Công tác tuyên truyền, vận động người dân trong quản lý rác thải sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất ngô tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 90 - 93)

cầu thu gom, xử lý, vận chuyển RTSH. Tuy nhiên một số công nhân VSMT còn hạn chế về kỹ thuật, nghiệp vụ vệ sinh môi trường do đó chưa đáp ứng được nhu cầu về quản lý RTSH hiện nay. Trong khi đó đời sống người dân ngày càng tăng kéo theo là lượng rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều, để đáp ứng công tác quản lý môi trường được tốt hơn thì yêu cầu về kỹ thuật, nghiệp vụ vệ sinh môi trường của công nhân VSMT là rất cần thiết.

Bảng 4.20. Nguồn nhân lực của đơn vị vệ sinh môi trường Chỉ tiêu Xí nghiệp MTĐT Gia Lâm Công ty CP Phú Thành Công ty CP Long Biên Tổng SL

(người) CC (%) (người) SL CC (%) (người) SL CC (%) (người) SL CC (%) Công nhân thu

gom rác 416 74,55 155 63,79 101 63,52 672 70,00 Công nhân lái xe 44 7,89 36 14,81 25 15,72 105 10,94 Công nhân vận

hành máy 6 1,08 5 2,06 4 2,52 15 1,56

Công nhân xử lý rác 11 1,97 12 4,94 10 6,29 33 3,44 Công việc khác 81 14,52 35 14,40 19 11,95 135 14,06 Tổng số người 558 100,00 243 100,00 159 100,00 960 100,00 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên (2017)

4.2.5. Công tác tuyên truyền, vận động người dân trong quản lý rác thải sinh hoạt sinh hoạt

a. Tổ chức công tác tuyên truyền

Các đơn vị trên địa bàn tích cực tham gia công tác xã hội hóa thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt. Góp phần từng bước tạo sự chuyển biến mạnh mẽ

trong nhận thức, hành động của người dân, tạo sự quan tâm, chú ý của cộng đồng xã hội trong việc bảo vệ môi trường nơi sinh sống, trong sinh hoạt gia đình hàng ngày và những hoạt động sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt…

Tuyên truyền chủ trương, chỉ đạo của thành phố, quận về bảo vệ môi trường tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về bảo vệ môi trường, giải quyết một số tồn tại về ô nhiễm môi trường.

Phát huy quyền làm chủ, nâng cao tính tích cực, chủ động của người dân trong việc tham gia thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, trong đó có các quy định về môi trường làng nghề cũng như xây dựng các quy ước, hương ước của cộng đồng dân cư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nhiều hương ước đã ra đời tại các làng nghề, nhiều tổ chức tự nguyện hoạt động bảo vệ môi trường với sự đóng góp tài chính của từng hộ sản xuất đã hoạt động hiệu quả.

Chịu trách nhiệm cương quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm các quy định của nhà nước và địa phương về đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn.

Phối hợp với các cán bộ làm công tác vệ sinh môi trường tại Tổ dân phố trong việc hướng dẫn thực hiện, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Luật BVMT và các quy định của địa phương về vệ sinh môi trường.

b. Kết quả công tác tuyên truyền

Trong 1 năm về tổ chức tuyên truyền 4 cuộc tuyên truyền với 128 người tham dự, và 8 đợt phát tờ rơi, áp phích ngoài ra còn phối kết hợp với các ngành, đoàn thể trong quận về việc tổ chức tuyên truyền triển khai cho nhân dân trên địa bàn. UBND quận chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các phường và các ban ngành, đoàn thể tổ chức phổ biến Luật bảo vệ môi trường.

Bảng 4.21. Kết quả công tác tuyên truyền tại quận Long Biên Nôi dung mục tiêu Số đợt/quý/quận

(buổi)

Độ tuổi tham gia

Số người tham gia

Tổ chức tuyên truyền phân

loại RTSH 4 20 – 50 128

Phát tờ rơi, áp phích.. 8 20 - 60 1.560 – 1.720

Các đơn vị phối kết hợp 10 25 - 50 550 - 650

- Làm tốt các công tác kiểm tra việc bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xả rác thải sinh hoạt ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường của người dân trong phường như: Tiếp nhận đơn khiếu nại, kiểm tra xác minh, vận động và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.

- Kiểm tra nhắc nhở người dân giữ gìn vệ sinh sạch đẹp nơi ở và yêu cầu các hộ dân không được xả nước thải, rác thải ra môi trường, nơi khu vực sinh hoạt cũng như buôn bán. Thành lập được ở mỗi tổ dân phố một tổ thu gom RTSH.

- Một số đánh giá của lãnh đạo phường được thể hiện trong báo cáo: Thiếu cán bộ quản lý môi trường, việc phát hiện xử lý các vi phạm chưa kịp thời nên tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn phường vẫn còn xảy ra…

- Trong kế hoạch bảo vệ môi trường của phường hàng năm thể hiện như sau: + Thường xuyên kiểm tra các hộ dân để nhắc nhở bảo vệ môi trường. + Thường xuyên theo dõi và chỉ đạo kịp thời chấn chỉnh người dân trong việc đổ RTSH đúng nơi quy định từng bước đi vào nề nếp, vận động nhân dân ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ môi trường đúng theo Luật Bảo vệ môi trường quy định. Vấn đề môi trường từ lâu đã là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các cơ quan quản lý môi trường cũng như hầu hết mọi người dân trong quận Long Biên, đã có rất nhiều các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dân, giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho cán bộ và người dân trong quận Long Biên nhiều lĩnh vực về môi trường được cải thiện như phương tiện thu gom rác, tổ chức tuyên truyền người dân… Những hoạt động đó của quận Long Biên đã góp phần nào nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường sống.

Tuy nhiên những hoạt động đó chưa hoàn toàn mang lại kết quả tốt, vấn đề về hướng dẫn người dân cách phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày vẫn còn rất ít được chú trọng thậm chí có nơi hoàn toàn không có. Do đó vấn đề về nâng cao công tác vận động hướng dẫn người dân phân loại rác trước khi xử lý đang là nhu cầu cần thiết trong công tác bảo vệ môi trường của quận.

c. Đánh giá chung về công tác tuyên truyền

Hiện nay trên địa bàn quận hoạt động tuyên truyền vấn đề rác thải sinh hoạt nói riêng và vấn đề vệ sinh môi trường nói chung mới chỉ mang tính chất phát động, chưa được triển khai liên tục. Công tác tuyên truyền chủ yếu nhờ các

cuộc họp của các tổ dân phố, tổ trưởng tổ dân phố sẽ quán triệt tới các thành viên tham dự, thỉnh thoảng có bài viết tuyên truyền đọc trên loa phát thanh của phường, phát tờ rơi, treo áp phích.

Kết quả điều tra cho thấy, số người dân trên địa bàn các phường cho rằng công tác tuyên truyền tại quận Long Biên là phù hợp chiếm tỷ lệ từ 30%– 33,33% (trung bình đạt 32,22%); số người cho rằng mức công tác tuyên truyền tại quận Long Biên là bình thường chiếm tỷ lệ từ 46,67% - 53,33% (trung bình 48,89%); tỷ lệ người dân cho rằng công tác tuyên truyền tại quận Long Biên là chưa phù hợp chiếm từ 13,33% - 23,33% (trung bình là 18,89%). Ngoài ra còn một số ý kiến cho rằng số đợt tuyên truyền còn ít chưa triển khai đến hết các cơ sở, trong mỗi đợt tuyên truyền số lượng người tham gia không nhiều. Tại các đợt tuyên truyền đã hiểu được vấn đề cần tuyên truyền. Sau khi về có áp dụng tại gia đình tuy nhiên chưa thường xuyên. Không có thời gian để tuyên truyền cho các hộ không tham gia tuyên truyền

Bảng 4.22. Đánh giá của người dân về công tác tuyên truyền tại quận Long Biên

TT Địa điểm Số hộ Ý kiến đánh giá Phù hợp TB Chưa phù hợp Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Phường Gia Thụy 30 10 33,33 14 46,67 6 20,00 2 Phường Việt Hưng 30 9 30,00 14 46,67 7 23,33 3 Phường Ngọc Thụy 30 10 33,33 16 53,33 4 13,33

Tính chung 90 29 32,22 44 48,89 17 18,89

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra (2018) Như vậy trước tình trạng này, các cấp chính quyền nên có nhiều biện pháp tích cực hơn nữa trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân trong vấn đề RTSH cũng như bảo vệ môi trường nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất ngô tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 90 - 93)