Kinh nghiệm quản lý rác thải sinh hoạt của một số địa phương ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất ngô tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 42 - 45)

Việt Nam

2.2.1.1. Kinh nghiệm ở Đà Nẵng

Việc tổ chức thu gom rác và xử lý chất thải rắn ở Đà Nẵng làm khá tốt, được Ngân hàng thế giới đánh giá là một trong những thành phố trong khu vực làm tốt vệ sinh đô thị. Lượng rác thu gom trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đạt 85%, trong đó nội thành là 100%. Công tác thu gom, giữ vệ sinh đô thị của Đà Nẵng có ưu điểm lớn nhất là ở khâu thu gom, đảm bảo các tuyến đường phố luôn sạch sẽ, người dân cơ bản không đổ rác ra đường, không có tụ điểm rác trên lòng, lề đường phố, không có ga rác để lộ thiên gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường và mỹ quan đô thị; bãi rác nằm cách trung tâm thành phố 15 km giữ được vệ sinh khá tốt, ngay tại bãi rác, mùi khó chịu được hạn chế tối đa, ít ảnh hưởng đến môi trường, không gây bức xúc trong nhân dân (Hoàng Thị Phương, 2015).

Đạt được kết quả đó là do TP.Đà Nẵng đã có các biện pháp thực hiện hiệu quả như:

- Thành phố coi trọng thực hiện xã hội hóa việc thu gom, phát huy được vai trò sức mạnh của các tổ chức quần chúng và chính quyền các cấp trong công tác thu gom rác; phân cấp xác định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng và có cơ chế kinh phí bảo đảm để thực hiện. Từ công ty của thành phố đến chính quyền, từng tổ chức quần chúng ở các quận, phường, tổ dân phố đều tham gia vào các khâu thu gom rác, giữ gìn vệ sinh đường hè ngõ phố với nội dung công việc cụ thể. Tổ dân phố tham gia thảo luận điểm đặt thùng rác công cộng và quản lý bảo vệ thùng

rác. Các đoàn thể đều tích cực tham gia phong trào Ngày Chủ nhật sạch, xây dựng đoạn đường xanh, sạch, đẹp; trong đó, Hội phụ nữ, thanh niên, học sinh làm nòng cốt; vận động các gia đình đều có thùng rác trong nhà, duy trì thường xuyên tổng vệ sinh vào ngày Chủ nhật (Hoàng Thị Phương, 2015).

Phí vệ sinh thu được khá tốt, thu theo hộ từ 7.000 - 15.000 đồng và các hộ sản xuất kinh doanh tính theo lượng rác thải. Số kinh phí thu được phân bổ lại hợp lý giữa các cấp (thành phố trích 10% cho cơ sở, gồm: 2% tổ dân phố, 3% cho phường, 5% cho quận). (Hoàng Thị Phương, 2015).

Coi trọng và làm khá tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân vừa nâng cao ý thức, vừa tự giác thực hiện giữ vệ sinh đường phố; có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định chung. Các hộ kinh doanh phải cam ký cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường, nếu vi phạm sẽ bị rút giấy phép kinh doanh.Những gia đình ở mặt phố, mặt ngõ nếu vứt rác ra đường đều bị Thanh tra Giao thông xử phạt.

Áp dụng phương thức thu gom rác tiên tiến, phù hợp với trang thiết bị cải tiến, công nghệ đơn giản và luôn giữ rác kín trong suốt quá trình thu gom vận chuyển, không có thời gian tạm dồn, dừng trên lòng, lề đường phố, không có ga rác hở, phun xử lý men hóa chất kịp thời, chôn lấp đúng quy trình (Hoàng Thị Phương, 2015).

Toàn thành phố được bố trí hơn 4.000 thùng chứa rác cố định và lưu động, có khóa cố định, bình quân cách nhau 100m có đặt thùng chứa rác thải và 5 trạm trung chuyển được khử mùi và ép rác tại chỗ. Các nhà hàng, công sở, xí nghiệp đều có thùng chứa rác. Các thùng chứa rác được thiết kế gọn nhẹ, thuận tiện cho đổ rác, vận chuyển nhẹ nhàng, được thường xuyên rửa sạch, khi đầy được kịp thời vận chuyển bằng xe chuyên dùng đến các trạm trung chuyển hoặc điểm xe ép rác, đảm bảo không để rác lộ thiên, tập trung trên các đường phố.

Đối với rác thải xây dựng, chủ công trình (cả nhà ở) ký Hợp đồng với Công ty môi trường về việc thu gom. Công ty có phương tiện để chứa và chuyển rác đến nơi quy định hoặc phục vụ san lấp mặt bằng, tránh việc để vôi thầu, cát bừa bãi làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước. Khi lập hồ sơ xây dựng công trình nhất thiết phải có biện pháp thi công đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường (Hoàng Thị Phương, 2015).

chất xử lý sơ bộ, ép rác vào các conterner kín để ô tô chở ra bãi chôn lấp. Trạm được thiết kế xây dựng hợp lý ngay trong nội thành kề cận các nhà dân trên mặt đường phố nhưng đảm bảo kín đáo, biệt lập, có phòng làm việc, điều hành rất hợp vệ sinh, không toả mùi khó chịu do có hệ thống phun hóa chất khử mùi, phun nước rửa sạch, quạt đẩy hơi rác lên cao qua hệ thống ống khói ra xa, ép và chuyển rác đến khu bãi xử lý chôn lấp tập trung, nên được người dân xung quanh nơi đặt trạm chấp nhận. Các phương tiện vận chuyển rác được bảo quản luôn sạch sẽ, xe chở rác được rửa sạch khi rời bãi rác, không có loại xe thu gom đẩy tay, để ngổn ngang khắp nơi trên đường phố (Hoàng Thị Phương, 2015).

Có cơ chế quản lý nội bộ Công ty Môi trường đô thị khá chặt chẽ, làm tốt việc thanh, kiểm tra, thường xuyên, kịp thời phát hiện các thùng rác đầy, để chuyển đi ngay và thay thùng trống vào đó, nên rác không bị tràn ra đường phố. Có cơ chế khoán cho đội quét dọn. Việc quét dọn rác đường phố được Công ty giao cho tổ dân phố, phường thực hiện chế độ thường xuyên đánh giá, cho điểm làm cơ sở để Công ty nghiệm thu kết quả các đội. Kết quả đạt được của TP. Đà Nẵng trong việc thu gom rác, xử lý chất thải rắn có được do nhiều nguyên nhân. Trong đó có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo cụ thể của các cấp chính quyền và sự tham gia tích cực, tự giác của các đoàn thể, nhân dân. Đảm bảo đúng quy trình quản lý, thu gom chất thải, với cơ chế thanh, kiểm tra và xử phạt nghiêm khắc, kịp thời (Hoàng Thị Phương, 2015).

2.2.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Là một đô thị lớn nên mức độ phát sinh chất thải rắn đô thị hàng năm tại TP.Hồ Chí Minh rất cao. Theo số liệu của Sở Tài nguyên - Môi trường, mỗi ngày trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh đổ ra khoảng 5.800 - 6.200 tấn rác thải sinh hoạt, 500 - 700 tấn chất thải rắn công nghiệp, 150 - 200 tấn chất thải nguy hại, 9 - 12 tấn chất thải rắn y tế. Nguồn chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu phát sinh từ các nguồn: hộ gia đình, trường học, chợ, nhà hàng, khách sạn (Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh, 2014).

Tại TP. Hồ Chí Minh: Dự án “Thu gom, vận chuyển và xử lý CTR với công nghệ phân loại rác tại nguồn” được thực hiện với mục tiêu quản lý rác thải bằng cách tiếp cận và giải quyết trên cả ba mặt kinh tế, môi trường và xã hội; góp phần quan trọng vào giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, dự án chưa mang lại hiệu quả thiết thực do chưa nhận được sự tham gia tích cực từ phía

cộng đồng hoặc do quá trình thực hiện thiếu đồng bộ giữa người dân và đơn vị thu gom (Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh, 2014).

2.2.2.3. Tại Đồng Nai

Hiện nay toàn tỉnh có 4/7 khu xử lý rác thải sinh hoạt đang trong quá trình triển khai thực hiện đưa vào sử dụng và 03 khu xử lý tập trung liên huyện, liên đô thị đang trong giai đoạn lập dự án đầu tư. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở Đồng Nai mới chỉ đạt 71%, còn 29% rác thải sinh hoạt đang thải ra môi trường chưa được xử lý. Trong đó, tổng khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 1.167 tấn/ngày, bao gồm 1.080 tấn chất thải sinh hoạt ngoài khu công nghiệp và 87 tấn rác trong khu công nghiệp. Tình trạng xử lý rác thải sinh hoạt gặp nhiều khó khăn do chưa có nhiều bãi chứa rác, không có các điểm trung chuyển rác (Hoàng Thị Phương, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất ngô tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 42 - 45)