Một số giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý rác thải sinh hoạt trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất ngô tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 97)

địa bàn quận Long Biên

4.3.2.1. Hoàn thiện kế hoạch, quy hoạch và bộ máy quản lý rác thải sinh hoạt

- Việc hoàn hiện xây dựng qui hoạch, kế hoạch giúp cho công tác thực hiện chi tiết của địa phương, cơ sở dễ dàng hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

- Khi bộ máy và cơ cấu tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt được hoàn thiện và đồng bộ từ cấp quận xuống phường và tổ dân phố sẽ thuận tiện cho quá trình phân loại, thu gom và xử lý. Quá trình quán triệt, chỉ đạo các chủ trương trung, việc hướng dẫn hoạt động chi tiết cụ thể xuống tổ dân phố tốt hơn. Giúp cho quá trình vận hành toàn quận đi vào một quy trình thống nhất, rõ ràng, việc phân trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, cá nhân sẽ giúp cho quá trình kiểm tra chỉ đạo dễ dàng hơn, công cuộc quản lý rác thải sinh hoạt ngày càng tốt hơn.

- Phương pháp quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt Hiện nay việc tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn các phường gặp nhiều khó khăn về giao thông, vì vậy trong thời gian tới UBND quận, phường cần nâng cấp, mở rộng để thuận lợi cho việc vận chuyển RTSH.

- Về lịch trình vận chuyển rác RTSH

Các điểm tập kết rác tại các phường phải bố trí thuận tiện cho công tác vận chuyển để tránh cho việc lưu trữ rác quá lâu sẽ ảnh hưởng tới môi trường và mỹ quan.

-Cải tiến phương thức thu gom hiện tại

Cần phối hợp nhịp nhàng giữa tổ VSMT và nhân viên vận chuyển, đảm bảo rác thải sinh hoạt được tập kết đúng nơi và kịp vận chuyển không gây ô nhiễm môi trường tại khu vực trạm trung chuyển.

+ Đối với tổ thu gom RTSH

Cần trang bị về kiến thức cơ bản, sơ bộ về thành phần, cách phân loại, thu gom, vận chuyển cho những lao động trong tổ, đội vệ sinh môi trường ở các phường. Trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động nhằm tạo điều kiện an toàn cho công nhân vệ sinh môi trường. Đề xuất sơ đồ quản lý RTSH tại quận Long

Biên trong thời gian tới như sau:

Trong hệ thống quản lý này cần phải chú ý đến sự tham gia của người dân trong việc quản lý rác thải sinh hoạt. Sự tham gia của người dân có vai trò hết sức quan trọng: Vì người dân là một nguồn phát sinh RTSH lớn do đó nếu người dân có ý thức tốt từ công tác phân loại từ hộ gia đình thì đó giúp cho công tác thu gom, xử lý của tổ vệ sinh môi trường nhanh hơn, triệt để hơn, tiết kiệm chi phí hơn. Cần phải xây dựng quy trình thu gom cụ thể cho từng tổ dân phố, ở các trung tâm thương mại, chợ…

Sơ đồ 4.3. Hệ thống quản lý và thu gom rác thải sinh hoạt

Nguồn: Tác giả (2018)

4.3.2.2. Xây dựng quy chế phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

- Khi xây dựng chính sách quản lý RTSH cần xây dựng đồng bộ với các công cụ kinh tế phù hợp nhằm thay đổi hành vi từ ép buộc sang khuyến khích bên cạnh đó, cần có sự thay đổi trong mức phí thu và có thể nâng mức phí lên

UBND quận (Chủ tịch quận)

Công ty hoạt động trong lĩnh vực RTSH

Phòng Tài nguyên và Môi trường

UBND phường

Cán bộ MT Tổ đội về sinh môi trường

Hộ gia đình Cơ quan, công sở Cơ sở sản xuất, kinh doanh

cao hơn so với hiện nay để bù đắp thêm cho chi phí quản lý.

- Xây dựng và thực hiện các quy định BVMT cho các tổ dân phố, cụm dân cư. Quy định về ý thức giữ gìn vệ sinh chung, đảm bảo cảnh quan, môi trường như: đổ rác đúng giờ và đúng nơi quy định; không vứt rác, chất phế thải, xác gia súc, gia cầm ra đường, nơi công cộng; đăng ký thực hiện đầy đủ việc nộp phí vệ sinh môi trường; mỗi hộ gia đình có thùng rác và thu gom rác theo quy định. Đối với các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm cần có biện pháp giữ gìn VSMT; nghiêm cấm việc cơi nới, lấn chiếm lòng đường giao thông, vỉa hè, mương thoát nước để buôn bán hay để vật liệu, phế thải xây dựng...

- Khu vực chưa có hình thức cụ thể trong xử phạt các vi phạm về BVMT cần thiết lập khung hình phạt phù hợp, mức độ nặng nhẹ để tiến hành xử phạt. Có thể đóng tiền cho các hành vi phá hoại và làm ảnh hưởng tới môi trường hoặc lao động công ích dưới sự kiểm soát của người có thẩm quyền, lấy đó làm bài học để người dân tránh tái phạm. Đồng thời cần nêu rõ văn bản quy định về các hành vi nào là hành vi làm hại môi trường, mức phạt và hình thức phạt tương ứng với các vi phạm đó.

- Áp dụng phân loại rác thải tại nguồn ở tất cả các tổ dân phố, cụm dân cư trên địa bàn quận theo phương thức 3R (reduce - giảm thiểu, reuse - tái sử dụng, recycle - tái chế).

- Cần đặt thêm nhiều thùng rác đạt tiêu chuẩn và có thể phân loại ở các khu vui chơi giải trí, khu vực dịch vụ công cộng, các con đường, các khu chợ nhằm đảm bảo cảnh quan cho quận, tạo điều kiện cho việc thu gom rác của công nhân VSMT cũng như tạo cho mọi người thói quen đổ rác đúng nơi quy định, hợp vệ sinh môi trường.

- Ngay từ đầu cần trang bị cho công nhân VSMT những kiến thức cơ bản, sơ bộ về thành phần, cách phân loại, xử lý và thải bỏ rác thải hợp lý; cung cấp thêm thông tin về các loại rác thải có thể tái chế sử dụng được. Mặt khác cần có chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về vấn đề môi trường. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, tham quan học hỏi kinh nghiệm về thu gom và xử lý RTSH từ các địa phương khác ở trong và ngoài nước.

- Tăng khả năng thu gom RTSH bằng cách đầu tư thêm và bổ sung trang thiết bị chuyên dụng hiện đại phục vụ công tác thu gom và vận chuyển vì đây là

công việc hết sức độc hại, nặng nhọc đối với công nhân VSMT, chủ yếu là các chị em phụ nữ, mặt khác còn để theo kịp lượng RTSH ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn nhằm tạo điều kiện an toàn cho công nhân VSMT khi làm việc. Ngoài ra cần quan tâm tới ý thức của công nhân thu gom như tận tình với công việc, thu gom phải chu đáo.

- Cần tiến hành quy hoạch xây dựng thêm các điểm tập kết, trung chuyển rác đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường. Diện tích bãi tập kết rác được xây dựng dựa trên khối lượng rác tối đa thu gom được, có tường rào bao quanh, có hệ thống xử lý nước rỉ rác, xa khu dân cư tập trung.

- Cần nhanh chóng triển khai và xây dựng thêm một khu xử lý RTSH nữa để tránh tình trạng quá tải.

- Đặc biệt, cần chú trọng đến sự tham gia của người dân trong công tác quản lý, thu gom và xử lý RTSH. Người dân có thực sự hiểu biết, ý thức được vai trò quan trọng của môi trường sống thì vấn đề thu gom và xử lý RTSH mới có thể thực hiện tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền trong việc quản lý môi trường nói chung và RTSH nói riêng.

4.3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền và xã hội hóa hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt

a. Giải pháp về công tác tuyên truyền

Nhận thức của người dân về vấn đề quản lý rác thải và các tác động đến môi trường, sức khỏe của con người do ô nhiễm rác thải còn ở mức thấp bởi vậy việc nâng cao hiểu biết và ý thức cộng đồng với lĩnh vực BVMT nói chung và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nói riêng là việc làm hết sức cần thiết. Để nâng cao nhận thức của người dân có thể thông qua một số biện pháp sau:

Thứ nhất: Phổ biến cho người dân thế nào là rác thải hữu cơ, thế nào

là rác thải vô cơ, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về việc phân loại rác thải thông qua các tổ chức chính trị: hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội phụ nữ, trường học, đoàn thanh niên phát tờ rơi phân loại chất thải rắn tại hộ gia đình …

Thứ hai: Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến những tác hại do RTSH

gây ra cho môi trường và sức khỏe con người thông qua hệ thống thông tin của thôn như: đài truyền thanh của quận, phường, áp phích tại địa phương…

Thứ ba: Tổ chức các hoạt động, chương trình, phong trào làm vệ sinh môi

trường: Ngày môi trường thế giới, giữ gìn đường phố xanh, sạch, đẹp, tháng thanh niên hành động vì môi trường…Lồng ghép vào các chương trình văn nghệ định kỳ tạo không khí sôi nổi phát động các phong trào thi đua, tạo tiền đề nâng cao ý thức chấp hành quy định của địa phương trong quản lý RTSH.

Thứ tư: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, trong nhà trường về vấn

đề bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường như hướng dẫn học sinh phân loại rác thải sinh hoạt, cách thu gom từng loại RTSH, tạo lập thói quen cho các thế hệ từ cấp học mầm non. Tích cực phát động các phong trào như: trồng cây xanh, khơi thông cống rãnh, xóa bỏ đi quan niệm môi trường chỉ là một môn học lồng ghép, thay vào đó nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa về thu gom RTSH một cách sinh động nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về môi trường, nhằm hình thành thói quen tốt cho học sinh về ý thức bảo vệ môi trường như dùng các phần mềm dạy học về môi trường…Treo các bảng, apphich trong khuôn viên nhà trường để học sinh tiếp cận nhiều hơn với vấn đề bảo vệ môi trường.

Thứ năm: Nâng cao chất lượng phong trào thi đua khen thưởng tại địa

phương, những gia đình có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sẽ được tuyên dương và những gia đình thiếu ý thức cũng sẽ bị nêu tên trên loa phát thanh hàng ngày.

Phát động các phong trào, các cuộc thi tìm hiểu về môi trường trong các nhà trường nhằm hình thành phẩm chất tốt đẹp ở các em, khuyến khích các em tham gia, trao giải cho các em có ý tưởng hay về bảo vệ môi trường.

b. Thực hiện xã hội hóa trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt.

Việc xã hội hoá thu gom và xử lý rác thải cần được tiến hành nhân rộng trên toàn quận. Các tổ vệ sinh môi trường tại các tổ dân phố ngày càng được nâng cao về chất lượng. Tăng cường khâu quét dọn vệ sinh trên đường phố cần được chú ý để giảm lượng rác thải tại các khu công cộng, làm đẹp hơn cảnh quan. Tổ vệ sinh môi trường cần làm thường xuyên, đúng giờ lịch thu gom và hướng dẫn nhân dân cách thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Hơn nữa tổ vệ sinh cần thu gom rác vào ngoài giờ hành chính để cán bộ công chức có thể đổ rác ngay lên xe mà không phải tập trung vào các điểm công cộng gây ô nhiễm cảnh quan, môi trường.

sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện thu gom rác thải đến từng tổ dân phố, khu dân cư.

Triển khai các chương trình dự án, các cuộc phát động phong trào về thu gom và xử lý rác thải tại địa phương do các tổ chức, cá nhân đầu tư, hướng dẫn về khoa học và công nghệ để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ môi trường.

Huy động lực lượng của các tổ chức đoàn thể như: thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh...và nhân dân các phường, tổ dân phố, cơ quan đóng trên địa bàn tích cực tham gia vào công tác thu gom và xử lý RTSH để đạt hiệu quả cao nhất. Thực hiện các mô hình tự quản của các chi hội trong tổ dân phố, khu dân cư, để tăng tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng.

4.3.2.4. Tăng cường nguồn nhân lực

a. Đối với cán bộ quản lý

Hiện nay công tác vệ sinh môi trường chưa được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức, vì vậy chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa về công tác vệ sinh môi trường, đặc biệt là hoạt động của tổ thu gom, kịp thời có các biện pháp hỗ trợ để người thu gom phát huy hết trách nhiệm của mình. Có như vậy năng suất thu gom rác thải mới đặt hiệu quả cao, một phần nguyên nhân của sự thiếu quan tâm này là do cán bộ môi trường chưa có chuyên môn sâu, chưa nắm rõ hết kiến thức cần thiết từ đó cần có các giải pháp nâng cao chuyên môn như:

Thứ nhất: Mở các khóa đào tạo chuyên sâu về công tác quản lý môi trường

cũng như quản lý rác thải sinh hoạt cho các cán bộ quản lý của phòng TN-MT và cán bộ môi trường các phường. Cử cán bộ chuyên trách đi học các khóa đào tạo chuyên môn, ngắn hạn, dài hạn tại các cơ sở đào tạo, các trường đại học…

Thứ hai: Mời các chuyên gia về lĩnh vực TN-MT về trao đổi chuyên môn,

kỹ thuật trong công tác quản lý môi trường cho cán bộ các cấp biết để trau dồi thêm kinh nghiệm.

Thứ ba: Tăng cường tổ chức định kỳ 6 tháng và một năm các hội nghị,

hội thảo về quản lý rác thải sinh hoạt, để tạo điều kiện trao đổi chuyên môn liên ngành và giữa các cấp.

dân phố, khu dân cư nhằm nắm bắt được tình hình thực tế và cùng họ hướng dẫn cho người dân cách phân loại rác thải tại nguồn, giúp họ hiểu thêm về tác động của ô nhiễm môi trường.

b. Đối với công nhân vệ sinh môi trường

Đội ngũ công nhân VSMT tại cơ sở đóng vai trò quan trọng trong quản lý RTSH, hiện nay, đội ngũ công nhân VSMT ở quận Long Biên chủ yếu là nữ >35 tuổi. Một số công nhân VSMT hạn chế về chuyên môn và kỹ thuật trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH, điều này đã ảnh hướng tới công tác quản lý rác thải tại địa phương.

Để công tác quản lý RTSH tại địa phương được tốt hơn, chính quyền địa phương, kết hợp cùng phòng TN-MT quận đưa ra các chương trình và chính sách như;

Thứ nhất: Đề ra các chính sách đãi ngộ về tài chính đối với công nhân

VSMT khi họ làm việc tốt có kết quả cao, bên cạnh đó là các chính sách đãi ngộ khắc như thăm hỏi khi ốm đau, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn hay quỹ khuyến học cho con em công nhân vệ VSMT thuộc diện gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn.

Thứ hai: Định kỳ hàng quý tổ chức các cuộc họp đối với công nhân

VSMT theo từng nhóm, từng khu vực nhằm trao đổi kinh nghiệm cũng như lắng nghe ý kiến khó khăn của họ trong quá trình làm việc để có hướng điều chình.

Thứ ba: Cần tổ chức tập huấn cho công nhân vệ sinh môi trường về kỹ

thuật thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý RTSH, giúp công nhân VSTM nâng cao năng suất lao động. Từng bước nâng cao trách nhiệm của công nhân VSMT trong công việc của mình, đồng thời chịu sự quản lý của cán bộ quản lý môi trường nhằm giúp cho công tác xử lý RTSH đạt năng suất cao hơn và dễ dàng hơn.

4.3.2.5. Phát huy vai trò làm chủ của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất ngô tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 97)