Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất ngô tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 49 - 56)

3.1.2.1. Về đất đai

trong số các quận nội thành Hà Nội.

Đối với quận Long Biên, quỹ đất rộng lớn chính là một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của Quận. Với quỹ đất hiện có và điều kiện địa chất tốt là điều kiện thuận lợi để phát triển một đô thị hiện đại, đồng bộ, phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, các khu thương mại dịch vụ.

Quận Long Biên đang trong quá trình đô thị hoá với tốc độ cao, nhu cầu sử dụng đất rất lớn, đặc biệt là đất đô thị và đất chuyên dùng. Đồng thời với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sử dụng đất cũng sẽ có những biến động liên tục theo hướng giảm dần đất nông nghiệp, tăng quỹ đất nhà ở, đất thương mại và công nghiệp sạch.

Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất chưa sử dụng khá lớn tại các phường trên địa bàn quận là điều kiện thuận lợi, tạo sức hút các nguồn lực khác đầu tư cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là phát triển thương mại dịch vụ. Bên cạnh đó, quận Long Biên cũng có cơ hội để xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của một quận nội thành của Thủ đô.

Bảng 3.1. Diện tích quận Long Biên so với các quận nội thành Hà Nội

Quận Diện tích (ha) Quận Diện tích (ha)

Long Biên 6.038 Đồng Đa 980

Hoàng Mai 4.104 Ba Đình 925

Tây Hồ 2.4 Thanh Xuân 911

Hai Bà Trưng 1.017 Hoàn Kiếm 529

Cầu Giấy 1.204

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội (2017)

3.1.2.2. Đặc điểm dân số và lao động

Dân số:

Với 14 đơn vị hành chính cấp phường, quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha với 291.925 nhân khẩu, mật độ dân số bình quân 4.835 người/km2, thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của toàn Thành phố Hà Nội. Chính vì thế sức ép về nhà ở, việc làm và một số vấn đề khác trên địa bàn quận không thực sự là vấn đề bức xúc như một số quận khác của Thủ đô.

Bảng 3.2. Dân số trên địa bàn quận Long Biên qua các năm

Chỉ tiêu DVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng số người Người 236 992 287 892 291 925

Dân số nông nghiệp Người 94 797 115 156 116 770 Dân số phi nông nghiệp Người 142 195 172 836 175 155

Tổng số lao động Người 130 345 158 340 160 559

Lao động nông nghiệp Người 52 138 63 336 64 223 Lao động phi nông nghiệp Người 78 208 95004 96336

Tỉ lệ phát triển dân số % 1,50 1,48 1,46

Nguồn: UBND quận Long Biên (2017)

Mức sống dân cư

Tổng số dân của quận tính đến cuối kỳ 31/12/2017 là 291.925 người, mật độ dân số trung bình chung ở mức cao đạt 4880 người/km2. Thu nhập bình quân đầu người đạt 31,37 triệu đồng/người. Theo số liệu tổng hợp năm 2017 suất sinh năm 2017: 16,49%, giảm 0,25% so với năm 2016. Toàn quận không có hộ đói, tỷ hệ hộ nghèo còn rất thấp. Số hộ thoát nghèo đạt 56/35 hộ (đạt 160% kế hoạch); tỷ lệ hộ nghèo 0,51%, giảm 0,03% so với kế hoạch.

Lao động và việc làm

Trong số lao động qua đào tạo,cơ cấu về trình độ lao động theo tỷ lệ: 1 đại học – 0,78 trung học – 1,67 công nhân kỹ thuật. Công tác lao động việc làm có nhiều đổi mới. Phát động và tập huấn cho 300 doanh nghiệp nhân Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2017; tổ chức 04 lớp dạy nghề miễn phí, phiên giao dịch việc làm 2017 với sự tham gia của 54 doanh nghiệp, giới thiệu việc làm 638 lao động; thực hiện vay vốn cho 1.365 người. Bằng nhiều giải pháp tích cực, đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 5.447/5.000 lao động (đạt 108,9% kế hoạch) (UBND quận Long Biên, 2017).

3.1.2.3. Kết quả phát triển kinh tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của quận đã phát triển với tốc độ khá nhanh và tương đối toàn diện. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 16,20 %. Giá trị tổng sản lượng các ngành kinh tế năm 2017 của quận Long Biên đạt trên 40.642 tỷ đồng. Trong đó:

- Thương mại - dịch vụ đạt 17.625 tỷ đồng, chiếm 53,60 %; - Nông nghiệp đạt 520 tỷ đồng, chiếm 1,28 %.

Đồ thị 3.1. Cơ cấu kinh tế quận Long Biên năm 2017

Nguồn: UBND quận Long Biên (2017)

- Sản xuất nông nghiệp: Kết quả bước đầu đã tăng năng suất lúa bình quân đạt 45,5 tạ/ha (kế hoạch 41,5 tạ/ha), ngô đạt 40 tạ/ha (kế hoạch 37 tạ/ha); giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 45 triệu đồng, tăng 2,30 % so với năm 2016. Xây dựng các mô hình sản xuất cây ăn quả, mô hình chăn nuôi rắn tập trung và mô hình vùng sản xuất tập trung để có cơ chế đầu tư tiến bộ kỹ thuật.

Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá cùng với sự hình thành các khu dân cư tập trung làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Quận uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quận Long Biên về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nên diện tích đất trũng đã được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả, chăn nuôi kết hợp… Đến nay trên địa bàn quận đã có một số trang trại có diện tích lớn như: Khu Hồ Miễu (phường Thượng Thanh); khu Hồ Thạch Bàn, khu Tầm Dâu (phường Phúc Đồng); khu Bể, khu Vườn Trũng (phường Giang Biên). Về quy mô, số trang trại có diện tích lớn hơn 3 ha chiếm tỷ lệ nhỏ (20,50 %), còn lại chủ yếu có diện tích từ 1 đến 2,50 ha tập trung tại các phường có diện tích ao hồ lớn thuộc vùng trũng của quận như Thạch Bàn, Phúc Lợi, Phúc Đồng.

Năm 2017, đã chuyển đổi được 48 ha từ diện tích trồng ngô sang trồng cây ăn quả tại phường Cự Khối, Long Biên, Giang Biên, Ngọc Thụy, Thượng

Thanh. Đến nay toàn quận đã chuyển đổi được 200 ha từ cây ngô sang trồng các loại cây ăn quả như ổi, táo, đu đủ, nhãn… bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao; tiếp tục duy trì tổ chức sản xuất rau an toàn tại 3 vùng bãi phường Giang Biên, Cự Khối, Phúc Lợi với diện tích 20,20 ha, phát triển mới tại phường Thượng Thanh 1,80 ha.

Năm 2017, ngành sản xuất nông nghiệp được quận Phê duyệt phương án 01/PA-UBND điều chỉnh chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020. Tập trung chuyển đổi cây trồng các loại, phê duyệt phương án hỗ trợ 05 vùng chuyển đổi rau, quả an toàn sản xuất theo quy trình VietGap. Chuyển đổi thêm 18,6 ha đạt 103% kế hoạch tại phường Long Biên, Giang Biên, Thạch Bàn, Thượng Thanh, trong đó có 13 ha chuyển từ đất hoang hóa sang trồng cây ăn quả, rau, hoa; hỗ trợ sản xuất trên 800 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp – Thủy sản đạt 520 tỷ đồng, chiếm 1.28% Giá trị tổng sản lượng các ngành kinh tế năm 2017. (UBND quận Long Biên, 2017).

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 22.497 tỷ đồng, tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 55.35 % trong cơ cấu kinh tế. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã có khởi sắc, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tăng cao, đặc biệt là trong những ngành sản xuất phục vụ thị trường nội địa. Tính theo thành phần kinh tế, Công ty cổ phần tăng 10,60 %, công ty TNHH tăng 8,50 %, kinh tế cá thể tăng 8,20 %; kinh tế tập thể sau thời kỳ suy giảm đã có sự tăng trưởng khá (tăng 9,20 %).

Toàn quận có 3 khu công nghiệp là Sài Đồng A, Đài Tư và Hanel, gần 300 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phân bố trên khắp các phường trên địa bàn quận quận. Nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận hàng năm đều tăng nhanh, chủ yếu tập trung ở hai thành phần kinh tế cá thể và kinh tế hỗn hợp. Trên địa bàn quận ngành nghề sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh khá đa dạng và phong phú. Nhưng chủ yếu vẫn là các ngành thuộc khối công nghiệp chế biến tập trung chủ yếu vào các ngành: Sản xuất thực phẩm, đồ uống, trang phục, hoá chất, đồ gỗ và các sản phẩm sản xuất từ kim loại. (UBND quận Long Biên, 2017).

- Thương mại, dịch vụ: Ngành thương mại dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của quận Long Biên. Cùng với quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng và đời sống nhân dân ngày một nâng cao, ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn Quận đang phát triển với tốc độ nhanh.

Tỷ trọng thương mại dịch vụ tăng nhanh trong những năm gần đây. Quận đang chủ trương tập trung tạo điều kiện để các ngành sản xuất kinh doanh kim khí, sản phẩm gỗ, bào bì … phát triển mạnh và đẩy mạnh các nhà nghỉ, ăn uống và y tế.

Trong những năm qua, đã xây mới và hoàn thành, đưa vào sử dụng 5 chợ: chợ Thượng Cát – Thượng Thanh, chợ May 10 – Phúc Lợi, chợ Kim Quan – Việt Hưng, chợ Diêm Gỗ - Đức Giang, chợ Cự Khối với tổng diện tích 1,29 ha, tạo chỗ kinh doanh ổn định cho 866 hộ, kinh phí xây dựng chợ là 12,60 tỷ đồng.

Năm 2017, Công tác đầu tư, cải tạo chợ dân sinh cơ bản được tập trung thực hiện; đã hoàn thành đưa vào sử dụng 06/06 chợ, đạt 100% kế hoạch, khởi công 03 chợ. Công nhận thêm 05 chợ đạt chợ văn minh thương mại, hoàn thành kế hoạch (chợ Việt Hưng, Đồng Dinh, Phúc Đồng, May 10, Đức Hòa). Thí điểm mô hình chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm tại chợ Ngọc Lâm và chợ Quán Tình. Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 17.625 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch, chiếm 43.37 % tổng giá trị sản xuất của toàn quận. (UBND quận Long Biên, 2017).

3.1.2.4. Công tác xây dựng và quản lý đô thị

- Thực hiện xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư. Tất cả các phường trên địa bàn quận được đầu tư những tuyến phố, ngõ phố mới, xây dựng các trường chuẩn quốc gia, trụ sở sinh hoạt tổ dân phố. Tất cả các tuyến đường có mặt cắt từ 2m trở lên đều có hệ thống chiếu sáng.

- Hiện trạng hệ thống cấp nước, thoát nước: Nguồn cấp nước: Trên địa bàn Quận có Nhà máy nước Gia Lâm có công suất 30.000 m3/ngày đêm và trạm nước sân bay Gia Lâm có công suất 6.000 m3/ngày đêm, dự án nâng công suất nhà máy nước Gia Lâm lên 60.000 m3/ngày đêm đang được triển khai. Hiện trên địa bàn Quận có 14/14 phường được cấp nước sạch. Hệ thống thoát nước: Nhìn chung hệ thống thoát nước của Long Biên vẫn gồm các cống, rãnh, mương đất nhỏ giúp thoát nước từ các khu dân cư ra các mương tiêu liên phường hoặc thoát ra các ao hồ hiện có, sau đó thoát vào hệ thống mương tiêu nông nghiệp và đổ ra sông Cầu Bây. Tuy nhiên, hệ thống mương này đều thiếu, xuống cấp và không đảm bảo khả năng thoát nước. Trên địa bàn Quận chưa có hồ điều hoà kết hợp

trạm bơm cưỡng bức, hầu hết hệ thống kênh dẫn chủ yếu là kênh đất. (UBND quận Long Biên, 2017)

3.1.2.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông trên mặt đê sông Hồng và đê sông Đuống. Hệ thống này cùng với đường vành đai 3 chạy gần như bao quanh quận. Hệ thống đê chia quận thành khu vực trong đồng và khu vực ngoài bãi (bao gồm bãi sông Hồng và bãi sông Đuống). Hệ thống đường quốc lộ: Đoạn từ cầu Chương Dương đến cầu Đuống cộng với đoạn đường từ ngã ba cầu chui đến đường vành đai 3. Trục giao thông hình chữ T này đã và đang là trục đô thị hoá trên địa bàn Quận. Tổng chiều dài các tuyến đường bộ (có bề rộng từ 2m trở lên) trên địa bàn Quận là 301,67 km, đạt 5,02 km/km2 (chỉ tiêu này của quận Hoàn Kiếm là hơn 14 km/km2). Dọc theo đường quốc lộ 1 cũ và đường quốc lộ 5 có hai tuyến đường sắt đi Lạng Sơn và đi Hải Phòng. Đây là hai tuyến giao thông đường sắt đối ngoại liên tỉnh chạy qua quận Long Biên. Hai tuyến này hầu như chưa có vai trò tích cực trong giao thông nội đô. Sông Hồng và sông Đuống đã và đang là hai tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng đối với quận Long Biên. Tuy nhiên, năng lực vận tải thủy của hai tuyến này đối với Long Biên còn hạn chế, do hệ thống cảng sông còn yếu kém. (UBND quận Long Biên, 2017)

3.1.2.6. Văn hóa, y tế, giáo dục

Về giáo dục:

Toàn quận có 05 trường trung học phổ thông, bổ túc văn hoá, trung tâm giáo dục thường xuyên; 17 trường phổ thông cơ sở với diện tích sử dụng là 11,31 ha với 315 phòng học; 19 trường tiểu học với diện tích 12,62 ha với 420 phòng học; 40 trường mẫu giáo trong đó có 20 trường công lập, 11 trường hiệp quản và 19 trường tư thục. Trong những năm qua, quận đã duy trì và nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học. Mạng lưới giáo dục từ mẫu giáo đến phổ thông trung học về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và quy mô học sinh trên địa bàn quận. Mới đây các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đã xây dựng xong là đưa vào hoạt động như: trường TH Thạch Bàn, Trường TH Phúc Lợi, Trường THCS chất lượng cao Việt Hưng. Thành lập và chính thức đi vào hoạt động 03 trường trên , tăng số trường công lập lên 71 trường. Cơ sở vật chất dạy và học ngày một được nâng cao, hàng năm quận đều giành một nguồn kinh phí khá lớn từ ngân sách để đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Công tác giáo dục được củng cố và phát triển toàn diện ở các cấp học, ngành học với nhiều loại hình theo xu hướng xã hội hóa, chất lượng

giáo dục từng bước được củng cố và nâng cao.

Về y tế:

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn được quận quan tâm và đầu tư nâng cấp. Trên địa bàn quận, 100 % các phường đều có trạm y tế đảm bảo đủ điều kiện khám, chữa bệnh cho nhân dân. Quận có một trung tâm y tế hàng không nằm trên địa bàn phường Bồ Đề, hai bệnh viện là bệnh viện đa khoa Đức giang (nằm trên địa bàn phường Đức Giang) và bệnh viện tâm thần (nằm trên địa bàn phường Phúc Đồng). Ngoài ra, toàn quận 14 trạm y tế (mỗi phường đều có 01 trạm y tế), Trung tâm y tế quận Long Biên (Phường Giang Biên) để đáp ứng như cầu khám chữa bệnh của người dân. Cơ sở vật chất ở bệnh viện, trung tâm y tế nhìn chung là đạt tiêu chuẩn. Toàn quận có ô tô trở rác thải, quy hoạch bãi rác đảm bảo vệ sinh môi trường. Về dấn số, kế hoạch hóa gia đình có nhiều chuyển biến, chất lượng dân số đã được cải thiện so với trước đây. Công tác gia đình, trẻ tôi được quan tâm, tổ chức các chương trình hành động, xây dựng quỹ bảo trợ trẻ tôi khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Thể dục thể thao:

Trên địa bàn quận đã có sân vận động, 20 sân tennis, 14 bãi bóng và sân tập thể thao. Phong trào thể dục thể thao trên địa bàn quận được phát triển rộng rãi, thu hút mọi đối tượng tham gia, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân và đạt nhiều thành tích mới trong các giải thi đấu của thành phố Hà Nội.

Về lĩnh vực văn hoá thông tin, vui chơi giải trí:

Quận có 87 di tích lịch sử văn hoá và cách mạng kháng chiến bao gồm Đình, Chùa, Đền, Nghè và các di tích cách mạng kháng chiến. Trong đó có 55 di tích đã được xếp hạng (34 di tích xếp hạng Quốc gia và 21 di tích xếp hạng cấp Thành phố). Hiện tại đã có di tích trở thành trở thành một điểm trong Chương trình du lịch sông Hồng. Với 50 nhà văn hoá cơ sở, 1 công viên vườn hoa đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt văn hoá, vui chơi giải trí trên địa bàn quận. (UBND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất ngô tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 49 - 56)