Nội dung nghiên cứu về quản lý rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất ngô tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 25 - 33)

2.1.3.1. Bộ máy tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt

Mỗi một cơ quan, ban ngành sẽ nắm giữ những trách nhiệm riêng trong hệ thống quản lý CTR, trong đó: Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm đưa ra chiến lược bảo vệ môi trường chung cho cả nước, tham mưu cho nhà nước trong việc đề xuất Luật, chính sách quản lý môi trường quốc gia.Bộ Xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải.UBND thành phố chỉ đạo UBND các quận, Sở Tài nguyên và Môi trường và Công an quận

thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và Luật pháp về bảo vệ môi trường của nhà nước (Lưu Đức Hải, 2014).

2.1.3.2. Xây dựng kế hoạch quy hoạch quản lý rác thải sinh hoạt

Việc xây dựng kế hoạch qui hoạch cụ thể từ cấp thành phố trở xuống đến quận và xã làm cơ sở để triển khai thực hiện được theo trình tự và có lộ trình, trong kế hoạch phải đảm bảo giải quyết được các yếu tố:

Trang thiết bị, cơ sở vật chất thu gom, vận chuyển phù hợp với địa điểm tập kết, xe đẩy, bãi rác…

Đưa ra hình thức thu gom phù hợp với địa bàn:

Xác định rõ chủ thể trong công tác quản lý RTSH và đối tượng như thế nào. Vạch ra phương án xây dựng nguồn lực tài chính, các biện pháp giải quyết chế độ cho người thu gom (Lưu Đức Hải, 2014).

Trong quá trình xây dựng kế hoạch, quy hoạch phải dự báo được lượng rác thải sinh hoạt thải ra hàng năm trên địa bàn quận để xây dựng kế hoạch cho phù hợp.

Lập kế hoạch kiểm tra xử lý vi phạm trong thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH.

Vận động, tuyên truyền đặt kế hoạch thực hiện các cuộc vận động người dân đáp ứng tới đầy đủ nhân dân và làm cho người dân hiểu được vấn đề cần tuyên tuyền…

Các công cụ được dự kiến trong xử lý các vi phạm gồm:

Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương (Lưu Đức Hải, 2014).

Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.

Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường, giám sát môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải.

Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào (Lưu Đức Hải, 2014).

2.1.3.3. Tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt * Tổ chức thu gom rác

Thu gom RTSH là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời rác thải tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.

Hoạt động thu gom tại các đô thị hiện nay diễn ra khá phức tạp và khó khăn. Việc thu gom thường đi qua một quá trình 2 giai đoạn: Thu gom rác tại nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt; thu gom về các bãi tập trung chứa rác rồi từ đó vận chuyển tới các trạm trung chuyển rác. Hay ta có thể gọi đó là dịch vụ thu gom sơ cấp và thứ cấp (Nguyễn Đức Khiển, 2015).

Thu gom sơ cấp (thu gom ban đầu) là cách mà theo đó rác thải được thu gom từ nguồn phát sinh ra nó (nhà ở hay những cơ sở thương mại) và chở đến các bãi chứa chung, các địa điểm hoặc bãi chuyển tiếp. Thường thì các hệ thống thu gom sơ cấp ở các nước đang phát triển bao gồm những xe chở rác nhỏ, xe hai bánh kéo bằng tay để thu gom rác và chở đến bãi chứa chung hay những điểm chuyển tiếp. Do vậy, thu gom ban đầu sẽ được cần đến trong mọi hệ thống quản lý thu gom và vận chuyển. (Nguyễn Đức Khiển, 2015)

Trong hình thức này, các hộ gia đình có thể tham gia hoặc không cần tham gia vào quá trình thu gom. Những người thu gom rác sẽ đi vào từng nhà (sân hay vườn), mang thùng rác ra đổ vào xe của họ và sau đó trả về chỗ cũ. Hệ thống này chủ yếu chi phí cho nhân công lao động vì mất nhiều thời gian vào ra từng căn nhà và từ nhà này sang nhà khác. Tuy nhiên, ở những nước có thu nhập thấp, lao động thường khá rẻ nên hình thức này tương đối tốt (Nguyễn Đức Khiển, 2015).

Một dạng khác của hình thức này là những người thu gom rung chuông hay gõ cửa từng nhà và đợi chủ nhà mang rác ra cửa. Thường thì những chiếc xe chở rác có đủ tiếng động để các cư dân biết và sẵn sàng với thùng rác của họ.

Thuật ngữ thu gom thứ cấp (hay còn gọi là thu gom tập trung): bao hàm không chỉ việc thu gom các chất thải rắn từ những nguồn khác nhau mà còn cả việc chuyên chở các chất thải đó tới địa điểm tiêu hủy. Việc dỡ đổ các xe rác cũng được coi như là một phần của hoạt động thu gom thứ cấp. Như vậy thu gom thứ cấp là cách thu gom các loại chất thải rắn từ các điểm thu gom chung (điểm

cẩu rác) trước khi vận chuyển chúng theo từng phần hoặc cả tuyến thu gom đến một trạm trung chuyển, một cơ sở xử lý hay bãi chôn lấp bằng các loại phương tiện chuyên dụng có động cơ. Thu gom thứ cấp được tiến hành thông qua 2 hình thức là thu gom theo khối và thu gom bên lề đường (Nguyễn Đức Khiển, 2015).

Vận chuyển

Vận chuyển RTSH là quá trình chuyên chở rác thải từ nơi phát sinh, thu gom, lưu trữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.

Vận chuyển rác thải về điểm trung chuyển có thể sử dụng các hệ thống xe cơ bản sau đây:

Hệ thống xe thùng di động: là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác được chuyên chở đến bãi thải rồi đưa thùng không về vị trí tập kết rác ban đầu. Hệ thống này có ưu điểm là đa dạng về hình dạng và kích thước nên rất cơ động, có thể thu gom được nhiều loại chất thải rắn. Tuy nhiên do phải thực hiện thủ công nên hiệu quả sử dụng kém (Nguyễn Đức Khiển, 2015).

Hệ thống xe thùng cố định: là hệ thống thu gom trong đó thùng xe chứa rác vẫn cố định đặt tại nơi tập kết rác, trừ khoảng thời gian rất ngắn nhấc lên đổ rác vào xe thu gom. Hệ thống thùng xe có đủ loại lớn, nhỏ và được phân riêng các chất thải cần thu gom.

Xe nâng: là loại xe có thể tự nâng và tự thu gom. Tuy nhiên chỉ sử dụng để thu gom chất thải rắn từ các điểm rải rác về một nơi và lượng chất thải rắn là không đáng kể.

Việc vận chuyển rác thải về khu xử lý có thể sử dụng các loại xe vận tải như xe toa moóc, xe toa kéo một cầu, xe ép,... Tất cả các loại xe này có thể sử dụng ở bất kỳ trạm trung chuyển nào. Một cách tổng quát, các xe vận chuyển sử dụng phải thỏa mãn những yêu cầu sau:

Chi phí vận chuyển thấp

Chất thải phải được phủ kín trong suốt thời gian vận chuyển Xe phải được thiết kế để vận chuyển trên đường cao tốc Không vượt quá giới hạn khối lượng cho phép

Phương pháp tháo dỡ chất thải phải đơn giản và có khả năng thực hiện độc lập (Nguyễn Đức Khiển, 2015).

Trong quá trình vận chuyển cần đảm bảo rác thải không rơi rớt trong quãng đường đi, không làm ô nhiễm không khí bởi mùi – đây là vấn đề rất khó giải quyết ở nước ta, do hệ thống xe vận chuyển đều là loại xe rác nhỏ, không có nắp che chắn, nên rất bất lợi cho người vận chuyển khi gặp trời mưa.

Nơi tập kết rác thải sinh hoạt là nơi có quy mô đạt tiêu chuẩn, xa khu dân cư, xa nguồn nước, có mái che chắn, tránh gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của người dân bởi mùi hôi thối của bãi tập kết và không nên xây dựng bãi tập kết ở đầu hướng gió (Nguyễn Đức Khiển, 2015).

Xử lý rác thải sinh hoạt

Khái niệm

Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải (Chính phủ, 2015).

Các phương pháp xử lý chất thải

Xử lý rác thải là công đoạn cuối cùng của công tác vệ sinh môi trường. Đây là công đoạn cần thiết góp phần chống ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước mặt và nước ngầm. Trong việc xử lý chất thải rắn nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng, phải dựa trên những phân tích cụ thể của địa phương và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật để lựa chọn công nghệ. Bên cạnh đó cần phải quan tâm đến các chỉ tiêu như:

Không ảnh hưởng đến sức khỏe con người Không ảnh hưởng đến các hệ động vật, thực vật Không ảnh hưởng đến các nguồn nước và đất Không ảnh hưởng tới môi trường không khí

Không xâm phạm tới trật tự không gian, quy hoạch đất đai, các khu bảo tồn thiên nhiên, các vùng rừng cấm,...

Hiện nay, người ta thường sử dụng nhiều phương pháp để xử lý và chế biến rác, sau đây là một số phương pháp:

Phương pháp chôn lấp vệ sinh

Trong các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn, chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất. Phương pháp này chi phí thấp và được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới.

Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4. Theo thời gian, sự phân hủy của vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp và thể tích của bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác lại tiếp tục cho đến khi bãi rác đầy thì chuyển sang bãi rác mới. Như vậy, về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp (Hoàng Thị Kim Chi, 2014).

Hiện nay, chôn lấp rác thải sinh hoạt và rác hữu cơ vẫn được sử dụng ở các nước đang phát triển nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường một cách nghiêm ngặt. Các bãi chôn lấp phải xa khu dân cư, không gần nguồn nước ngầm và nước mặt. Nền đất bãi rác phải là đất sét, á sét hoặc được phủ các lớp chống thấm bằng màng địa chất. Ở các bãi chôn lấp rác cần phải thiết kế thu gom và xử lý nước rác trước khi thải vào môi trường (Hoàng Thị Kim Chi, 2014) Phương pháp này có một số ưu điểm: công nghệ đơn giản, rẻ, phù hợp với nhiều loại rác thải, chi phí cho bãi chôn lấp thấp. Tuy nhiên việc hình thành các bãi chôn lấp vệ sinh cũng có một số mặt hạn chế: đòi hỏi diện tích đất tương đối lớn, không có sự đồng tình của khu dân cư xung quanh, tìm kiếm xây dựng bãi là việc làm khó khăn, nguy cơ dẫn tới ô nhiễm môi trường đất, nước...(Hoàng Thị Kim Chi, 2014).

Phương pháp đốt rác

Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó có rác độc hại được chuyển hóa thành khí và các chất thải rắn không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí. Chất thải rắn được chôn lấp.

Việc xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa cực kỳ quan trọng là làm giảm bớt tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng. Nếu sử dụng công nghệ tiên tiến thì quá trình đốt rác không (hoặc ít) gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí. Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém, chi phí có thể cao hơn 10 lần so với chôn lấp rác hợp vệ sinh (Hoàng Thị Kim Chi, 2014)

Công nghệ đốt rác thường áp dụng ở các quốc gia phát triển vì phải có một nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như là một dịch vụ xã hội của toàn dân. Tuy nhiên, việc đốt rác sinh hoạt sẽ gây ra nhiều khói độc hại như điôxin nếu giải quyết việc xử lý khói không tốt và nó cũng là phần tốn kém nhất trong công nghệ đốt rác (Hoàng Thị Kim Chi, 2014).

Xử lý rác bằng cách đốt có nhiều ưu điểm như: xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải đô thị, cho phép xử lý được toàn bộ chất thải đô thị mà không cần nhiều diệc tích đất sử dụng làm bãi chôn rác. Bên cạnh các ưu điểm trên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm như: vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao, giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao...(Hoàng Thị Kim Chi, 2014).

Phương pháp sinh học

Rác thải sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ cao và nhiệt độ cao, đây là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động và phát triển. Trong rác có rất nhiều vi sinh vật, trong đó có các loại vi sinh vật có khả năng phân hủy chất thải. Phần lớn chúng là những vi khuẩn hoại sinh có bào tử, phân giải các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy như tinh bột, đường, protein, lipit,... và các chất hữu cơ khó phân hủy như xenluloza. Một số loại vi sinh vật thường gặp trong rác thải là các nhóm vi khuẩn kị khí, nhóm vi khuẩn hiếu khí, nhóm xạ khuẩn, nấm mốc. Xử lý rác thải sinh hoạt bằng con đường sinh học chủ yếu là ủ rác kị khí và ủ hiếu khí (Hoàng Thị Kim Chi, 2014).

Phương pháp ủ kị khí

Là quá trình phân giải các chất hữu cơ mà không có mặt oxy, sản phẩm cuối cùng là CH4, CO2, NH3, một lượng nhỏ các khí khác, axit hữu cơ và sinh khối vi sinh vật.

Bản chất của quá trình này là nhờ sự hoạt động của các vi sinh vật, các hợp chất hữu cơ bền vững (xenluloza, hemixenluloza, lignin, tinh bột và các chất hữu cơ cao phân tử khác) được chuyển thành các hợp chất đơn giản hơn và các chất khí, trong đó metan chiếm đa số (trên 64%) (Hoàng Thị Kim Chi, 2014).

Nhược điểm của biện pháp xử lý này không áp dụng cho một khối lượng rác thải lớn, mất nhiều thời gian, khó tận thu được hết khí, gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, mùn rác tạo ra để xử lý rác thải ở mức độ công nghiệp, người ta sử dụng phương pháp ủ hiếu khí (Hoàng Thị Kim Chi, 2014).

Phương pháp ủ hiếu khí

Trừ các thành phần như chất dẻo, cao su, thủy tinh, sành sứ, còn lại các thành phần hữu cơ khác có chứa protein, lipit, hydratcacbon, xenluloza, lignin, hemixenluloza... đều được chuyển hóa trong quá trình lên men hiếu khí. Ủ hiếu khí là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ với sự có mặt của oxy, tạo ra sản phẩm lên men chính là mùn (humus) (Trần Thị Minh Ngọc, 2015).

Phương pháp xử lý chất thải bằng công nghệ ép kiện

Phương pháp ép kiện được thực hiện dựa trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung thu gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như: Kim loại, nilon, giấy, thủy tinh, plastic,... được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất ngô tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 25 - 33)