Trang thiết bị phục vụ cho quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất ngô tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 84 - 85)

thải sinh hoạt

Việc trang bị thiết bị lao động là một vấn đề quan trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Qua điều tra được biết trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom cũng như vận chuyển RTSH cho công nhân VSMT hiện nay là tương đối đầy đủ, đáp ứng tốt yêu cầu công việc hiện nay của họ.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý về thu gom rác thải trên địa bàn quận, Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn tạo cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân cũng như người dân tham gia trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt tham gia công tác thu gom và xử lý rác thải.

Bảng 4.15. Trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt

STT Loại trang thiết bị, dụng cụ lao động Số lượng

1 Xe ô tô Hocklip có thùng đặt tại các điểm thu gom rác các phường

00 xe

2 Xe ô tô ép rác 04 xe

3 Xe ô tô quét hút đường 02 xe

4 Xe gom rác đẩy tay 3 bánh 80 xe

5 Xe ba bánh tự chế 90 xe

6 Xe tải chở rác (700 – 1500 kg) 15 xe

7 Thùng rác 370 thùng

8 Quần áo bảo hộ 1 bộ/công nhân

9 Xẻng 1 bộ/công nhân

10 Găng tay, giầy 1 bộ/công nhân

11 Mũ, áo mưa 1 bộ/công nhân

12 Chổi, hót rác 1 bộ/công nhân

13 Áo phản quang 1 áo/công nhân

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên (2017) Tuy nhiên các văn bản quy định về quản lý RTSH hiện nay chưa có tính răn đe, giáo dục người dân, các hình thức xử lý không nghiêm khắc, thường chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở, khiển trách nên chưa đạt hiệu quả cao..

Ông Nguyễn Quốc Văn – Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy, quận Long Biên (2018)

Trước thực trạng gia tăng quá nhanh của rác thải nói chung và RTSH nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý rác thải, các ứng dụng từ nước ngoài cũng như việc đầu tư cho các mô hình xử lý rác thải với công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, hoạt động quản lý RTSH vẫn còn đang là vấn đề quan tâm của nhiều nhà khoa học và của Nhà nước do nguồn lực có hạn nên việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại cho quản lý RTSH diễn ra chậm. Khoa học công nghệ trong quản lý RTSH ở quận Long Biên hiện nay còn rất hạn chế, điều đó thể hiện trong công đoạn phân loại và xử lý RTSH tại hộ, thu gom và vận chuyển RTSH. Điển hình như hoạt động phân loại rác người dân áp dụng chưa đúng hầu hết việc phân loại RTSH tại các gia đình đều được thu gom chung vào một dụng cụ chứa RTSH, xe thu gom vận chuyển RTSH chuyên dụng chưa nhiều, phương tiện tự chế là chủ yếu, bảo hộ cho người làm công tác thu gom còn thiếu. Hiện nay, ở Long Biên, xử lý RTSH tại hộ chủ yếu là xử lý một số loại rác hữu cơ bằng mô hình hố rác di động, còn các loại rác khác đều được thu gom và đưa tới các bãi tập kết. Tuy nhiên dung lượng các điểm tập kết không thể đáp ứng đủ lượng RTSH còn lại của quận Long Biên, hiện tượng các bãi RTSH tự do vẫn còn tràn lan. Thực tế cho thấy Long Biên cũng như các địa phương khác, việc áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý RTSH diễn ra chậm, chủ yếu là áp dụng các biện pháp phổ thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất ngô tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 84 - 85)