các trường học, công sở, văn phòng cơ quan đóng trên địa bàn quận Long Biên. Thành phần rác thải bao gồm giấy, bìa carton, nhựa, túi nilon, thực phẩm thừa…

- Nơi vui chơi, giải trí: Rác thải phát sinh từ các hoạt động diễn ra tại các công viên, khu vui chơi giải trí, bùn cống rãnh. Thành phần rác thải phát sinh chủ yếu là, lá cây, cành cây cắt tỉa, bao bì hàng hoá (túi nilon, vỏ hộp, đồ nhựa), bùn cống rãnh, đất, cát…

- Bệnh viện, cơ sở y tế: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt của người dân, công nhân, cán bộ và bệnh nhân. Thành phần chính là rau, quả thừa, thức ăn thừa, túi nilon, giấy…

- Công ty, doanh nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng gói sản phẩm... Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân viên làm việc.

- Từ các hoạt động nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây,... Rác thải chủ yếu thực phẩm dư thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, rơm rạ sau thu hoạch.

- Từ giao thông, xây dựng: Rác thải phát sinh từ các hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố. Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ các công trình cũ. Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép vụn, gạch vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa.

- Chợ, khu thương mại: Rác thải phát sinh từ các hoạt động mua bán ở các chợ, thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm rau, củ, quả hư hỏng, thực phẩm hỏng, lông gà, lông vịt…Rác thải phát sinh từ các hoạt động giao dịch, buôn bán của các cửa hàng tạp hóa, nhà hàng ăn uống, văn phòng giao dịch, các trạm sửa chữa, bảo hành... Thành phần chính bao gồm giấy, bìa carton, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, đồ điện tử gia dụng…

Bảng 4.2. Tình hình phân loại rác thải sinh hoạt của các hộ điều tra

Chỉ tiêu

Gia Thụy Việt Hưng Ngọc Thụy Tổng

Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

1. Phân loại RTSH tại nguồn - Có - Không 6 24 20,00 80,00 5 25 16,67 83,33 3 27 10,00 90,00 14 76 15,56 84,44 2. Sự cần thiết phải phân loại

- Cần thiết - Không cần thiết 30 0 00,00 0 27 3 90,00 10,00 26 4 86,67 13,33 83 7 92,22 7,78 3. Nếu được yêu cầu cần phân loại

- Có thực hiện - Không thực hiện 30 0 80,00 20,00 29 1 96,67 3,33 27 3 90,00 10,00 86 4 95,56 4,44 Tổng 30 100,00 30 100,00 30 100,00 90 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

53

Phân loại RTSH là yếu tố rất quan trọng đối với quá trình xử lý rác thải, nó không chỉ dễ dàng cho khâu xử lý, không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí mà còn tái chế dễ dàng, tránh tạp chất. Nhưng đây lại là vấn đề không chỉ của riêng quận Long Biên mà là vấn đề chung của thành phố Hà Nội.

Theo kết quả điều tra có 15,56% số hộ điều tra tiến hành phân loại RTSH. Tuy nhiên việc phân loại cũng chỉ diễn ra ở mức độ đơn giản chủ yếu theo tiêu chí: thức ăn thừa để riêng còn tất cả cho vào một chỗ hay những thứ có thể bán được và không bán được.

Trên thực tế, nhiều người dân chưa có thói quen phân loại rác, vẫn còn lúng trong việc nhận diện các loại chất thải, ngoài ra, họ cũng không mặn mà phân loại khi họ phân loại xong các đơn vị thu gom lại dồn hết vào một xe vận chuyển, công sức họ lại thành công cốc.Để người dân chưa chủ động phân loại chất thải rắn sinh hoạt mà còn phụ thuộc nhiều vào công tác tuyên truyền, khi giảm tần suất tuyên truyền thì tỷ lệ người dân thực hiện phân loại sẽ giảm và có sự so sánh giữa các hộ dân tại khu vực thí điểm với khu vực xung quanh chưa thực hiện chương trình.

Bảng 4.3. Thành phần rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa quận Long biên

TT Chỉ tiêu Thành phần chủ yếu

1 Nhà ở, hộ gia đình Rau, quả, thực phẩm dư thừa, giấy, da, vải, nhựa, thuỷ tinh, sành sứ, kim loại,...

2 Trường học Giấy, dụng cụ học tập, bao bì, vỏ hộp, hoá chất phòng thí nghiệm,...

3 Cơ quan, công sở Giấy, đồ dùng văn phòng, nhựa, thuỷ tinh, bao bì,... 4 Nhà hàng, quán ăn Các loại thực phẩm, giấy, nhựa, bao bì, vỏ hộp,... 5 Khu vui chơi, giải trí

6 Đường phố Cành lá cây khô, xác chết động vật, phân động vật và các loại RTSH thông thường khác,...

7 Chợ, trung tâm thương mại

Rau quả, thức ăn dư thừa, đầu, ruột tôm cá và các loại RTSH thông thường khác,...

8 Các cơ sở dịch vụ Các loại RTSH thông thường và những loại chất thải đặc thù tuỳ theo loại hình dịch vụ sản xuất kinh doanh

Các vật liệu kim loại, chai thủy tinh, vỏ lon bia,...người dân tích lại sau đó đem bán cho những người thu mua phế liệu. Tại các cửa hàng sửa chữa ô tô, xe máy những bình ắc quy, sắt thép sẽ được thu mua phục vụ công tác tái chế. Hình thức tái chế, tái sử dụng không những mang lại hiệu quả trong công tác BVMT mà còn tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ đối với các hộ gia đình.

Trong tổng số 90 hộ được điều tra có 83 hộ (chiếm 92,22%) trả lời nhận thấy sự cần thiết của phân loại rác tại nguồn, nhưng có tới 84,44% số hộ điều tra không tiến hành phân loại rác tại nguồn. Qua đây nhận thấy có một sự mâu thuẫn, tình trạng này không chỉ xảy ra ở riêng quận Long Biên mà là tình trạng chung của Việt Nam. Nguyên nhân là do không có ai yêu cầu phân loại, mặt khác cũng là do không có thói quen và tập quán phân loại RTSH. Muốn thay đổi thói quen này cần phải có thời gian dài tuyên truyền, vận động người dân.

Có 83/90 hộ dân (92,22%) hộ được điều tra cho biết việc phân loại rác thải hiện nay là cần thiết và có tới 95,56% số hộ được hỏi sẽ tiến hành phân loại RTSH nếu được yêu cầu. Qua những con số trên cho thấy, người dân đã hiểu được lợi ích của việc phân loại rác tuy nhiên vì một số lý do khách quan và chủ quan nên việc phân loại không thể phổ biến. Chính vì vậy, chính quyền địa phương cần phải có những quy định cụ thể trong vấn đề phân loại rác thải tại nguồn để phát huy tinh thần của người dân.

Theo báo cáo của phòng tài nguyên môi trường quận Long Biên năm 2017 cho biết thành phần rác thải trên địa bàn quận Long Biên không cố định mà khá đa dạng, thay đổi theo thời gian và điều kiện sống. Báo cáo còn cho biết thêm, nguồn phát sinh RTSH lớn nhất trên địa bàn quận Long Biên xuất phát từ các hộ dân (chiếm 86,08% lượng RTSH phát sinh toàn quận) thành phần rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất (80,93%), thành phần rác vô cơ là 8,32%. Cuối cùng, thành phần rác có thể tái sử dụng là nhựa chiếm tỷ lệ 10,75%. Do vậy, trong quá trình thu gom RTSH cần lưu ý đến khả năng thu hồi và tái sử dụng các loại rác thải này.

4.1.3.2. Tình hình thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt

a. Công tác thu gom RTSH tại quận Long Biên

Thu gom: Tại các phường, thành lập các tổ thu gom rác thải chia đến các khu dân cư. Sau đó các tổ thu gom đem theo phương tiện đi theo các tuyến đường đến từng nhà hoặc các điểm tập kết của khu dân cư để thu gom lên phương tiện ra điểm trung chuyển để vận chuyển ra bãi rác.

Tuy nhiên có lúc, có nơi một số người dân thiếu ý thức về bảo vệ môi trường đã vứt rác thải không đúng nơi qui định như: hành lang đê, ven trục đường giao thông … ngoài ra còn có hiện tượng đốt trộm rác thải.

Công việc thu gom RTSH trên địa bàn quận Long Biên là do công nhân vệ sinh môi trường quận chịu trách nhiệm sau đó vận chuyển đến các điểm trung chuyển. Sau đó thu gom, vận chuyển rác từ các điểm trung chuyển về bãi rác tập trung của các phường. Hiện nay trên địa bàn quận Long Biên có hai hình thức thu gom chính gắn liền với các địa điểm đổ rác, đó là: thu gom rác thải ngay tại các hộ gia đình; thu gom tại các điểm tập trung rác thải hoặc thu gom rác từ các thùng rác tập trung.

- Thu gom tại hộ gia đình

Mỗi ngày một lần vào giờ quy định công nhân thu gom sẽ đẩy xe đi thu gom. Khi người thu gom rung chuông hay đánh kẻng để báo hiệu có xe gom rác đi qua thì các hộ ở gần đó phải mang rác ra đổ, hoặc công nhân chỉ cần xách rác lên đổ khi rác đã được các hộ mang ra từ trước đó, để bên đường.

Bảng 4.4. Thời gian thu gom rác thải sinh hoạt của các tổ vệ sinh trên địa bàn quận Long Biên

Chỉ tiêu Phường Gia Thụy Phường Việt Hưng Phường Ngọc Thụy Tổng Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Đổ rác theo giờ hàng ngày 25 83,33 24 80,00 23 76,67 72 80,00 2. Đổ rác hàng tuần 0 0 0 0 0 0 0 0

3. Khi nào nhiều thì

đổ 4 13,33 5 16,67 5 16,67 14 15,56

4. Không đổ 0 0 0 0 0 0 0 0

5. Đổ chỗ khác 1 3,33 1 3,33 3 10,00 5 5,56

Tổng 30 100 30 100 30 100 90 100

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra (2018) Thu gom tại các điểm tập trung rác thải được các hộ dân mang ra đổ vào bãi rác tập trung của tổ dân phố. Đây là hình thức thu gom chủ yếu ở những nơi không có điều kiện thu gom rác đến tận từng hộ dân và hình thức này nếu được người dân hưởng ứng nhiệt liệt thì sẽ đạt hiệu quả rất cao. Bởi nếu như người dân tự ý thức, chịu đi một quãng đường để đem rác đến nơi tập trung đổ

thì rác sẽ được thu gom rất dễ dàng vì công nhân thu gom chỉ cần đến các điểm tập kết này là thu gom được.

Còn thu gom rác từ các thùng rác tập trung sẽ được người dân đổ vào những thùng đựng rác sẵn có ở bên đường gần nhà, nơi công cộng. Hình thức này cũng là hình thức thu gom không tốn nhiều công sức và nhân lực.

Nhưng nhược điểm của loại hình thu gom này là do chủ yếu người dân vẫn quen với việc thu gom rác tại nhà, nếu không thì họ sẽ đổ rác ra ngoài đường hay những nơi khác gần nhà mà không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của chính mình. Đây là khuyết điểm dẫn tới hiệu quả thu gom theo kiểu này không cao.

- Thu gom tại các điểm tập trung rác thải hoặc thu gom rác từ các thùng rác tập trung.

Hiện tại trên địa bàn quận, tại các phường đều có điểm tập trung rác và các thùng rác tập trung. Tại đây rác sẽ được xe chuyên dụng chuyển tới bãi rác để xử lý. Thời gian vận chuyển RTSH từ điểm trung chuyển đến bãi xử lý sáng 8h – 9h chiều từ 18h – 20h hàng ngày.

- Để thuận tiện cho việc vận chuyển RTSH trên địa bàn quận Long Biên. UBND quận đã bố trí tất cả các phường đều có khu tập kết RTSH không làm mất mỹ quan đường phố, không gây cản trở cho người đi lại cũng như các phương tiện giao thông

- Phương thức thu gom

Sơ đồ 4.2. Quy trình thu gom rác thải sinh hoạt

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên (2017) Nguồn phát sinh Xe đẩy tay Xe đẩy tay, xe ba bánh tự chế, xe lôi điện Xe đạp, xe máy Điểm tập kết Điểm tập kết Xe chở rác Kênh mương, sông hồ… Bãi rác

Theo đó, công tác thu gom được tiến hành theo ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, khu chợ, đường xá... được công nhân thu gom lại trên các xe đẩy tay, xe lôi điện, xe ba bánh tự chế...

- Giai đoạn 2: Sau khi đã thu gom rác thải, các xe đẩy tay, xe lôi điện sẽ được đưa đến điểm tập kết tại “điểm trung chuyển” của phường.

- Giai đoạn 3: Các xe chở rác chở ra bãi rác tập trung hoặc điểm xử lý rác của phường.

Lượng rác từ các hộ gia đình đã được công nhân vệ sinh môi trường các phường tổ chức thu gom. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi hoặc gây mâu thuẫn giữa hàng xóm trong vấn đề rác thải mà nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người dân chưa cao. Vì vậy, chỉ có khoảng trên 80% - 90% lượng rác thải phát sinh được thu gom.

Việc thực hiện phân loại: Việc xử lý và thu gom gặp nhiều khó khăn về cả phương tiện và phương pháp. Việc phân loại phải được thực hiện ngay ở các hộ gia đình, rác thải sinh hoạt được phân loại thành 2 loại, loại tái sử dụng được thu gom và bán lại cho các cơ sở phê liệu, rác thải sinh hoạt không tái sử dụng được sẽ để tập trung và được tổ thu gom rác thải của địa phương định kỳ đến thu gom về bãi rác tập trung để xử lý theo quy định. Tuy nhiên các hộ chưa phân loại rác thải tại nguồn.

b. Công tác vận chuyển RTSH tại quận Long biên

Rác thải sinh hoạt sau khi được công nhân thu gom ở các phường đưa đến điểm tập kết “điểm trung chuyển” thì sẽ được đội xe vận chuyển đến bãi rác để xử lý.

Về hình thức vận chuyển, có 2 hình thức chính là dùng cơ giới hóa và dùng sức đẩy tay. Số xe vận chuyển RTSH hiện nay còn ít, chưa đủ phục vụ nhu cầu vận chuyển, tuy nhiên tại các tổ thu gom đã tích cực hoạt động tăng số lượng chuyến chạy trong ngày lên do đó đã vận chuyển được hết số lượng RTSH đến nơi xử lý rác. Trong tương lai sẽ phải đặt ra các giải pháp đầu tư mua sắm thêm xe vận chuyển để phục vụ nhu cầu tốt hơn.

Bên cạnh đó, các loại rác thải cồng kềnh được tập kết bên cạnh các thùng rác văn minh hoặc tập trung tại các điểm cẩu rác của Công ty đô thị. số rác thải cồng kềnh là bàn, ghế, giường tủ, đệm mút không nằm trong danh mục thu gom, vận chuyện của các đơn vị thu gom, xử lý rác thải. Do đó, trong quá trình triển khai công tác thu gom khi phát hiện có loại rác thải trên các công nhân vệ sinh trường chỉ biết thu dọn và để gọn gàng vào một chỗ, không gây ảnh hưởng đến

an toàn cho người dân tham gia giao thông trên đường, khách du lịch đi bộ trên vỉa hè.

Bảng 4.5. Tình hình thu gom rác thải sinh hoạt tại các phường điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất ngô tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 65 - 74)