Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất ngô tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 33 - 37)

2.1.4.1. Các yếu tố thuộc về hộ dân

- Nhận thức: Thực tế cho thấy đã có những cá nhân, tổ chức, hộ gia đình nhận thức được lợi ích của việc thu gom và xử lý RTSH và chấp hành nghiêm

chỉnh. Tuy nhiên tình trạng vứt xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định, xử lý không đảm bảo an toàn vệ sinh và ảnh hưởng tới môi trường sống của con người đang diễn ra rất nhiều trên địa bàn, nhiều hộ gia đình, cá nhân vẫn đóng chậm phí vệ sinh môi trường để được thu gom xử lý RTSH hợp vệ sinh an toàn (Nguyễn Ngọc Ân, 2015).

Xuất hiện tình trạng trên cũng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do phong tục tập quán trước đây hình thành nên những thói quen trong lối sống và sinh hoạt hàng ngày, khi kinh tế xã hội phát triển có nhiều thay đổi nhưng những thói quen đó vẫn giữ nguyên không đổi. Hay có thể là do trình độ nhận thức của một số đối tượng, cá nhân còn thấp, chưa hiểu biết hết những tác hại xấu mà do những thói quen của mình gây ra. Nhưng cũng có những đối tượng, cá nhân ý thức rất kém, họ cố tình không chấp hành nghiêm chỉnh dù cho họ đã biết qua tivi và đài, báo…(Nguyễn Ngọc Ân, 2015).

Đồng thời, công tác quản lý của chính quyền phường trong vấn đề RTSH còn yếu kém, chưa có sự phối hợp với các tổ chức ban ngành trong công tác tuyên truyền, vận động và chưa có những biện pháp xử lý nghiêm minh chặt chẽ trong việc xử phạt những đối tượng, cá nhân, tổ chức không chấp hành vì lợi ích chung của cộng đồng.

Ngành nghề sản xuất kinh doanh của hộ:

Nước rỉ rác sinh ra sẽ chảy xuống ao hồ, làm ô nhiễm nguồn nước. Hơn nữa, các chất độc hại trong nước tích lũy trong thực phẩm như: rau, tôm, cá... sẽ rất nguy hiểm nếu ta ăn phải các chất loại thực phẩm này.

Tạo nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia súc (Nguyễn Ngọc Ân, 2015).

2.1.4.2. Các yếu tố thuộc về tổ đội thu gom quản lý thu gom rác thải sinh hoạt

Theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu định nghĩa về quản lý RTSH như sau:

Hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư cơ sở quản lý rác thải sinh hoạt, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý rác thải sinh hoạt nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần phải nắm vững được các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt.

Khối lượng các loại rác thải sinh hoạt để bố trí phương tiện, nhân công trang thiết bị, phương tiện phục vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt Các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động cho người lao động phải đầy đủ thì sẽ đảm bảo cho quá trình thu gom, vận chuyển sẽ dễ dàng, tiện lợi, nhanh chóng hơn (Chính phủ, 2015).

2.1.4.3. Các yếu tố thuộc về chính quyền trong quản lý thu gom rác thải sinh hoạt

Nên chủ động đề xuất địa điểm quy hoạch xử lý rác thải cũng như khu vực đặt nhà máy xử lý RTSH phù hợp với quy hoạch của thành phố, đưa vào quy hoạch sử dụng đất của địa phương.

Cần tổ chức kiểm tra, đánh giá xác định thời gian hoạt động còn lại đến khi đóng cửa các bãi rác có quyết định chấp thuận địa điểm, phê duyệt quy hoạch đối với những bãi rác chưa có quyết định chấp thuận địa điểm, phê duyệt quy hoạch cần xem xét khả năng hợp thức hóa bãi rác, trong trường hợp không khả thi cần có phương án đóng cửa (Nguyễn Ngọc Ân, 2015).

Chính quyền địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn chưa tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân và toàn thể cộng đồng trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, không đổ rác bừa bãi.

Các địa phương chưa nghiên cứu xây dựng quy trình thu gom, tập kết rác từ các hộ gia đình, cụm dân cư và quy hoạch, xây dựng các điểm trung chuyển rác phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo yếu tố về bảo vệ môi trường. Tổ chức phân loại, tách riêng rác thải công nghiệp, rác thải nguy hại... (Nguyễn Ngọc Ân, 2015).

2.1.4.4. Tuyên truyền vận động người dân tham gia quản lý rác thải sinh hoạt

Bất kỳ một chính sách nào được đưa vào áp dụng thực tiễn sẽ không thành công nếu không có sự ủng hộ của người dân. Người dân là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác động từ môi trường. Đồng thời họ cũng là chủ thể chính tác động lên môi trường. Vì vậy cần phải giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, đạo đức môi trường cho tất cả mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ.

UBND quận, huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các văn bản pháp luật của Trung ương, địa phương về BVMT nói chung và quản lý RTSH nói

riêng đến các cấp cơ sở, kết hợp xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến đến người dân, các cơ sở kinh doanh nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân (Trần Thị Minh Ngọc, 2015).

Bằng nhiều hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trên Đài Phát thanh của quận, huyện và Đài truyền thanh các phường phát động phong trào vệ sinh môi trường, quét dọn đường làng, ngõ xóm; tổ chức giải quyết tranh chấp về môi trường thông qua các buổi họp dân trong thôn, xóm; đưa công tác giáo dục BVMT lồng ghép vào trong chương học để giáo dục cho học sinh. Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức về vệ sinh môi trường. Phối kết hợp với các cơ quan đoàn thể triển khai thực hiện tổ chức các lớp tập huấn trong các cơ quan, trường học nhằm nâng cao trách nhiệm của người dân (Trần Thị Minh Ngọc, 2015).

2.1.4.5. Các yếu tố khác

Các tổ chức dịch vụ môi trường ở nông thôn phần lớn được hình thành tự phát nên hoạt động kém hiệu quả và không bền vững do các nguyên nhân như sau: Chức năng quản lý nhà nước về môi trường khu vực nông thôn giữa các ngành chưa có sự phân công rõ ràng cho một cơ quan quản lý dẫn đến hoạt động chồng chéo, bỏ ngỏ.

Chưa có chính sách hỗ trợ cho các hoạt động quản lý chất thải nông thôn. Trong khi ở khu vực đô thị, các Công ty môi trường là các doanh nghiệp công ích Nhà Nước, 80% kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà Nước, 20% do dân đóng góp thì các tổ chức dịch vụ môi trường ở nông thôn kinh phí hoạt động chủ yếu từ nguồn thu phí dịch vụ môi trường do người dân đóng góp chỉ đủ để trả thù lao cho người thu gom rác với mức chỉ bằng 50-90% thu nhập của người thu gom rác ở đô thị. Người thu gom nhiều khi chưa được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhiều nơi chưa có bảo hộ lao động (Trần Thị Minh Ngọc, 2015). Chưa được sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền địa phương. Do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn trong khi chính quyền địa phương còn nhiều quan tâm đến các vấn đề khác.

Các tổ chức dịch vụ môi trường nông thôn chưa đủ năng lực để giải quyết trọn vẹn các vấn đề quản lý RTSH, Hầu hết các tổ chức xã hội ở nông thôn mới

chỉ thực hiện được các nội dung về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, tổ chức thu gom chất thải mà chưa có các biện pháp xử lý dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải ngày càng gia tăng (Trần Thị Minh Ngọc, 2015). Nhận thức của cộng đồng còn hạn chế cũng là nguyên nhân làm cản trở công tác xã hội hóa các hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt nông thôn. Các hoạt động tổ chức cho cộng đồng tham gia quản lý rác thải nông thôn còn mang nặng tính phong trào, chủ yếu thực hiện trong các dịp lễ, tết mà chưa được duy trì thường xuyên, chưa trở thành nhiệm vụ của các cơ quan và các cấp chính quyền. Ở rất nhiều địa phương đã có hương ước về làng văn hóa mới, trong đó qui định rất cụ thể về nếp sống văn hóa trong cưới hỏi, tang lễ… nhưng rất ít các hương ước đề cập đến các qui định về quản lý chất thải và vệ sinh môi trường hoặc đề cập một cách chung chung (Trần Thị Minh Ngọc, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất ngô tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 33 - 37)