Bài học kinh nghiệm trong quá trình quản lý rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất ngô tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 45)

Với chủ trương xã hội hoá công tác BVMT, Chính phủ khuyến khích các công ty tư nhân và các tổ chức hoạt động dựa vào cộng đồng cộng tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý ở cấp địa phương trong công tác quản lý chất thải rắn. Một số mô hình đã được thử nghiệm, mang lại kết quả khả quan, song các chính sách và cải cách các cơ chế quản lý cũng cần phải được củng cố. Phần lớn chất thải công nghiệp và chất thải y tế nguy hại được thu gom cùng với chất thải thông thường. Có rất ít số liệu thực tiễn về công tác thu gom và tiêu huỷ chất thải ở các cơ sở công nghiệp và y tế. Phần lớn các cơ sở này đều hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị ở địa phương để tiến hành thu gom chất thải của cơ sở mình. Thậm chí, chất thải nguy hại đã được phân loại từ chất thải y tế tại bệnh viện hay cơ sở công nghiệp, sau đó lại đổ lẫn với các loại chất thải thông thường khác trước khi công ty môi trường đô thị đến thu gom. Các cơ sở y tế đốt chất thải y tế, tự xử lý chất thải y tế nguy hại của họ ngay tại cơ sở, chất thải qua xử lý và tro từ lý đốt chất thải sau đó cũng được thu gom cùng với các loại chất thải thông thường khác.

Cũng giống như nhiều nước khác trong khu vực Nam và Đông Nam Á, tiêu huỷ chất thải ở các bãi rác lộ thiên hoặc các bãi rác có kiểm soát là những hình thức xử lý chủ yếu ở Việt Nam. Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2007, trong số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên cả nước thì có 49 bãi rác lộ thiên hoặc các

khu chôn lấp vận hành không hợp vệ sinh có nguy cơ gây rủi ro cho môi trường và sức khoẻ người dân. Do vậy để hạn chế những rủi ro này, cần tiến hành xử lý triệt để loại rác thải này. Tuy nhiên, cần tìm nguồn kinh phí cho các hoạt động xử lý này. Tuy đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng quản lý chất thải sinh hoạt nhưng các thông tin về việc xử lý chất thải nguy hại, đặc biệt là chất thải nguy hại từ công nghiệp còn có rất ít, do đó cần phải quản lý tốt hơn.

Hiện nay, Chính phủ đang rất ưu tiên cho việc xây dựng các hệ thống xử lý và tiêu huỷ chất thải bằng nguồn vốn ODA. Tự tiêu huỷ là hình thức khá phổ biến ở các vùng không có dịch vụ thu gom và tiêu huỷ chất thải. Các hộ gia đình không được sử dụng các dịch vụ thu gom và tiêu huỷ chất thải buộc phải áp dụng các biện pháp tiêu huỷ của riêng gia đình mình, thường là đem đổ bỏ ở các sông, hồ gần nhà, hoặc là vứt bừa bãi không đúng nơi quy định.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập Quận Long Biên thuộc thành phố Hà Nội.

Long Biên là quận nằm phía Đông Bắc Thành phố Hà Nội, có ranh giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp với huyện Đông Anh; - Phía Đông giáp với huyện Gia Lâm; - Phía Nam giáp quận Hoàng Mai;

- Phía Tây giáp các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình, Hai Bà Trưng. Quận Long Biên nằm có vị trí thuận lợi, là điểm tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều tuyến giao thông lớn như đường sắt, đường quốc lộ, đường thuỷ nối liền các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Đông Bắc. Những yếu tố trên là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp cảng sông hiện đại, đáp ứng yêu cầu của các cụm công nghiệp kỹ thuật cao trên địa bàn cũng như quá trình phát triển đô thị hoá, đồng thời tạo được sự giao lưu trong hoạt động kinh tế.

Quận gồm 14 phường: Bồ Đề, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng (Cục thống kê Hà Nội, 2017).

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, địa hình, thủy văn

Về khí hậu

Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, quận Long Biên mang sắc thái đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông lạnh, thời kỳ đầu thường hanh khô nhưng đến nửa cuối của mùa đông lại thường ẩm ướt. Khí hậu chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, nhưng do nằm sâu trong lục địa nên ít ảnh hưởng của mưa bão trong mùa hè. Các đặc trưng khí hậu chính như sau:

- Nhiệt độ không khí: Bình quân năm là 23,10C, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 13,60C (vào tháng 1). Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là tháng 7 trên 33,20C. Số giờ nóng trung bình là 1.640 giờ, lượng bức xạ trung bình 4.270 kcal/m2.

- Lượng mưa và bốc hơi:

+ Lượng mưa bình quân năm là 1.600 - 1.700 mm, phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,2% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336,1mm. Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 chỉ có 17,5 - 23,2mm.

+ Lượng bốc hơi: Bình quân năm là 938 mm, bằng 56,5% so với lượng mưa trung bình năm.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 78 - 87%, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.

- Sương muối hầu như không có; mưa đá rất ít khi xảy ra.

Về thủy văn

Quận Long Biên chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Hồng và sông Đuống, chiều dài sông Hồng đoạn qua địa bàn quận khoảng 15km, chiều dài sông Đuống đoạn qua địa bàn quận khoảng 17km, bên cạnh đó còn diện tích hồ ao tự nhiên khá lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu nước cục bộ và điều hòa môi trường sinh thái.

Sông Hồng có lưu lượng dòng lớn, trong đó chủ yếu là tập trung vào mùa lũ, lưu lượng nước chiếm tới 72,5%, vào tháng 7 mực nước trung bình là 9,2m, lưu lượng nước là 5.990 m3/s (lúc lớn nhất lên tới 22.200 m3/s), vào mùa cạn mực nước trung bình là 3,06m với lưu lượng 927 m3/s. Sông Đuống là chi lưu của sông Hồng, tỷ lệ nước sông Hồng chảy vào sông Đuống khoảng 30%, mực nước trung bình là 9,01m với lưu lượng dòng chảy 3027 m3/s.

Chế độ thủy văn của hai con sông chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ mưa hàng năm. Vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về sông Hồng, sông Đuống uy hiếp trực tiếp hệ thống đê điều của thành phố. Mùa khô nước các sông cạn kiệt gây khó khăn cho việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và giao thông trên các sông lớn. (Cục thống kê Hà Nội, 2017).

Về tài nguyên khoáng sản

Với hai con sông lớn là Hồng và sông Đuống chạy bao quanh quận. Cung cấp nước cho người dân trong vùng, thêm vào đó là một thống kênh mương nội đồng. Vì vậy, có thể nói tài nguyên nước của quận rất đa dạng và phong phú.

Quận Long Biên là vùng đất được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa sông Hồng và sông Đuống nên thành phần đất đai của quận tương đối phong phú và đa dạng thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.Quận Long Biên không có nhiều khoáng sản, quặng. Tuy nhiên, với hệ thống sông Hồng và sông Đuống có thể làm cơ sở cho phát triển dịch vụ chung chuyển cát, đá, vật liệu xây dựng qua đường thủy đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn quận đặc biệt trong những năm quận đang phát triển xây dựng. Vì vậy, cần phải có quy hoạch và quản lý khai thác để tránh ảnh hưởng đến dòng chảy và sụt lở ở bờ sông.

Về địa hình, địa mạo

Quận Long Biên có địa hình tương đối bằng phẳng, mang những nét đặc thù của địa hình vùng đồng bằng sông Hồng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình vùng đồng bằng Bắc Bộ và theo hướng của dòng chảy sông Hồng. Sông Hồng và sông Đuống bao quanh tạo thuận lợi về giao thông đường thủy nhưng cũng chia tách Long Biên với các quận nội thành.

Về cảnh quan môi trường

Quận Long Biên có tốc độ đô thị hóa nhanh và nhiều dự án lớn được triển khai dẫn đến hoạt động của các phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng rất tấp nập. Trong khi thành phố chưa có quy hoạch khu tập kết đất trạt, phế thải xây dựng, hiện tượng ô tô đổ đất trạt và những vi phạm gây ảnh hưởng môi trường trên địa bàn quận Long Biên là điều khó tránh khỏi.

Trong những năm tới cùng với quá trình phát triển kinh tế, tốc độ xây dựng tăng nhanh, nếu việc bảo vệ môi trường không được quan tâm đầu tư thích đáng thì chất lượng môi trường quận sẽ bị giảm sút nhanh chóng, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội và môi trường du lịch của quận.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Về đất đai

trong số các quận nội thành Hà Nội.

Đối với quận Long Biên, quỹ đất rộng lớn chính là một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của Quận. Với quỹ đất hiện có và điều kiện địa chất tốt là điều kiện thuận lợi để phát triển một đô thị hiện đại, đồng bộ, phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, các khu thương mại dịch vụ.

Quận Long Biên đang trong quá trình đô thị hoá với tốc độ cao, nhu cầu sử dụng đất rất lớn, đặc biệt là đất đô thị và đất chuyên dùng. Đồng thời với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sử dụng đất cũng sẽ có những biến động liên tục theo hướng giảm dần đất nông nghiệp, tăng quỹ đất nhà ở, đất thương mại và công nghiệp sạch.

Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất chưa sử dụng khá lớn tại các phường trên địa bàn quận là điều kiện thuận lợi, tạo sức hút các nguồn lực khác đầu tư cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là phát triển thương mại dịch vụ. Bên cạnh đó, quận Long Biên cũng có cơ hội để xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của một quận nội thành của Thủ đô.

Bảng 3.1. Diện tích quận Long Biên so với các quận nội thành Hà Nội

Quận Diện tích (ha) Quận Diện tích (ha)

Long Biên 6.038 Đồng Đa 980

Hoàng Mai 4.104 Ba Đình 925

Tây Hồ 2.4 Thanh Xuân 911

Hai Bà Trưng 1.017 Hoàn Kiếm 529

Cầu Giấy 1.204

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội (2017)

3.1.2.2. Đặc điểm dân số và lao động

Dân số:

Với 14 đơn vị hành chính cấp phường, quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha với 291.925 nhân khẩu, mật độ dân số bình quân 4.835 người/km2, thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của toàn Thành phố Hà Nội. Chính vì thế sức ép về nhà ở, việc làm và một số vấn đề khác trên địa bàn quận không thực sự là vấn đề bức xúc như một số quận khác của Thủ đô.

Bảng 3.2. Dân số trên địa bàn quận Long Biên qua các năm

Chỉ tiêu DVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng số người Người 236 992 287 892 291 925

Dân số nông nghiệp Người 94 797 115 156 116 770 Dân số phi nông nghiệp Người 142 195 172 836 175 155

Tổng số lao động Người 130 345 158 340 160 559

Lao động nông nghiệp Người 52 138 63 336 64 223 Lao động phi nông nghiệp Người 78 208 95004 96336

Tỉ lệ phát triển dân số % 1,50 1,48 1,46

Nguồn: UBND quận Long Biên (2017)

Mức sống dân cư

Tổng số dân của quận tính đến cuối kỳ 31/12/2017 là 291.925 người, mật độ dân số trung bình chung ở mức cao đạt 4880 người/km2. Thu nhập bình quân đầu người đạt 31,37 triệu đồng/người. Theo số liệu tổng hợp năm 2017 suất sinh năm 2017: 16,49%, giảm 0,25% so với năm 2016. Toàn quận không có hộ đói, tỷ hệ hộ nghèo còn rất thấp. Số hộ thoát nghèo đạt 56/35 hộ (đạt 160% kế hoạch); tỷ lệ hộ nghèo 0,51%, giảm 0,03% so với kế hoạch.

Lao động và việc làm

Trong số lao động qua đào tạo,cơ cấu về trình độ lao động theo tỷ lệ: 1 đại học – 0,78 trung học – 1,67 công nhân kỹ thuật. Công tác lao động việc làm có nhiều đổi mới. Phát động và tập huấn cho 300 doanh nghiệp nhân Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2017; tổ chức 04 lớp dạy nghề miễn phí, phiên giao dịch việc làm 2017 với sự tham gia của 54 doanh nghiệp, giới thiệu việc làm 638 lao động; thực hiện vay vốn cho 1.365 người. Bằng nhiều giải pháp tích cực, đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 5.447/5.000 lao động (đạt 108,9% kế hoạch) (UBND quận Long Biên, 2017).

3.1.2.3. Kết quả phát triển kinh tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của quận đã phát triển với tốc độ khá nhanh và tương đối toàn diện. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 16,20 %. Giá trị tổng sản lượng các ngành kinh tế năm 2017 của quận Long Biên đạt trên 40.642 tỷ đồng. Trong đó:

- Thương mại - dịch vụ đạt 17.625 tỷ đồng, chiếm 53,60 %; - Nông nghiệp đạt 520 tỷ đồng, chiếm 1,28 %.

Đồ thị 3.1. Cơ cấu kinh tế quận Long Biên năm 2017

Nguồn: UBND quận Long Biên (2017)

- Sản xuất nông nghiệp: Kết quả bước đầu đã tăng năng suất lúa bình quân đạt 45,5 tạ/ha (kế hoạch 41,5 tạ/ha), ngô đạt 40 tạ/ha (kế hoạch 37 tạ/ha); giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 45 triệu đồng, tăng 2,30 % so với năm 2016. Xây dựng các mô hình sản xuất cây ăn quả, mô hình chăn nuôi rắn tập trung và mô hình vùng sản xuất tập trung để có cơ chế đầu tư tiến bộ kỹ thuật.

Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá cùng với sự hình thành các khu dân cư tập trung làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Quận uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quận Long Biên về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nên diện tích đất trũng đã được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả, chăn nuôi kết hợp… Đến nay trên địa bàn quận đã có một số trang trại có diện tích lớn như: Khu Hồ Miễu (phường Thượng Thanh); khu Hồ Thạch Bàn, khu Tầm Dâu (phường Phúc Đồng); khu Bể, khu Vườn Trũng (phường Giang Biên). Về quy mô, số trang trại có diện tích lớn hơn 3 ha chiếm tỷ lệ nhỏ (20,50 %), còn lại chủ yếu có diện tích từ 1 đến 2,50 ha tập trung tại các phường có diện tích ao hồ lớn thuộc vùng trũng của quận như Thạch Bàn, Phúc Lợi, Phúc Đồng.

Năm 2017, đã chuyển đổi được 48 ha từ diện tích trồng ngô sang trồng cây ăn quả tại phường Cự Khối, Long Biên, Giang Biên, Ngọc Thụy, Thượng

Thanh. Đến nay toàn quận đã chuyển đổi được 200 ha từ cây ngô sang trồng các loại cây ăn quả như ổi, táo, đu đủ, nhãn… bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao; tiếp tục duy trì tổ chức sản xuất rau an toàn tại 3 vùng bãi phường Giang Biên, Cự Khối, Phúc Lợi với diện tích 20,20 ha, phát triển mới tại phường Thượng Thanh 1,80 ha.

Năm 2017, ngành sản xuất nông nghiệp được quận Phê duyệt phương án 01/PA-UBND điều chỉnh chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020. Tập trung chuyển đổi cây trồng các loại, phê duyệt phương án hỗ trợ 05 vùng chuyển đổi rau, quả an toàn sản xuất theo quy trình VietGap. Chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất ngô tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)